Chọc giận “gấu” Nga, Thổ Nhĩ Kỳ trả giá quá đắt?
Chỉ vì chọc giận “gấu” Nga, Thổ Nhĩ Kỳ hiện giờ đang phải đối mặt với viễn cảnh phải trả giá rất đắt cho hành động của mình.
Người dân Thổ Nhĩ Kỳ đang rất lo sợ trước viễn cảnh Nga có thể cắt đứt nguồn cung cấp năng lượng cho họ.
Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Simsek hôm qua (7/12) thừa nhận, nước này có thể phải mất đến 9 tỉ USD vì cuộc khủng hoảng trong quan hệ với Nga hiện giờ.
“Nga luôn là một đối tác quan trọng của chúng tôi và chúng tôi không hề muốn có bất kỳ cuộc xung đột nào với Nga. Ngay từ những ngày đầu tiên, chúng tôi đã phải thực hiện các biện pháp nhằm chống lại một cuộc khủng hoảng với Nga, và tất cả các ngành công nghiệp đều phải chuẩn bị sẵn sàng. Trong trường hợp tồi tệ nhất nếu cuộc khủng hoảng trong quan hệ với Nga tiếp tục diễn ra, Thổ Nhĩ Kỳ có thể phải mất tới khoảng 9 tỉ USD”, ông Simsek cho biết trong cuộc trả lời phỏng vấn đài truyền hình NTV của Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo Phó Thủ tướng Simsek, xuất khẩu hàng hoá của Thổ Nhĩ Kỳ sang Nga đã sụt giảm ở mức 30 đến 40% trong năm nay. Con số du khách Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các hợp đồng xây dựng của Thổ Nhĩ Kỳ với các công ty Nga cũng giảm mạnh.
Du khách Nga vốn chiếm số lượng lớn nhất trong các du khách nước ngoài đến du lịch ở Thổ Nhĩ Kỳ. Việc giảm số lượng hàng ngàn du khách Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến ngành du lịch của nước này bị ảnh hưởng rất lớn.
Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay có thể sẽ khiến GDP của Thổ Nhĩ Kỳ giảm từ 0,3 đến 0,4%, ông Simsek cho biết thêm.
Quan hệ giữa Moscow và Ankara đang “lao dốc không phanh” sau khi xảy ra sự kiện quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thẳng thừng bắn rơi một máy bay ném bom Su-24 của Nga hôm 24/11 vì cáo buộc chiếc máy bay này xâm phạm không phận của Thổ Nhĩ Kỳ.
Nga coi hành động phũ phàng của Thổ Nhĩ Kỳ là một “cú đâm sau lưng của kẻ phản bội”. Tổng thống Nga Vladimir Putin vì thế đã không ngần ngại tung ra những đòn trừng phạt mạnh tay, gây tổn thất lớn đối với Thổ Nhĩ Kỳ.
Moscow đã áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Ankara, trong đó có lệnh cấm nhập khẩu một số hàng hoá của Thổ Nhĩ Kỳ, ngừng cung cấp các gói du lịch cho người Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ, giới hạn nhiều hoạt động nhập khẩu hàng hoá từ Thổ Nhĩ Kỳ, cấm các tổ chức của Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động ở Nga và cấm thuê công dân Thổ Nhĩ Kỳ ở Nga.
Video đang HOT
Mới đây nhất, Nga còn tuyên bố ngừng đàm phán về một dự án năng lượng quan trọng với Thổ Nhĩ Kỳ.
Moscow cũng không ngần ngại đưa những vũ khí thiện chiến nhất, trong đó có hệ thống tên lửa phòng không hàng đầu S-400 đến sát biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ để răn đe nước này.
Tất cả những diễn biến trên đã đẩy Nga và Thổ Nhĩ Kỳ rơi vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Hiểu rõ ảnh hưởng từ những đòn trừng phạt của Nga, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ có dấu hiệu dịu giọng khi liên tục tuyên bố, họ không hề muốn đối đầu với Nga và rằng họ hy vọng hai bên sẽ sớm đối thoại với nhau để chấm dứt cuộc khủng hoảng hiện nay.
Tuy nhiên, Ankara vẫn cứng giọng tuyên bố, “nếu Nga tiếp tục duy trì thái độ như vậy thì tất cả các biện pháp đối phó sẽ được áp dụng”, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cảnh báo.
