Choáng với tiền lãi một ngày của Porsche:153 USD mỗi giây, 13 triệu mỗi ngày
Nếu như Ferrari là hãng có số tiền lợi nhuận lớn nhất tính theo mỗi xe bán ra, Porsche là hãng xe hạng sang có lợi nhuận thuộc hàng cao nhất thế giới.
Porsche là hãng xe kỳ lạ, trong suốt lịch sử của mình, hãng luôn có lời bất chấp các biến cố của thị trường xe hơi toàn cầu. Theo báo cáo, lợi nhuận trước thuế của Porsche trong năm 2017 lên đến 4,82 tỷ USD. Con số này thậm chí còn cao hơn cả doanh thu 4,585 tỷ USD của Maserati, hay vượt xa mức lợi nhuận của liên minh Jaguar Land Rover (2,055 tỷ USD).
Porsche dường như không có đối thủ xứng tầm trên thị trường.
Con số này đồng nghĩa với việc mỗi giây họ kiếm ra 153 USD – tương đương 9.176 USD mỗi phút, hơn 550.000 USD mỗi giờ và 13,2 triệu USD mỗi ngày. Dòng xe có giá tham khảo khởi điểm thấp nhất của Porsche là 718 Cayman (56.900 USD) trong khi đắt đỏ nhất là chiếc 911 GT2 RS (300.000 USD).
Mức giá 300.000 USD tương đương với các siêu xe có số lượng giới hạn trong khi 911 GT2 RS được Porsche sản xuất như một xe thương mại thông thường, và đây luôn là chiếc xe thể thao bán chạy nhất trong phân khúc, đè bẹp doanh số so với các đối thủ.
911 GT2 RS và xe điện Taycan chuẩn bị ra mắt
Để so sánh, lương trung bình của công nhân ở Mỹ tính trong quý III cùng năm là 887 USD mỗi tuần, chưa bằng tiền lãi trong 6 giây mà hãng xe Đức thu về. Xét về doanh thu, năm 2017 của Porsche đạt 26,85 tỷ USD, hay 73,3 triệu USD mỗi ngày.
Video đang HOT
Trong những năm tới, dự kiến con số doanh thu và lợi nhuận này sẽ còn tăng lên nữa khi Porsche tiếp tục mở rộng dòng sản phẩm của mình với những cái tên mới sắp ra mắt như xe điện Taycan.
Khánh Đoàn (tổng hợp)
Theo vnmedia
Porsche vung tiền "khủng" đầu tư cho mẫu xe Taycan mới
Sáu tỷ Euro cùng 1.200 nhân viên mới được tuyển dụng chỉ để đầu tư cho sự ra mắt dòng xe Taycan, tập trung phát triển Nhà máy sản xuất Porsche với công nghệ 4.0 cùng chiến dịch tư duy độc đáo.
Nhà sản xuất xe thể thao Đức đang tạo nên một thay đổi lớn và một lần nữa tái khẳng định khả năng nắm giữ tương lai.
"Chúng tôi dự tính rằng hơn 50% những mẫu xe Porsche được giao đến khách hàng kể từ năm 2025 sẽ là những mẫu xe điện", ông Lutz Meschke, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị và thành viên Ban Tài chính và Công Nghệ Thông Tin tại Porsche cho biết.
Điều này liên quan đến việc đầu tư lâu dài trong nhiều lĩnh vực như phát triển và sản xuất, cũng như đào tạo nhân lực. Mặc dù vậy, mục tiêu đạt lợi nhuận ít nhất 15% sẽ không thay đổi.
Vòng thử nghiệm trên Porsche 919 Hybrid
Ông Meschke nói thêm, "Bên cạnh các quy trình mang hiệu suất cao, lợi nhuận từ các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số cũng ngày càng đóng góp vào thành công kinh tế của chúng tôi".
Một điển hình về phương thức tiếp cận hiệu quả là các cơ sở sản xuất và lắp ráp mới của dòng xe Taycan hiện đang được xây dựng theo mô hình "nhà máy trong nhà máy" tại nhà máy chính ở Zuffenhausen.
Sự phát triển này báo hiệu sự dịch chuyển của Porsche khỏi dây chuyền lắp ráp truyền thống.
