“Chơi bài ngửa” – Trung Quốc muốn cái gì?
Trung Quốc đang cố ngụy tạo bằng chứng cho cái gọi là thực thi chủ quyền của họ ở vùng biển vốn đương nhiên thuộc chủ quyền của Việt Nam.
LTS: Trung Quốc (TQ) không những không rút giàn khoan mà còn tiếp tục di chuyển đặt ở vị trí mới (vẫn nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam), đồng thời vẫn duy trì một lực lượng rất lớn các tàu bảo vệ giàn khoan (có cả tàu quân sự) trái phép này. Tàu của TQ ngày càng bạo ngược, sẵn sàng đâm trực diện các tàu thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam và tấn công cả tàu cá ngư dân. Tất cả điều đó đã bộc lộ âm mưu gì của TQ?
Pháp Luật TP.HCM có cuộc phỏng vấn đầu tuần với nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc để nhận thấy rõ “cách chơi bài ngửa” của TQ trong việc ngày càng bạo ngược ở khu vực giàn khoan trái phép và cả trên mặt trận truyền thông.
TQ đang cố tình tạo ra bằng chứng chủ quyền?
. Phóng viên: Thưa ông, rất nhiều ý kiến cho rằng khả năng có dầu ở khu vực TQ đang đặt giàn khoan trai phep là rất thấp và việc TQ tiếp tục di chuyển giàn khoan tới vị trí khác không phải là để thăm dò dầu khí gì cả?
Nha nghiên cưu Đinh Kim Phúc: Theo tôi biết, mỗi lần khoan thăm dò như thế là tốn rất nhiều tiền, hàng triệu, thậm chí hàng trăm triệu đôla. Và khả năng rất lớn là không có dầu ở khu vực TQ đã và đang đặt giàn khoan. Vì thế việc TQ kéo lê cái giàn khoan Hải Dương 981 ở khu vực biển Hoàng Sa cua Viêt Nam là nằm trong một nước cờ thâm hiểm hơn.
Tàu Hải cảnh của Trung Quốc ép và phun vòi rồng xối xả vào tàu kiểm ngư Việt Nam
. Theo ông, nước cờ thâm hiểm đó là gì?
Những diễn biến suốt hơn tháng qua cho thấy mục đích của TQ trong sự vụ này không phải là dầu mà TQ đang cố bày ra cho thế giới thấy rằng họ đang thực thi chủ quyền trên cái mà họ tự cho là lãnh thổ của mình ở vùng biển Hoàng Sa và hợp thức hóa cho cái lưỡi bò phi pháp họ áp đặt trên biển Đông (trong khi Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử, pháp lý để khẳng định khu vực này là hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam). Họ đã dàn binh bố trận để chứng minh cho thế giới thấy mình đang có hoạt động kinh tế và đủ lực lượng để bảo vệ hoạt động ấy. TQ cho rằng đây sẽ là bằng chứng rất có lợi cho họ sau này. Vì thế, ta hết sức cảnh giác mưu đồ đầy thâm độc này của TQ.
TQ đang diễn tuồng có lớp lang
Video đang HOT
. Tức là TQ đang cố tạo ra một hình ảnh là chính họ mới là kẻ thực thi chủ quyền, còn ta đang quấy rối như luận điệu của các quan chức ngoại giao TQ phát ngôn trong thời gian gần đây?
Đúng, một mặt trên thực địa TQ cho tàu của họ giăng tầng tầng lớp lớp để cản đường và chẳng ngần ngại gì khi tiến hành đâm húc tàu Việt Nam đang làm nhiệm vụ thực thi pháp luật trên vùng biển chủ quyền của mình. Điều ấy để làm gì? Chẳng phải là để chứng tỏ cái mà họ gọi là thực thi chủ quyền của họ sao? Mặt khác, họ cố ngụy tạo những bằng chứng cho thấy Việt Nam đang gây hấn và họ đóng vai là kẻ “bị hại”. Chúng ta thấy rồi đấy, TQ đang diễn tuồng hết sức có lớp lang.
. Phải chăng thời gian gần đây, các phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ ra mặt thừa nhận luôn là tàu cá của họ có đâm chìm tàu cá của ngư dân ta, tàu của ho có đâm húc vào tàu cảnh sát biển của ta chính là muốn “chơi bài ngửa” để chứng tỏ mình đang có chủ quyền ở khu vực này?
