Chơi dại, người đàn ông phải nhập viện để cắt chiếc vòng ra khỏi ‘của quý’
Các bác sĩ phẫu thuật phải dùng đến máy cắt sắt để gỡ vòng kim loại khỏi ‘của quý’ của người đàn ông vì nó mắc kẹt trong một ‘thử nghiệm’ thất bại.
Người đàn ông 38 tuổi người Indonesia không nêu danh tính đã đến bệnh viện với tình trạng đau và sưng nghiêm trọng “của quý”.
Giải thích về tai nạn bất thường của mình, anh thừa nhận vòng đã mắc kẹt trong một “thử nghiệm vui với bạn bè”. Anh thú nhận với các bác sĩ chiếc vòng đã bị mắc kẹt trong 10 giờ.
Viết trên tạp chí Urology Case Reports - chuyên báo cáo các trường hợp về đường tiết niệu và sinh sản, các bác sĩ cho biết tình trạng trên được gọi là mắc kẹt vòng đeo “của quý”.
Các bác sĩ phẫu thuật đã phải dùng đến máy cắt sắt để gỡ vòng kim loại khỏi “của quý” của người đàn ông. Ảnh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Đây là một trường hợp cấp cứu hiếm gặp nhưng thường nguy hiểm, có thể gây ra các biến chứng cơ học và mạch máu.
Theo phân loại của các chuyên gia, tình trạng này nếu ở mức độ nghiêm trọng có thể dẫn đến hoại tử hoặc phải cắt bỏ “của quý”, theo Daily Mail.
Người đàn ông cho biết anh vẫn có thể đi tiểu, nhưng cảm thấy khó chịu.
Video đang HOT
Các bác sĩ đã loại bỏ chiếc vòng bằng cách sử dụng máy cắt sắt.
Sau khi cắt đứt chiếc vòng, họ đã gỡ nó ra, giải phóng “của quý” cho người đàn ông. Vấn đề là máy cắt sắt rất nóng, vì vậy các bác sĩ phẫu thuật đã phải phun nước muối liên tục để làm mát “đối tượng” trong quá trình làm thủ thuật.
Họ cũng lót một tấm kim loại vào giữa chiếc vòng và “của quý” để tránh bị bỏng hoặc bị thương.
Chiếc vòng sau khi được cắt ra. Ảnh SHUTTERSTOCK
Đeo vòng vào “của quý” để làm gì?
Các bác sĩ giải thích rằng vòng đeo “của quý” làm giảm lượng máu lưu thông qua các tĩnh mạch khiến “của quý” và tinh hoàn sưng lên.
Họ cho biết nam giới trẻ tuổi thường sử dụng vòng để duy trì sự cương cứng.
Tuy nhiên, khi “của quý” mắc kẹt hơn 30 phút có thể dẫn đến thiệt hại vĩnh viễn, các chuyên gia cảnh báo.
Giữ vòng quá lâu – còn gọi là siết cổ “cậu bé” – có thể dẫn đến hoại tử, khiến mô chuyển sang màu đen và chết. Trong một số trường hợp hiếm hoi, có thể phải cắt bỏ “của quý”, theo Daily Mail.
Giữ thận sạch để sống lâu hơn
Thận của chúng ta đảm nhận rất nhiều chức năng quan trọng, nếu như không giữ cho chúng khỏe mạnh, nó sẽ khiến chúng ta có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như suy thận, sạn thận hoặc ung thư.
Ảnh: Raffles
Thận còn giúp kiểm soát huyết áp thông qua hormone gọi là renin làm co mạch máu.
Ăn nhiều thực phẩm lành mạnh và giữ đủ lượng nước là quan trọng nhất. Sau đó, có thể bổ sung bằng một số loại thảo mộc mà thận yêu thích.
1. Tỏi: Tỏi có tác dụng bảo vệ thận và các cơ quan khác. Nghiên cứu cho thấy hoạt chất trong tỏi giúp làm giảm nồng độ chì và cadmium trong thận, tim, gan, lá lách và máu.
Tỏi cũng có đặc tính lợi tiểu giúp bạn loại bỏ lượng natri dư thừa ra khỏi cơ thể. Và không chỉ vậy, allicin, hoạt chất trong tỏi còn có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và chống nấm.
2. Nghệ: Các thành phần hoạt chất trong củ nghệ là curcumin, curcumen, tinh dầu paratolylmetylcarbinol được biết là làm giảm tác dụng của các yếu tố gây viêm và các enzyme gây bệnh thận mãn tính. Curcumin thực sự kìm hãm sự phát triển và lây lan của tất cả các loại vi khuẩn, làm giảm nguy hiểm cho thận.
Nghệ không chỉ giúp giảm viêm ở thận mà còn có tác dụng thanh lọc và bảo vệ tế bào gan, giúp phục hồi các tế bào gan bị hư tổn.
3. Gừng: Được sử dụng từ lâu trong y học hiện đại cũng như y học Vệ Đà, gừng có chứa một hợp chất gọi là gingerol được biết là có tác dụng ức chế sự lây lan của vi khuẩn. Điều này có thể hữu ích cho thận và gan tránh phải làm việc quá sức.
Gingerol còn có tác dụng hỗ trợ đường tiêu hóa khỏe mạnh, giúp giảm viêm và giảm đau mạnh mẽ. Khi lượng đường trong máu cao sẽ có tác động gây hại cho thận, và một số nghiên cứu cho thấy rằng ăn bột gừng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu nhờ đó làm giảm tỉ lệ biến chứng thận, nhất là ở những người mắc bệnh đái tháo đường.
Gừng có thể giúp phòng ngừa bệnh đái tháo đường ở người khỏe mạnh. Trà gừng, bột gừng, 1-2g trong ngày.
4. Rau mùi tây (Parsley): Chỉ cần 1 nhánh loại thảo mộc này thực sự giúp giảm sự tích tụ chất độc trong thận.
Mùi tây chứa các hợp chất gọi là apiol và myristicin, tác dụng như là những thuốc lợi tiểu thiên nhiên. Rau mùi tây còn được dùng để giúp chống nhiễm trùng đường tiết niệu và giúp bào mòn sỏi thận.
Tuy nhiên, rau mùi tây được khuyến cáo không dùng cho những người mắc bệnh đái tháo đường đang điều trị bằng thuốc vì nó có thể làm giảm lượng đường trong máu dưới mức cho phép.
5. Rễ cây cần tây: Loại rễ này có chứa cả kali và natri, vì vậy nó cung cấp cho thận những gì chúng cần để thực hiện hoạt động của mình. Nó cũng chứa nhiều nước và làm tăng lượng nước tiểu, giúp cơ thể loại bỏ toàn bộ độc tố còn sót lại. Ăn rễ cần tây có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng thận và đường tiết niệu.
Một số nghiên cứu còn cho thấy rằng cần tây cũng giúp thu nhỏ u nang của cơ quan sinh sản. Cần tây có hàm lượng kali tương đối thấp.
Viêm thận bể thận cấp: Dấu hiệu nhận biết sớm và các phương pháp điều trị Viêm thận bể thận cấp là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính các đài thận, bể thận, niệu quản và nhu mô thận hay còn gọi là nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên. Các dấu hiệu nhiễm khuẩn xuất hiện rầm rộ, người bệnh thường đột ngột sốt cao, rét run, bệnh nhân cảm thấy đau ở vùng sườn lưng... 1. Tổng quan...