Chơi đâu ở Hà Giang mùa hoa tam giác mạch
Hoa tam giác mạch trở thành nét đặc trưng của Hà Giang vào cuối thu, thu hút khách gần xa đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.
Cứ đến tháng chín hàng năm, những bông tam giác mạch màu trắng khẽ tô điểm cho bức tranh thiên nhiên của Hà Giang. Đến khoảng cuối tháng 10 đầu tháng 11, hoa chuyển màu hồng. Và trong tiết trời rét đậm của tháng 12, hoa mang màu hồng đậm say đắm lòng người. Ảnh: Shutterstock
Hoa tam giác mạch Hà Giang gắn với một sự tích cổ. Theo truyền thuyết, xưa kia nàng Tiên Gạo và Tiên Ngô đi gieo hạt khắp nơi dưới hạ giới, mày trấu, mày ngô đem đổ bỏ vào khe núi. Ngô lúa lớn đơm bông, trổ hạt chín, người dân sẵn lấy ăn. Nhưng kho thóc, kho ngô dần hết khi vụ sau chưa đến, cái đói thôi thúc họ đi khắp núi rừng kiếm thức ăn. Ngày nọ, gió đưa hương thơm lạ đến bản làng, dẫn đường cho người dân tìm đến những khe núi và thấy những bông hoa nở trắng một vùng. Lại gần, họ phát hiện ra những hạt giống ẩn dưới cánh hoa bèn đem về nấu thử. Vị của hạt giống ngon không kém ngô, gạo. Ảnh: Shutterstock
Người dân gọi cây lương thực này là “tam giác mạch”, vì lá cây có hình tam giác, họ thuộc họ ngô lúa. Ảnh: Shutterstock
Hà Giang không chỉ có mùa hoa tam giác mạch vào những tháng cuối năm. Để thu hút khách đến vùng cao nguyên đá vào cả mùa hè, người dân canh tác để những tháng 4, 5, 6 du khách cũng có thể chiêm ngưỡng sắc hoa. Ảnh: Thùy Dung
Những điểm ngắm hoa tam giác mạch đẹp ở Hà Giang có thể kể đến như thảo nguyên Suôi Thầu (ảnh), ngã ba Phó Bảng, thung lũng Sủng Là, chân đèo Mã Pí Lèng, Con đường Hạnh Phúc… Ảnh: Anh Chiêm
Video đang HOT
Vào mùa hoa, không khó để du khách bắt gặp những em bé người dân tộc gùi hoa đi trên đường. Ảnh: Thùy Dung
Nằm ở độ cao 1.500m, Con đường Hạnh Phúc là một trong những điểm đến trong mơ của phượt thủ đến Hà Giang. Con đường gắn liền với các địa danh du lịch nổi tiếng như đèo Mã Pí Lèng, dốc Bắc Sum, dốc Thẩm Mã, cổng trời Quản Bạ, Vách đá trắng… đồng thời kết nối tới tất cả các điểm di sản, di tích, danh thắng vùng công viên địa chất… Vào mùa tam giác mạch, du khách sẽ được nhìn ngắm hoa bung nở dọc hai bên đường. Ảnh: Shutterstock
Lễ hội hoa tam giác mạch Hà Giang thường diễn ra từ giữa đến cuối tháng 11 hàng năm. Lễ hội là dịp để du khách chiêm ngưỡng nét đặc sắc của văn hóa bản địa của các dân tộc Mông, Tày, Dao, Nùng… tại Hà Giang. Năm nay lễ hội sẽ diễn ra vào 26.11, giới thiệu những đặc sản địa phương, với giải marathon quốc tế “Chạy trên cung đường Hạnh phúc”; giải đua xe ôtô, môtô mạo hiểm “Tinh thần Đá”; giải đua thuyền Kayak, Sup ván đứng… trên sông Nho Quế. Ảnh: Shutterstock
Mùa hoa nhuộm hồng cao nguyên đá Hà Giang
Tháng 11 hằng năm, du khách đổ về Hà Giang để ngắm một trong những loài hoa đẹp nhất của vùng cao nguyên đá.
Vào những ngày cuối thu trên những sườn núi cao ở Xín Mần, khi màu vàng óng của những thửa ruộng bậc thang không còn nữa, thay vào đó là những màu hồng rực rỡ của tam giác mạch.
