Chốc lở vào mùa: Mẹ chủ quan, con mù mắt
Dựa vào quan niệm “Trẻ con đứa nào chả rôm sảy, mụn nhọt”, chốc lở đã lập lờ dưới nhiều dạng bệnh viêm da đơn giản khác để gây nhiễm trùng nguy hiểm cho bé.
Ảnh minh họa: Internet
Con nhiễm trùng, mẹ tưởng bị nóng
“Trời nóng, con bé bị rôm sảy, quấy khóc quá, rôm to bằng đầu ngón út khiến con bé suốt ngày bứt tóc”, đó là lời than vãn của chị Ninh (số 86, đường S7, Tây Thạnh, Q.Tân Phú, Tp.HCM) khi đưa con tới phòng khám. Nhìn đứa bé tóc bết như vuốt keo, nhiều nốt mẩn đỏ mưng mủ trên đầu, bác sĩ bảo “Có khi bé bị nhiễm trùng da rồi, đây không phải do nóng phát ra đâu”.
SOS dấu hiệu nguy hiểm
Nếu thấy nước tiểu của trẻ có màu máu hoặc nâu đậm, cha mẹ phải đưa trẻ tới bác sĩ ngay. Bởi lúc này trẻ đã bị biến chứng nghiêm trọng là viêm tiểu cầu thận gây tăng huyết áp và tiểu máu.
Kết quả xét nghiệm, bé bị nhiễm khuẩn liên cầu và bác sĩ yêu cầu điều trị kháng sinh ngay kẻo nhiễm trùng máu, mù mắt. Chị Ninh nghe thế thì tá hỏa: Thấy con hay gãi đầu, mồ hồi chảy ra tưởng nóng lên nên bé bị rôm sảy bình thường, tôi chỉ dùng mấy loại lá như khế, chanh… giã nhỏ cho vào nước tắm. Bác sĩ đã ngăn ngay lập tức: Chị không điều trị kháng sinh, cho con dùng lá lảu có khi còn khiến bé nhiễm trùng nặng hơn.
Theo BS. Nguyễn Thanh Hải, Khoa khám, Bệnh viện Nhi Đồng II thì những nốt mẩn đỏ, mưng mủ do nhiễm khuẩn liên cầu trên là những nốt chốc lở mà tiếng Anh gọi là bệnh Impetigo. Nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm khuẩn liên cầu, tụ cầu trực tiếp tại vùng da lành hoặc do nhiễm trùng các vết trầy xước trên da như bị côn trùng cắn, xây xước do ngứa gãi…
Bệnh thường tiến triển vào mùa hè và rôm sảy là một nguyên nhân để khuẩn liên cầu dễ xâm nhập vào trẻ. Trẻ bị rôm sảy thường ngứa ngáy nhưng bị chốc lở thì có dấu hiệu đau nhiều hơn. Chốc lở có thể gặp ở tất cả mọi đối tượng nhưng trẻ em dưới 5 tuổi dễ bị “tấn công” nhất do hệ miễn dịch kém nên dễ nhiễm trùng.
Nhiễm trùng máu, mù mắt, chán ăn
Video đang HOT
Bệnh chốc lở có những nốt mẩn đỏ, ngứa ngoài da rất dễ nhầm với một số loại viêm da khác như rôm sảy, hay biểu hiện dị ứng ngoài da của hội chứng Steven Johnsons hay dấu hiệu của chàm da. Chính vì những hiểu lầm này nên nhiều cha mẹ chủ quan chỉ cố gắng dùng cách hạ nhiệt cho bé (cho ăn đồ mát, tắm nước lá) khiến bệnh vốn đơn giản trở thành nguy hiểm.
Chốc lở bị để lâu, khuẩn liên cầu có thể tấn công sâu vào máu gây bệnh nhiễm trùng máu rất khó điều trị. Khuẩn liên cầu tồn tại trong cơ thể lâu cũng khiến trẻ bị sốt và tấn công thận gây ra viêm cầu thận cấp.
Đặc biệt BS. Đào Thị Yến Thủy (Trung tâm Dinh dưỡng Tp.HCM) cho hay: Vì ngứa và đau nên trẻ thường đưa tay lên gãi rồi lại chạm tay vào những vùng khác khiến cho bệnh lây lan trên nhiều vùng cơ thể, nếu cọ vào mắt thì gây ra viêm nhiễm sinh ghèn, ngứa và có thể làm mù mắt.