Thật như vậy. TQ đang sẵn sàng “chơi bài ngửa” với Việt Nam, không phải giấu giếm nữa. Mọi chuyện đến nước này thì đã quá rõ ràng. TQ đang muốn khẳng định cho cái gọi là thực thi chủ quyền trên biển Đông theo đường lưỡi bò của họ công bố và lấp liếm cho cái gọi là chủ quyền của họ ở Hoàng Sa mà họ đã cưỡng chiếm và chiếm đóng trái phép của Việt Nam hơn 40 năm qua. Đây không phải là tham vọng mới gì cả, đây là nguyên tắc bất di bất dịch đã được các nhà lãnh đạo TQ đưa ra những năm 80 cua thê ky trươc. Đó là “chủ quyền thuộc ngã”, “gác tranh chấp cùng khai thác” và “biến vùng không có tranh chấp thành vùng tranh chấp”.
Thực thi pháp luật trên biển và bảo vệ ngư dân
. Trước cách “chơi bài ngửa” này, ông nói Viêt Nam cần hết sức cảnh giác. vậy chúng ta cần phải cảnh giác cái gì?
Tôi nghĩ chúng ta phải luôn thống nhất quan điểm xuyên suốt rằng đây là vùng biển hoàn toàn thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam và không có tranh chấp gì ở đây cả. TQ đang có hành vi đầy ngạo ngược, cố tình xâm phạm chủ quyền của ta một cách trắng trợn, vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc, vi phạm Công ước Quốc tế về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc 1982. Vì thế chúng ta đấu tranh là để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc chứ không có tranh chấp trong vụ này. Việt Nam cần duy trì một cách liên tục lực lượng thực thi pháp luật trên biển để bảo vệ vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của mình theo đường lối hòa bình nhưng phải hết sức kiên quyết, ở tư thế người làm chủ.
Mặt khác, hiện nay ngư dân ta đang đánh bắt trên ngư trường truyền thống là vùng biển Hoàng Sa, đây là hoạt động sản xuất kinh tế rất quan trọng để khẳng định chủ quyền xuyên suốt của Việt Nam trên vùng biển của mình, vì thế các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam cần phải có phương án bảo vệ ngư dân một cách hiệu quả nhất để đảm bảo an toàn cho hoạt động đánh bắt hải sản của bà con.
. Từ những diễn biến trên biển cũng như trên các diễn đàn ngoại giao cho thấy TQ đang bộc lộ những điểm yếu nào, thưa ông?
Nói về đường lưỡi bò phi pháp, TQ đang rất đuối lý. Cách trả lời của các quan chức TQ tham dự tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore vừa rồi đã chứng minh rất rõ điều này. Phương cách ngoại giao của họ cũng đang bộc lộ sự hung hăng của một nước lớn và tự thân nó bộc lộ cái mà TQ đang cố giấu đi, đó chính là sự bạo ngược và phi pháp. Điều này trên thực địa TQ càng thể hiện rõ ràng hơn khi ho mang nhiều tàu quân sự vào vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam để bảo vệ giàn khoan trái phép. Việc các tàu chấp pháp của TQ tấn công tàu thực thi pháp luật của Việt Nam, tấn công tàu cá ngư dân Việt một cách thô bạo cũng như những tàu cá của họ đã đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt là những hành vi hết sức vô nhân đạo, trái ngược với các nguyên tắc hành xử quốc tế. Chính điều đó sẽ là bằng chứng tố họ trước dư luận quốc tế và bộc lộ rõ sự phi nghĩa, phi pháp, vô nhân đạo của họ ở vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
. Xin cảm ơn ông.
Ngoài mưu đồ đầy thâm độc là đang cố ngụy tạo bằng chứng thực thi chủ quyền cho cái mà TQ tự gọi là lãnh thổ của mình ở khu vực giàn khoan trái phép, TQ còn đang thăm dò thái độ của các cường quốc cũng như của ASEAN để tính toán bước đi của họ trong thời gian tới. Song song đó, họ muốn thử phản ứng của lãnh đạo và nhân dân Việt Nam. Phản ứng của người dân Việt trong và ngoài nước thì họ đã rõ. Về phía lãnh đạo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đanh thép tuyên bố không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông. Theo tôi, bất cứ một thỏa hiệp nào với TQ trong trường hợp này đều sẽ bị trả giá rất lớn vì tham vọng độc chiếm biển Đông của TQ không bao giờ thay đổi. Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc
Theo Minh Cường (Pháp luật TPHCM)
Nhật-Úc liên thủ chống lại nguy cơ từ Trung Quốc
Sự hung hăng của Trung Quốc đã khiến các quốc gia châu Á xích lại gần nhau hơn để xây dựng một liên minh đối trọng mới.
Trong tuần này, Nhật Bản và Úc sẽ thảo luận một thỏa thuận cực lớn về hợp tác công nghệ tàu ngầm để tăng cường quan hệ quân sự giữa hai nước trong bối cảnh an ninh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang bị đe dọa trước sự hung hăng, ngang ngược của Trung Quốc.