Ông Erdogan hồi cuối tuần vừa rồi thông báo, Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế cho nguồn cung cấp từ Nga. Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố nước ông sẽ “không sụp đổ” vì các biện pháp trừng phạt của Nga.
Thổ Nhĩ Kỳ phụ thuộc đến 55% nguồn cung cấp khí đốt và 30% nguồn cung cấp dầu mỏ từ Nga. “Chúng tôi vẫn có thể tìm kiếm nguồn cung cấp từ các nước khác”, ông Erdogan nói, ám chỉ đến Qatar và Azerbaijan.
Trong một diễn biến khác liên quan đến Thổ Nhĩ Kỳ, nước này đã ngừng thực hiện các cuộc không kích nhằm vào nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) kể từ sau khi bắn rơi máy bay Nga. Trước đó, chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tham gia vào các chiến dịch không kích của liên quân do Mỹ dẫn đầu.
Một quan chức Mỹ hồi tuần trước tiết lộ, Mỹ đang lặng lẽ ngừng xem xét yêu cầu của Ankara đòi đóng vai trò tích cực hơn trong cuộc chiến chống IS của liên quân để cho Thổ Nhĩ Kỳ có thời gian làm dịu căng thẳng với Nga.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Ukraine lại làm Nga đau đớn
Ukraine lại có một loạt động thái phũ phàng khiến Nga không khỏi tức giận, đau đớn. Theo đó, chính quyền Kiev tuyên bố ngừng mua khí đốt của Nga và đóng cửa không phận với nước láng giềng từng gắn bó khăng khít với họ.
Ảnh minh hoạ
Căng thẳng trong quan hệ giữa Nga và Ukraine chắc chắn sẽ leo thang khi Kiev ngày hôm qua (25/11) tuyên bố quyết định ngừng mua khí đốt từ Nga với hy vọng trông chờ vào nguồn cung cấp từ các nước khác. Cùng với đó, Ukraine cũng tuyên bố đóng cửa không phận với Nga.
Cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng bùng lên ở Ukraine hồi cuối năm 2013 và sau đó là vụ sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga hồi tháng Ba năm ngoái đã đẩy mối quan hệ giữa hai nước láng giềng Nga và Ukraine xuống vực thẳm. Kể từ đó, Kiev tìm mọi cách để rời xa Nga, cắt giảm sự phụ thuộc vào Nga.
Tập đoàn khí đốt quốc gia Nga - Gazprom sáng qua (25/11) cho biết, họ đã ngừng cung cấp khí đốt cho Ukraine và sẽ không cung cấp thêm cho nước láng giềng bởi Kiev vẫn chưa trả tiền trước cho những khoản khí đốt muốn mua từ Moscow.
Đáp lại, Kiev tuyên bố, chính họ mới là bên quyết định ngừng mua khí đốt từ Nga sau khi nhận được đề nghị nhập khí đốt với giá tốt hơn từ các nước Châu Âu. Những nước đó mua khí đốt từ Nga nhưng có thể cung cấp trở lại cho Ukraine.
Diễn biến trên diễn ra chỉ chưa đầy hai tháng sau khi hai nước Nga và Ukraine ký kết một thoả thuận do Liên minh Châu Âu (EU) làm trung gian. Theo đó, Moscow sẽ đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt cho Ukraine đến tháng Ba năm sau. Cũng theo thoả thuận, Nga đã hạ giá khí đốt cho Ukraine bằng với mức cung cấp cho các nước láng giềng khác, từ 251 USD/ 1.000 mét khối xuống còn khoảng 230 USD.
Tổng Giám đốc điều hành Gazprom ông Alexei Miller hôm qua cảnh báo Ukraine và Châu Âu về khả năng có sự gián đoạn trong nguồn cung cấp khí đốt sau khi Moscow ngừng cấp khí đốt cho Ukraine. Nga sử dụng hệ thống đường ống khí đốt của Ukraine để vận chuyển một phần khí đốt sang cho các nước Châu Âu khác.