Bệnh không được điều trị bằng phác đồ kháng sinh có thể kéo dài đến vài tuần, gây nhiều biến chứng khiến trẻ mệt mỏi biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng. Việc cha mẹ chủ quan, nhầm lẫn cho bé tắm nước lá, bôi thuốc theo kinh nghiệm truyền miệng cũng lại tăng thêm nguy cơ nhiễm trùng nặng hơn.
Giảm tải biến chứng
Vì tình trạng dễ lây lan nên khi mùa hè tới, bạn cần chú ý khi cho con tới lớp để tránh con bị lây bệnh hoặc lây sang trẻ khác. Vì khuẩn liên cầu, tụ cầu tồn tại trong môi trường nên bệnh rất dễ tái phát. Để tránh tình trạng bị biến chứng và tái phát bệnh, bạn nên:
- Khi thấy con có những mốt mẩn đỏ, mưng mủ trên da (đặc biệt hay xảy ra trên đầu, mặt) thì nên cho đi khám ngay. Việc điều trị bằng kháng sinh phải tuân thủ nghiêm ngặt, dù thấy các vết mưng mủ đã khô thì vẫn cần cho con uống hết liều kháng sinh theo chỉ định để giảm thiếu tái phát.
- Khi con trẻ bị bệnh chốc lở ở đầu, cha mẹ trẻ cần vệ sinh cho bé bằng cách gội đầu hàng ngày. Nên dùng xà bông gội đầu chuyên dụng cho em bé ngay trong những ngày đầu sau sinh nhưng tránh kỳ cọ mạnh. Tắm nước lá có thể giúp bé dễ chịu nhưng phải đảm bảo chúng được vệ sinh, các loại lá nên nấu chín.
- Ngăn chặn việc trẻ dùng tay gãi những vết thương và cắt móng, rửa tay thường xuyên cho bé.
- Thời tiết nóng ẩm, môi trường ô nhiễm là những yếu tố gia tăng bệnh vì vậy bạn giữ vệ sinh không gian sống: nhà ở phải thông thoáng, quần áo, mũ của bé phải sạch và thoát mồ hôi; giặt giũ sạch sẽ quần áo của trẻ, hạn chế tình trạng bé bị côn trùng cắn.
Theo SKGD
Tắm lá cho trẻ tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng máu
Thời tiết nắng nóng khiến trẻ hay bị ngứa ngáy, nổi rôm, mụn. Nhiều bà mẹ theo kinh nghiệm dân gian đã dùng các loại lá để tắm cho trẻ. Đã không ít trường hợp trẻ nhập viện do viêm da, nặng hơn là nhiễm trùng máu từ việc tắm nước lá.
Con viêm da vì mẹ cho tắm lá
Thường vào những ngày hè nắng nóng, trẻ hay mắc các bệnh về da như rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt... Rất nhiều bà mẹ truyền tai nhau kinh nghiệm tắm các loại lá cho con vì "vừa tốt, vừa có tác dụng diệt khuẩn lại không có hóa chất".
Con mới được 9 tháng tuổi, ngày nào chị Xuân (Thái Hà, Đống Đa) cũng đi chợ mua một bó lá thập cẩm như là bồ công anh, kinh giới, hương nhu, hạt mùi... về tắm cho con. Sau mấy hôm tắm nước lá, chị thấy con biểu hiện sốt nhẹ, một số vùng da ở đùi, mông, bụng ... xuất hiện mẩn đỏ, các mụn nước bắt đầu xuất hiện trên da bé, chị mới vội vàng bế con vào viện. Sau khi khám lâm sàng, các bác sĩ phán con chị bị viêm da mẩn cảm. "Tưởng tắm nước lá cho con có thể trị sạch mụn nhọt, ai ngờ lại bị viêm da", chị Xuân than thở.
Chị Hồng Thái (Khu đô thị Mỹ Đình, Hà Nội) chia sẻ, con chị mới 5 tháng tuổi, mẹ chồng ở dưới quê lên thăm cháu có hướng dẫn chị, vào hè thời tiết nắng nóng nếu trẻ bị mụn kê thì dùng lá chè, kinh giới tắm cho bé. Nếu trẻ bị lở chốc, mụn nhọn thì dùng thêm nhọ nồi, cây hoa ngũ sắc, rau chận vịt, cây sài đất... tắm rất tốt. Thấy thế hàng ngày chị mua các loại lá trên về tắm cho bé phòng mụn nhọt rôm sảy... Tuy nhiên sau thời gian tắm trên người bé xuất hiện một số mụn tấy đỏ, nổi từng mảng ban như mề đay, bé có biểu hiện sốt, quấy khóc... Lo lắng, chị cho bé đi khám bác sĩ kết luận con chị viêm da dị ứng.