Thứ Tư tới đây, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera sẽ đón tiếp hai người đồng cấp Úc là Ngoại trưởng Julie Bishop và Bộ trưởng Quốc phòng David Johnston trong khuôn khổ hội nghị "2 2".
Tâm điểm của chương trình nghị sự lần này là việc Nhật Bản sẽ chuyển giao công nghệ tàu ngầm của mình cho Úc, trong bối cảnh Canberra đang cần phải thay thế hạm đội tàu ngầm tàng hình trong vài năm tới với tổng chi phí khoảng 37 tỉ USD.
Tàu ngầm hiện đại lớp Soryu của Nhật Bản
Theo thỏa thuận này, hải quân Úc có thể sử dụng công nghệ hoặc thậm chí cả những chiếc tàu ngầm do Nhật Bản chế tạo để phục vụ trong hạm đội của mình, và đây sẽ là tác nhân gắn kết quan hệ hai nước trong hàng chục năm tiếp theo dựa trên việc chia sẻ công nghệ và chuyên môn giữa hai quân đội.
Động thái này được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đang sử dụng nhiều mưu đồ và chiến lược nhằm thâu tóm quyền lực trong khu vực, và Bắc Kinh sẵn sàng sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong các vấn đề tranh chấp lãnh thổ với quốc gia láng giềng.
Việc Trung Quốc liên tục có những hành động đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng trên biển như thiết lập khu vực phòng không trên biển Hoa Đông, tập kết vật liệu, đất đá để xây đường bằng trên bãi đá mà họ chiếm đóng trái phép của Việt Nam, và ngang ngược kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam.
Nỗi lo lắng trước chủ nghĩa bành trướng và sự hung hăng của Trung Quốc đã khiến các quốc gia châu Á tìm cách xích lại gần nhau hơn, và Nhật-Úc chính là mối quan hệ điển hình trong khu vực.
Hồi tháng Tư, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và người đồng cấp Úc Tony Abbott đã cùng ký một thỏa thuận thương mại tự do và một thỏa thuận an ninh giữa hai nước.
Theo yêu cầu của phía Úc, Nhật Bản sẽ cho phép Bộ trưởng Quốc phòng Úc Johnston đến thăm các tàu ngầm của Nhật trong khuôn khổ chuyến thăm này.
Nhật-Úc xiết chặt tay nhau đối phó với nguy cơ từ Trung Quốc
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Onodera còn nhấn mạnh rằng các khuôn khổ hợp tác quân sự giữa Úc, Nhật, Hàn Quốc và Mỹ là những yếu tố sống còn để đảm bảo an ninh ở Đông Á.
Vai trò tích cực hơn của Nhật Bản
Thủ tướng Nhật Bản Abe đang tìm cách thay đổi hiến pháp của nước này để quân đội Nhật đóng một vai trò tích cực hơn trên trường quốc tế, trong đó có việc nới lỏng những hạn chế về quyền hành động của lực lượng quân sự.
Ông Abe cũng nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí, tạo điều kiện cho các hãng chế tạo vũ khí công nghệ cao của Nhật Bản được phép bước chân ra thị trường thế giới.
Trước đó, Thủ tướng Nhật Bản đã cam kết sẽ cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam và Philippines để đối phó với cách hành xử ngày càng ngang ngược trên biển của Trung Quốc.
Ông Takehiko Yamamoto, chuyên gia an ninh tại Đại học Waseda cho rằng một liên minh quân sự mới đang dần dần hình thành ở châu Á trước mối đe dọa đến từ Trung Quốc.
Ông Yamamoto nói: "Quan hệ gắn bó hơn giữa Nhật và Úc nằm trong một &'tổ hợp an ninh' rộng lớn hơn bao gồm cả Ấn Độ và New Zealand nhằm tạo ra một đối trọng với Trung Quốc ở châu Á."Theo ông Yamamoto, việc các quốc gia nhỏ hơn liên kết với nhau để xây dựng quan hệ chiến lược về kinh tế và quân sự sẽ là một xu thế lâu dài ở châu Á-Thái Bình Dương để chống lại tham vọng bành trướng của Trung Quốc.
Theo Khampha
Chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa từ các chứng cứ lịch sử - Phần 1 Gần đây, Trung Quốc luôn lớn tiếng tuyên bố nước này có chủ quyền "không thể tranh cãi" đối với đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trong nước và quốc tế đã đưa ra nhiều chứng cứ lịch sử cho thấy chỉ có Việt Nam mới là nước thực thi chủ quyền thống nhất tại hai quần đảo...