Việc Ukraine "từ chối mua khí đốt của Nga gây ra nguy cơ đối với vấn đề trung chuyển khí đốt cho Châu Âu qua Ukraine và đe doạ đến nguồn cung cấp khí đốt cho các khách hàng Ukraine trong mùa đông sắp tới", ông Miller cảnh báo.
Người đứng đầu tập đoàn Gazprom cho hay, Ukraine đã mua dự trữ nguồn khí đốt cho mùa đông sắp tới trong hai tháng qua nhưng ông tin rằng nguồn dự trữ đó không đủ để Ukraine vượt qua mùa đông này.
Trong khi đó, Uỷ ban Châu Âu cho rằng, nguồn khí đốt dự trữ của Ukraine khá ổn và rằng tình trạng thời tiết gần đây đỡ khắc nghiệt hơn đồng nghĩa với việc nguồn tiêu thụ năng lượng sẽ giảm.
"Chúng tôi không đặc biệt quan ngại về nguồn cung cấp khí đốt từ Nga đến cho Ukraine vào thời điểm này", phát ngôn viên Uỷ ban Châu Âu - bà Anna-Kaisa Itkonen cho hay.
Những cuộc chiến khí đốt giữa Nga và Ukraine luôn dẫn đến tình trạng gián đoạn nguồn cung. Một cuộc chiến vào năm 2009 đã gây ra tình trạng gián đoạn nghiêm trọng nguồn cung đến các nước EU, khiến người dân EU phải chứng chịu hậu quả.
Nhiệt độ ở Ukraine sáng ngày hôm qua đã xuống dưới âm độ. Các gia đình ở Ukraine hầu hết đều phụ thuộc vào khí đốt để sưởi ấm.
Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk hôm qua cũng thông báo rằng, chính phủ của ông quyết định đóng cửa không phận với tất cả các máy bay Nga "vì lý do an ninh cũng như để trả đũa cho các hành động xâm lược của Nga".
Kiev hồi tháng trước đã cấm tất cả máy bay Nga bay vào lãnh thổ Ukraine nhưng các máy bay Nga vẫn tiếp tục được bay qua bầu trời Ukraine. Quyết định mới sẽ khiến Moscow thêm tổn thương.
Quan hệ giữa Nga và Kiev hiện nay giống như những "kẻ thù không đội trời chung". Cuộc đối đầu giữa hai bên xuất phát từ cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng bùng lên ở Ukraine hồi cuối năm 2013. Cuộc khủng hoảng này xuất phát ban đầu từ làn sóng biểu tình phản đối quyết định của Tổng thống Yanukovych hồi cuối năm 2013 trong việc dừng ký kết các thỏa thuận với Liên minh Châu Âu (EU) để ưu tiên cho mối quan hệ gắn bó hơn với Nga. Bước đi này đã làm dấy lên làn sóng biểu tình của hàng nghìn người ở thủ đô Kiev. Kết quả là ông Yanukovych bị lật đổ và Crimea được sáp nhập vào Nga. Cùng với đó, cuộc nổi dậy ở miền đông Ukraine bắt đầu bùng lên.
Chính quyền Kiev hiện nay đang theo đuổi một chính sách chống Nga mạnh mẽ và quyết liệt. Trong suốt hơn 19 tháng qua, Kiev liên tục đổ lỗi, cáo buộc cho Nga đã gây ra cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng ở đất nước của họ cũng như kích động cuộc xung đột đẫm máu ở miền đông. Kiev tố cáo Moscow đưa quân và vũ khí vào hậu thuẫn cho lực lượng ly khai miền đông Ukraine.
Đáp lại, Nga bác bỏ mọi lời cáo buộc như trên, đồng thời tố cáo ngược lại rằng Kiev hoàn toàn không muốn thúc đẩy tiến trình hoà bình ở nước này và chỉ muốn đối đầu với Nga.
Kiệt Linh
Theo_VnMedia
Nga "chọc giận" Nhật Bản ở quần đảo tranh chấp Chính phủ Nga đang lên kế hoạch phát triển dài hạn ở quần đảo tranh chấp với Nhật Bản mà Mátxcơva gọi là Kuril, còn Tokyo gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc. Phía Nhật Bản đã có ngay phản ứng quyết liệt về vấn đề này. Quần đảo Kuril/ Vùng lãnh thổ phương Bắc từ lâu đã trở thành "điểm đen" trong...