Choáng với vẻ đẹp chưa từng được biết đến của bọ ngựa
Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Pang Way đã tỉ mỉ ghi lại những khoảng khắc tuyệt vời về loài bọ ngựa sở hữu đôi cánh rực rỡ sắc màu hiếm có.
Choáng với vẻ đẹp chưa từng được biết đến của bọ ngựa
Hầu hết những sinh vật nhỏ thường không quá thu hút sự chú ý của chúng ta vì kích thước khó phát hiện, ngay cả khi đi ngang qua chúng, nhiều người cũng khó có thể nhận ra.
Tuy nhiên, một phần lớn trong công việc của nhiếp ảnh gia pang Way lại gắn liền với loài động vật rất nhỏ, bọ ngựa.
Bọ ngựa được mệnh danh là những kẻ săn mồi đáng gờm. Chúng có cái đầu hình tam giác đĩnh đạc trên cổ dài hoặc ngực thon dài, có hai mắt và một tai. Bọ ngựa có thể quay đầu 180, dùng đôi mắt kép lớn quét xung quanh các khu vực.
Bọ ngựa là loài côn trùng duy nhất có khả năng quay đầu 180 độ. Khi bạn tìm cách tiến lại gần con bọ ngựa từ đằng sau lưng, chắc chắn bạn sẽ giật mình vì chúng có thể quay ngược đầu lại để nhìn bạn. Trên thế giới, không có loài côn trùng nào có thể làm được điều này.
Những con bọ ngựa thường có màu xanh lá cây hoặc màu nâu, được ngụy trang tốt trong môi trường xung quanh. Chúng sử dụng hai chân trước để ngoạm chặt con mồi với phản xạ nhanh tới mức khó có thể phát hiện bằng mắt thường. Chân của chúng có trang bị thêm những chiếc gai nhọn để bắt mồi và ghim chặt tại chỗ.
Rất ít nhiếp ảnh gia có thể lột tả hết được vẻ đẹp tuyệt vời của loài sinh vật ‘khùng khùng’ này và Pang Way là một trong số ít như vậy.
Đối tượng mà bọ ngựa nhắm tới thường là bướm đêm, dế, châu chấu, ruồi … nhưng loài côn trùng tàn bạo này đôi khi ăn đồng loại của chúng. Những con cái trưởng thành, sau khi giao phối sẽ ăn thịt ngay đối tác của mình.
Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy con bọ ngựa cái ăn thịt bạn tình thu nhận axit amin quan trọng và có thể hành động này giúp chúng đẻ trứng nhiều gấp đôi bình thường.
Do vậy, sự hi sinh của con đực không phải quá vô ích, ít nhất chất dinh dưỡng của nó giúp DNA có cơ hội cao truyền lại cho thế hệ tiếp theo.
Những bức ảnh chủ đề nước hút thị giác, thắng giải thế giới
Giải thưởng Nhiếp ảnh quốc tế Hamdan năm 2020 vừa vinh danh loạt ảnh ghi lại vẻ đẹp của nước cùng những điều kì diệu ở thế giới tự nhiên.
Bức ảnh một con cá voi mẹ lưng gù, đang bơi bên cạnh con của mình, ngoài khơi biển Tonga, đã thắng giải cuộc thi năm nay. Vẻ đẹp của tình mẫu tử được thể hiện qua không gian bao la, sâu thăm thẳm đầy bí ẩn của đại dương. Nhiếp ảnh gia người Australia, Jasmine Carey, đã đặt tên cho bức ảnh là "Tinh hoa của cuộc sống".
Khung cảnh con người chống chọi trước thiên nhiên được nhiếp ảnh gia Shivam Laila chụp lại trong một trận lũ ở Mumbai, Ấn Độ. Đó là cảnh nước ngập bao trùm cả tuyến phố, giao thông tê liệt, nhiều người leo lên xe buýt để tránh lũ. Bức ảnh như một lời cảnh tỉnh về những tác hại của biến đổi khí hậu.
Bức ảnh "Thợ săn bạch tuộc" của Buchari Muslim Diken, Indonesia, đứng vị trí thứ 3, hạng mục nước. Đó là khoảnh khắc một đứa trẻ đang tìm kiếm một con bạch tuộc ngoài khơi làng chài ở Ambon, quần đảo Maluku. Trẻ em ở đây đã quen với cuộc sống miền biển từ khi còn rất nhỏ.
Nhiếp ảnh gia Sourav Das đã bắt khoảnh khắc những đứa trẻ Ấn Độ trú mưa trên chiếc chõng tre, với tấm vải che mưa trên đầu. Sourav Das cho biết những đứa trẻ này đang chơi thì trời đổ mưa, chúng không có chỗ trú nên ngồi yên lặng như vậy để đợi bố đến đón về.
Bức ảnh "Nước - Điều kì diệu cuộc sống" của Yousef Bin Shakar Al Zaabi (UAE) tái hiện cảnh hai cha con đang uống nước, trong một hồ thiêng ở Bayan-lgii, Mông Cổ. Không một dụng cụ chứa nước, dưới ánh mặt trời, hai người vẫn thích thú khi được uống nước bằng tay, sau hành trình đi bộ đường dài từ nhà đến hồ.
Vào mùa đông, khi dòng sông cạn, do các phản ứng quang hóa, một dạng sinh vật giống như rêu được hình thành và gây ô nhiễm dòng nước. Một ngư dân chèo thuyền qua dòng sông tạo hiệu ứng hình ảnh đẹp mắt, như thể anh ta đang trên hành trình vượt ra ngoài thế giới. Bức ảnh màu xanh mê hoặc thị giác này thuộc về nhiếp ảnh gia Apratim Pal.
Christian Vizl Mac Gregor, Mexico, ghi lại khoảnh khắc con sư tử biển săn mồi ở ngoài khơi bờ biển San Carlos. Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, điều tác giả muốn gửi gắm là lời cảnh tỉnh về sự đánh bắt quá mức; ô nhiễm, nhựa, bức xạ và biến đổi khí hậu đã tác động đến hệ sinh thái đại dương.
Ngọn hải đăng tuyệt đẹp bỏ hoang thành nơi trú của mòng biển Aniva là ngọn hải đăng chứa lò phản ứng hạt nhân được xây dựng từ năm 1930 ở đảo Sakhalin, Nga. Tuy nhiên, do vị trí quá biệt lập nên nơi đây bị bỏ hoang từ năm 2010 đến nay.
Thác nước sở hữu tốc độ dòng chảy 220.000 lít/giây Thác Huka được hình thành từ sông Waikato ở New Zealand. Tốc độ dòng chảy lớn tạo nên vẻ đẹp riêng hiếm có của kỳ quan này.