Choáng với sự khác biệt trong bữa cơm ở cữ mẹ chồng chuẩn bị cho con dâu và con gái
Chị đóng góp tiền ăn đàng hoàng cho mẹ chồng trong khi em gái chồng thì được mẹ nuôi không. Ấy thế nhưng chế độ ăn của 2 bà đẻ khác nhau hoàn toàn.
Anh chị cưới nhau được 3 năm, ngày trước yêu nhau mẹ anh đã không ưng chị vì bà muốn con trai yêu cô gái gần nhà. Cưới về chị làm gì mẹ chồng cũng không vừa ý. Chị rửa bát sạch sẽ úp gọn gàng rồi nhưng lúc sau bà lại mang ra rửa lại.
Hôm mẹ chị cho mớ rau lang bà trồng trong vườn nhà bảo mang về ăn vì rau sạch không ngờ về tới nơi mẹ chồng vứt đi luôn và nói nhà này không ăn mấy loại rau cho lợn… Lúc đó chị cảm thấy tổn thương vô cùng nhưng tôi vẫn giữ im lặng.
Chồng chị dù yêu thương vợ nhưng lại sợ mẹ, nên bà nói gì dù đúng dù sai anh cũng không dám cãi. Lúc chị sinh con trai đầu lòng bà cũng chẳng quan tâm tới cháu chút nào. Mẹ chị tối nào cũng sang ngủ với cháu, sáng dậy lại ôm một chậu tã đầy về nhà giặt. Đầy tháng chị xin về nhà mẹ đẻ thì bà nội nhất định không cho. Mẹ chị khi đó cũng bận buôn bán nên bà bảo bà cho tiền thôi chứ bà không qua nữa đâu. Thương mẹ vất vả, vậy là chị tự lo cho con hết.
Thương mẹ vất vả, vậy là chị tự lo cho con hết. (Ảnh minh họa)
Vậy mà 1 tháng sau em gái chồng cũng sinh, mẹ chồng chị chỉ để cho cô ấy ở nhà chồng có 1 tuần rồi bắt con rể đưa vợ sang ngay để bà chăm. Mẹ đẻ chị đưa sữa với quần áo sang cho cháu nhưng mẹ chồng lấy để đưa cho con gái mà không nói với chị một lời. Chị đóng góp tiền ăn đàng hoàng cho mẹ chồng trong khi em gái chồng thì được mẹ nuôi không. Ấy thế nhưng chế độ ăn của 2 bà đẻ khác nhau hoàn toàn. Từ ngày đẻ ngày nào chị cũng chỉ có canh rau ngót và cá khô, thi thoảng được bữa thịt còn em chồng thì khỏi phải nói, ăn thừa cả tim cật đổ cho chó.
Video đang HOT
Mẹ chị gửi cho con gà, bà bảo để nuôi cho đẻ trứng. Nhưng thực chất bà giết thịt, hầm cho con gái ăn. Chị biết nhưng vẫn cố lờ đi, nếu làm to chuyện mọi người lại nghĩ chị tham miếng ăn với em chồng.
Ngày chị đi làm trở lại, cháu ngoại cũng đã về bên nội nên chị nhờ mẹ chồng chăm giúp. Bà nhận lời nhưng bảo mỗi tháng phải đưa bà 3,5 triệu tiền trông coi. Trong khi từ lúc đẻ, sữa, bỉm mọi thứ của con là một mình chị lo bằng tiền tiết kiệm của mình và tiền mẹ chị cho. Còn tiền của chồng thì mẹ chồng giữ hết, bà bảo để tiết kiệm.
Chị cắn răng chấp nhận mọi yêu cầu của mẹ chồng mà không kêu ca. Nhưng bởi vì lương chị chỉ có 5 triệu, đưa mẹ 3,5 triệu rồi thì số còn lại không đủ sữa bỉm cho con thế là chị nhận làm thêm buổi tối. Nói là làm thêm nhưng chị cố gắng sắp xếp công việc để về trước 7 giờ. Làm thêm có 2 tiếng mà mỗi tháng có thêm 1,5 triệu nữa nên chị phấn khởi lắm.