Những ngày giữa tháng 11, mùa hoa tam giác mạch đang nở rộ, khắp trên những sườn núi nhuộm sắc hồng và tím với du khách khi đến với Xín Mần, Hà Giang. Những bông hoa tam giác mạch nhỏ li ti, màu trắng phớt hồng bạt ngàn đang khoe sắc trên thảo nguyên xanh Suôi Thầu, thị trấn Cốc Pài (Xín Mần), khiến nơi đây trở thành điểm check-in lý tưởng, thu hút nhiều du khách
Nằm ở độ cao 1.200m so với mực nước biển, thảo nguyên Suôi Thầu có không gian rộng lớn với cảnh đẹp được nhiều người ví von như "Thụy Sĩ thu nhỏ". Suôi Thầu có khí hậu mát mẻ, đứng trên thảo nguyên dễ dàng ngắm nhìn vẻ đẹp của dòng sông Chảy, ngắm mây vào buổi sáng trên các dãy núi trập trùng ở xã Pà Vầy Sủ, Thèn Phàng, Chí Cà, Cốc Rế, Tả Nhìu
Thảo nguyên Suôi Thầu (Hà Giang) đang là điểm đến thu hút du khách mê xê dịch. Nơi đây nằm cách thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang khoảng 5 km mang vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc nhưng không kém phần hùng vĩ. Điều đặc biệt nhất, Suôi Thầu được biết đến như địa điểm có hoa tam giác mạch đẹp nhất Hà Giang
Ở Hà Giang, hoa tam giác mạch tập trung nhiều ở các huyện Đồng Văn, Xín Mần, Mèo Vạc... Nhưng nếu không có nhiều cơ hội khám phá, bạn hãy chọn Xín Mần vì tại đây có nhiều đồi hoa bạt ngàn, núi non hùng vĩ và con người thân thiện
Tam giác mạch là loại cây thân cỏ được bà con vùng cao gieo trồng trên các vách núi và thung lũng, thường nở rộ vào dịp giữa mùa thu đầu đông, khoảng tháng 10, 11. Hạt của loại cây này được sử dụng làm bánh hay để nấu rượu, không những vậy loài hoa này còn là sản phẩm du lịch độc đáo cho những ai đam mê về hoa và nghệ thuật ảnh
Từ Hà Nội, bạn nên đi theo Quốc lộ 2 đến huyện Bắc Quang (Hà Giang) rẽ vào Hoàng Su Phì, rồi đến Xín Mần. Đây là cung đường rất đẹp với những thửa ruộng bậc thang trùng điệp hai bên đường cùng những bản làng người H'Mông lúp xúp trên những sườn núi cao
Hoa tam giác mạch được trồng nhiều nhất ở vùng Hà Giang. Vì họ đậu (Fabaceae), được nảy lên từ mày lúa, mày ngô, nên gọi là mạch. Lá có hình tam giác, cánh hoa chụm lại với nhau thành hình chóp, ở giữa là hạt mạch, thế là cái tên "tam giác mạch" ra đời. Người H'Mông còn gọi tam giác mạch là "chez". Màu sắc của hoa tam giác mạch thay đổi theo từng giai đoạn. Khi mới nở hoa mang màu trắng tinh khôi, rồi chuyển sang hồng nhạt, hồng ánh tím và đỏ sẫm
Tam giác mạch là loài hoa vô cùng đặc biệt, càng trong sương giá lại càng rực rỡ
Nhiều món ăn được làm từ bột tam giác mạch như: cháo, mì, bánh mì, bánh kếp, bánh quy, bánh ngọt... Thân cây tam giác mạch non có thể nấu chín và dùng như rau
Người H'Mông dùng tam giác mạch nấu với rượu và ngô để ủ thành một loại rượu mang hương vị rất độc đáo. Những bông hoa của cây tam giác mạch có một mùi thơm dễ chịu và có cả mật ong từ hoa này
Với chủ đề "Sức sống Cao nguyên đá", Lễ hội hoa tam giác mạch năm 2022 sẽ chính thức khai mạc vào ngày 26.11 tại huyện Đồng Văn cùng nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch khác
Tổng hợp kinh nghiệm du lịch mùa hoa tam giác mạch ở Hà Giang Hoa Tam Giác Mạch từ lâu đã trở thành điểm nhấn thu hút đông đảo khách du lịch Hà Giang mỗi năm. Cùng xem Tổng hợp kinh nghiệm du lịch mùa hoa tam giác mạch ở Hà Giang mới nhất nhé. Giới thiệu chung về Hà Giang Tỉnh Hà Giang là vùng đất ở cực Bắc của nước ta, có đường biên giới...