Rất nhiều loại lá thường được các mẹ sử dụng để tắm cho con mà không hề biết không phải trẻ nào cũng phù hợp với việc tắm lá. (Ảnh minh họa)
Nguy cơ nhiễm trùng cao
Bác sĩ Minh Tân (Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương) cho biết, hiện tượng viêm da do tắm lá vào mùa hè thường gặp nhất nhiều. Nhiều trẻ vào viện điều trị trong tình trạng da mẩn đỏ, cơ thể nổi đầy mụn nước, phải nằm viện điều trị dài ngày. Nguyên nhân thường thấy là các bậc cha mẹ dùng những thứ lá như: kinh giới, chân vịt, dẻ quạt... tắm cho trẻ theo kinh nghiệm truyền miệng. Tuy nhiên chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng các loại nước lá có khả năng chữa bệnh ngoài da.
Việc sử dụng các loại lá theo hình thức truyền miệng để tắm cho con mỗi khi thấy trẻ bị rôm sảy, mẩn ngứa có thể làm trẻ bị viêm da. Khi da trẻ bị trầy xước, nếu dùng lá để tắm sẽ càng làm cho làn da non nớt của trẻ bị ngứa, mẩn đỏ tăng lên. Đó là còn chưa kể đến nhiều loại lá cây mọc ở bờ bụi, ven đường, bờ ruộng bị nhiễm khuẩn, có thuốc bảo vệ thực vật rất khó rửa sạch, kể cả khi đun sôi vẫn không diệt hết mầm bệnh, sẽ gây nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao cho bé.
Bác sĩ Tân cho biết thêm, có những trẻ tắm nước lá nhưng không bị làm sao là do cơ địa của từng trẻ, không phải trẻ nào cũng có thể tắm được nước lá, tuyệt đối không tắm khi trẻ đang mắc các bệnh ngoài da.
Do vậy, nhiều phụ huynh không tìm hiểu kĩ đã vội vàng tắm nước lá cho con, dẫn đến hậu quả con bị viêm da do nhiễm khuẩn, trong trường hợp này, nếu không điều trị kịp thời sẽ dấn đến nguy cơ nhiễm trùng máu, thậm chí đe dọa tính mạng trẻ, bác sĩ Tân chia sẻ thêm.
Phòng bệnh viêm da ở trẻ nhỏ
Khi trẻ mắc các bệnh về da, nguyên nhân đầu tiên các mẹ nên nghĩ tới là do không giữ vệ sinh da cho con thật tốt. Ở trẻ em, do da mỏng, sức đề kháng yếu hơn, chưa thích ứng được với những thay đổi đột ngột của môi trường nên càng dễ bị vi khuẩn tấn công. Vì thế, để phòng các bệnh mụn nhọt, viêm da, nhiễm trùng da ngày hè, cha mẹ cần giữ việc giữ vệ sinh da cho bé là vô cùng quan trọng.
Vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ mỗi ngày là cách tốt nhất để phòng tránh viêm da, rôm sẩy cho bé. (Ảnh minh họa)
Mẹ cần tắm rửa, vệ sinh thân thể sạch sẽ cho bé hàng ngày bằng xà phòng tắm, sữa tắm dành riêng cho trẻ. Mặc quần áo thoáng, sạch sẽ cho con.
Khi cơ thể bé xuất hiện các nốt mẩn ngứa, mụn nhọt mẹ cần cắt móng tay cho con để hạn chế việc trẻ gãi gây trầy xước dẫn đến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập, dễ dẫn tới nhiễm trùng da.
Đối với những trường hợp da trẻ bị mụn nhọt, mẩn ngứa khi phải bôi thuốc cho con, cha mẹ cần vệ sinh tay trước khi bôi thuốc, để phòng vi khuẩn có trong tay có thể xâm nhập qua các vết xước.
Khi phát hiện da trẻ có các biểu hiện bất thường, viêm nhiễm, bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được chữa trị phù hợp, tuyệt đối không nghe các kinh nghiệm truyền miệng để chữa bệnh cho con.
Theo Trí Thức Trẻ
6 bài thuốc trị bệnh từ hoa thiên lý Chất kẽm trong hoa thiên lý có tác dụng đẩy chì ra khỏi tinh dịch, chữa chứng vô sinh ở nam do thường xuyên tiếp xúc với chì. Thiên lý còn gọi là dạ lý hương, dạ lài hương. Theo Đông y, thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là một vị thuốc an thần, làm ngủ ngon...