Nào ngờ đi làm được tối thứ 3 thì mẹ chồng mặt xưng mày xỉa lên quát vào mặt chị: “Cô đi đú đởn để hết việc nhà cho ông bà già này còn con cái phó mặc cho chồng à?”. Thực ra chị đâu có ý đó, vì ông bà cũng ở nhà cả nên chị nghĩ bà nấu bữa cơm cho cả nhà chắc cũng không sao . Còn chồng chị thì bế con, chị về ăn uống xong dọn dẹp mọi thứ, quần áo cả nhà vẫn là chị giặt cả mà. Thế nhưng mẹ chồng chị không chịu, thấy con dâu không nói gì, bà lại càng được đà.
Thế nhưng mẹ chồng chị không chịu, thấy con dâu không nói gì, bà lại càng được đà. (Ảnh minh họa)
“Từ mai cô về như bình thường ngay cho tôi, nếu về muộn thì đi luôn đi đừng về nữa”. Chồng chị khi ấy mới từ trong buồng bế con chạy ra.
- Vợ con làm thêm cũng là muốn kiếm tiền lo cho cháu thôi mà mẹ. Con là chồng mà không giúp được cho vợ con cũng xấu hổ lắm. Thôi thì mai cơm nước mẹ cứ để con lo.
- Anh lại còn bênh nó à. Cái loại đàn ông đội vợ lên đầu như thế thì sớm muộn cũng bị nó coi không ra gì đâu. Cút, cút hết đi cho khuất mắt tôi – bà ném hết quần áo của con dâu ra ngoài sân.
Thấy mẹ mình có vẻ giận quá, anh chỉ biết nhỏ nhẹ bảo chị xin lỗi mẹ chứ không bênh vợ thêm câu nào. Quá uất ức, chị nhặt quần áo cho vào va li rồi ôm con về ngoại. Hôm sau chồng chị có sang khuyên chị về nhà nhưng mẹ chị bảo nhà chồng như thế không cần về nữa. Ở đây bà thừa sức nuôi con nuôi cháu.
Nhìn chồng héo hon chị lại thương, định về nhưng anh lại bảo về xin lỗi mẹ trước rồi sau nhớ để ý, đừng chấp nhặt với bà, cũng đừng cãi lời, bà nói gì thì cứ nghe thế. Chị lại chùn bước chẳng muốn về nữa.
Thực tâm chị chẳng muốn ly hôn, nhưng cứ nghĩ đến thái độ coi thường, hắt hủi của mẹ chồng và nhà chồng chị lại chán. Mẹ chị thì bảo về đó rồi sau có chuyện gì sang đây bà không hứng nữa đâu. Lòng chị rối bời, chưa biết phải làm sao bây giờ.
Theo Khám Phá
Ở cữ mà vẫn phải chăm mẹ chồng
Kể từ khi có mẹ chồng ra ở cùng, nhàn đâu chẳng thấy, chỉ thấy Phương còn "cực" hơn nhiều.
Đang ở trong những ngày mang thai cuối cùng thì chồng hay phải đi công tác, sợ lúc sinh không có ai bên cạnh nên vợ chồng Phương nhờ mẹ anh ra ở cùng cô. Hơn nữa, cơ thể Phương đã bắt đầu đến giai đoạn mệt mỏi, ì ạch, lại vẫn phải đi làm, vợ chồng cô hy vọng mẹ chồng sẽ đỡ đần được việc nhà để con dâu được nghỉ ngơi, dưỡng sức chờ ngày đi đẻ. Ai dè kể từ khi có mẹ chồng ra ở cùng, nhàn đâu chẳng thấy, chỉ thấy Phương còn "cực" hơn nhiều.
Lúc có hai vợ chồng, sáng nào Phương cũng được ngủ đến 7h mới dậy, chuẩn bị xong thì đi ăn sáng rồi đi làm. Từ lúc bà lên, ngày nào bà cũng gõ cửa phòng từ... 5h sáng, bảo con dâu dậy đi bộ thể dục cho dễ đẻ, mặc dù rất nhiều lần Phương tâm sựrằng bây giờ cô bụng to, đêm thường xuyên bị mất ngủ. Không chỉ có vậy, mỗi lần cô mua đồ ăn sáng ở ngoài về, bà đều tỏ ra phật ý, hôm thì chê không ngon, không đảm bảo, thậm chí bà còn gọi điện trách chồng cô: "Ngày trước sáng tao vẫn đi gặt cả sào ruộng, trưa đi đẻ luôn thì có làm sao , vợ mày bây giờ cả bữa ăn sáng cũng không làm nổi à".