Quy trình sản xuất của Porsche 4.0
"Dòng xe Taycan là một trong những dự án tạo ra việc làm lớn nhất trong lịch sử Porsche", Ông Andreas Haffner, thành viên Ban Điều hành phụ trách Nhân sự và Công tác Xã hội nhấn mạnh. Việc ra mắt dòng xe Taycan đang tạo ra 1.200 việc làm mới tại Zuffenhausen.
Không phải tất cả những nhân viên mới này đều tham gia sản xuất dòng xe Taycan. Họ cũng sẽ chế tạo xe thể thao hai cửa. Mục tiêu của Porsche cho dòng xe Taycan là tạo ra đội ngũ vững mạnh kết hợp giữa các nhà sản xuất xe thể thao đầy kinh nghiệm và nhân viên mới.
Sự phát triển này là tiền đề cho các buổi đào tạo quy mô lớn sẽ diễn ra tại khu vực sản xuất trung tâm được xây dựng trong nhà máy Zuffenhausen. Một nền tảng đào tạo kỹ thuật số, chứa hơn 1.200 chủ đề liên quan đến việc chuyển đổi kỹ thuật số và cho phép người dùng nghiên cứu độc lập theo nhu cầu của họ. Nền tảng này được áp dụng cho toàn bộ lực lượng lao động tham gia vào đội ngũ Porsche trong hành trình bước vào kỷ nguyên điện tử và kỹ thuật số.
Thử nghiệm mẫu xe tương lai Công thức E
Sự liên kết chặt chẽ giữa phiên bản xe đua thể thao và phiên bản thương mại đã nhấn mạnh được tầm quan trọng của việc chia sẻ công nghệ. Tương tự như Porsche 919 Hybrid, mẫu xe đã nhiều lần giành chiến thắng tại giải đua Le Mans, mẫu xe Taycan được trang bị công nghệ tiên tiến 800 V.
Đây là một trong những yếu tố quyết định cho mẫu xe 919, khi mức điện áp được thiết lập một cách hiệu quả trên toàn bộ hệ thống truyền động điện: từ pin đến cách bố trí các thiết bị điện tử và các máy điện đến hiệu suất của quá trình sạc.
Áp dụng phương pháp tiên phong và phát triển cụ thể các chi tiết 800 V tương thích, Porsche đã nâng cao giới hạn của tính khả thi về mặt kỹ thuật - bao gồm cả pin lithium-ion được làm mát bằng chất lỏng.
Các giải pháp sạc điện của Porsche
Ở lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt như trong môn đua xe thể thao, Porsche vẫn tiếp tục phát triển công nghệ của riêng mình. Thương hiệu hiện đã đạt được mật độ công suất chưa từng thấy. Đối với dòng xe Taycan, công nghệ 800 V đảm bảo pin lithium-ion có thể sạc đầy chỉ trong bốn phút, cung cấp đủ năng lượng điện để vận hành trên đoạn đường 100 km (theo tiêu chuẩn NEDC). Việc chuyển giao công nghệ này sẽ đạt đến cấp độ hoàn toàn mới khi Porsche tham gia Formula E trong mùa giải 2019/2020.
Quy trình sạc nhanh yêu cầu hệ thống sạc mạnh mẽ. Đó là lý do Porsche E-Performance phải đáp ứng được mọi yêu cầu về cơ sở hạ tầng với các giải pháp trên đường và tại nhà.
Với công suất lên đến 22kW, Porsche Mobile Charger Connect là phương thức sạc điện nhanh chóng và tiện lợi cho dòng xe Taycan ngay tại nhà. Phương thức này cũng có thể được sạc bằng công nghệ cảm ứng.
Yên Du
Theo Cartimes
Top 10 siêu xe sử dụng vỏ bằng sợi carbon Trang Motor1 vừa liệt kê ra danh sách 10 siêu xe sử dụng vỏ bằng sợi carbon. Trong đó có những cái tên đình đám như Aston Martin Valkyrie AMR Pro, Hennessey Venom F5, Koenigsegg Agera RS... 1. Aston Martin Valkyrie AMR Pro. 2. Hennessey Venom F5. 3. Italdesign Zerouno Duerta. 4. Koenigsegg Agera RS. 5. Lexus LFA. 6. McLaren Senna. 7. McLaren...