Nhà có máy giặt, nhưng bà kiên quyết không cho dùng vì sợ bẩn, sợ hỏng quần áo. Thương vợ bụng to vượt mặt, ngồi còn thở chẳng ra hơi, chồng Phương phân tích hết lời thì bà bảo: "Của chúng mày thì tuỳ, sao cũng được, nhưng đồ của mẹ thì phải giặt tay". "Làm đi cho dễ đẻ" là câu mà mẹ chồng thường xuyên nói khi Phương dùng máy móc để làm việc nhà.
Sau khi sinh con xong, đêm đầu tiên trong viện, chỉ có mẹ chồng ngủ lại cùng hai mẹ con, Phương còn đau nhiều nên khi con khóc đòi ăn, Phương gọi bà dậy nhờ pha hộ bình sữa. Chỉ có vậy thôi mà bà gằn giọng: "Đẻ cả ngày trời rồi cứ nằm mãi làm gì nữa, dậy vận động đi cho khỏi dính ruột". Ôm con cho ăn, mà nước mắt Phương ướt cả áo, vì đau, vì tủi, quay sang bên cạnh nhìn thì thấy mẹ chồng đã ngủ từ lúc nào. Cho con ăn xong cô lại dậy, cố lết vào nhà vệ sinh rửa cốc, rửa bình.
Những ngày sau đó, việc duy nhất mẹ chồng làm giúp Phương là đi chợ, còn lại là ngồi một chỗ bế cháu. Bà bảo: "Trước mẹ đẻ chồng mày hôm trước, hôm sau đã xuống bếp đun nước nấu cơm chứ nhà làm gì có ai phụ giúp. Mà còn đun bếp rơm, bếp rạ khói cay mắt cũng có làm sao, bây giờ sướng nên cứ bày đặt kiêng với chả khem". Chồng đi công tác xa nhà, ban ngày Phương cơm nước, giặt giũ cho con, cho con ăn uống, đêm lại vật lộn với con một mình vì bà cứ đều đều 9h là đã lên giường đi ngủ, Phương e dè không dám gọi. Vậy mà sau một tuần ở nhà "chăm" con dâu, "chăm" cháu nội, đến hôm con trai về, bà đùng đùng lăn ra... ốm nặng, cả ngày chỉ nằm một chỗ rên hừ hừ vì "Đêm hôm chẳng ngủ được mấy, bữa lại chẳng ăn được gì, người mẹ như kiệt sức ấy con ạ". Xót mẹ, chồng Phương cuống quýt đi mua nào sữa, nào chim bồ câu về sai vợ tần cho mẹ ăn để... "lấy lại sức".
Cũng từ hôm ấy, với lý do là mệt, là ốm, việc chợ búa mẹ chồng Phương cũng "nhường" luôn cho con dâu. Phương ra ngoài, gặp ai cũng bảo cô liều, "không biết giữ biết gìn sau này khổ" mà cô chỉ biết cười trừ, chẳng biết phải giải thích thế nào. Nhiều hôm con trai về, đến ăn cơm bà cũng kêu chóng mặt không đi được cầu thang nên không xuống được, mà phải bê lên tận nơi, ăn xong con dâu lại phải lên dọn dẹp.
"Người ngoài mà đến chơi, có khi lại tưởng mẹ chồng mình mới là... gái đẻ" - Phương ngán ngẩm nghĩ thầm
Theo VNE
Sự khác biệt giữa đàn ông giàu có và anh Đàn ông giàu có sẽ bao bọc em bằng của cải, còn anh chỉ có tình yêu của mình. Hôn nhân là bước ngoặt quan trọng trong đời của mỗi người. Là niềm vui hay nỗi buồn phụ thuộc rất lớn vào sự lựa chọn của chúng ta. Tình yêu là nền tảng của hôn nhân hạnh phúc. Mặc dù càng ngày những...