Choáng với những mốt giày cao gót kỳ dị
Những đôi giày được thiết kế một cách kỳ dị khiến người ta phải “mắt tròn mắt dẹt” khi nhìn thấy chúng.
Với đôi giày vô địch về độ cao gót trước như thế này, có lẽ người ta chỉ xỏ được vào nó ở trạng thái… nằm
Mặt người cũng được in làm gót của chiếc giày độc lạ này
Tạo ảo giác như 1 thanh sắt đâm xuyên chân
Không gì có thể cầu kỳ và kỳ quặc hơn
Đôi giày này trông như sự lắp ghép của những con sâu ghê rợn
Đôi giầy theo phong cách hoàng cung kết hợp… thổ dân
Từ mọi ý tưởng, 1 chiếc túi xanh, khuôn mặt người con gái hay những con vật trong tự nhiên… tất cả đều được tái hiện lại trên những đôi giầy hết sức kỳ lạ này
Không phải ai cũng có can đảm đi những đôi giày chỉ có gót trước như thế này
Giày hình con tatu của Alexander McQueen. Một trong những thiết kế trở thành biểu tượng của thương hiệu Alexander McQueen chính là đôi giày hình con tatu. Tuy nhiên, nó lại được xem là một thiết kế ‘khó nhằn’ nhất, thậm chí là với cả những tín đồ đam mê thời trang cuồng nhiệt nhất. Và có lẽ chỉ duy nhất nàng ca sĩ dị hợm Lady Gaga mới ‘dung nạp’ cho thiết kế này
Không chỉ giày, mà boot của Lady Gaga cũng được thiết kế theo kiểu không gót như thế này
Video đang HOT
Đôi giày búp bê bóng bẩy này cũng cao không kém
Cô ca sĩ lập dị Lady Gaga nổi tiếng với những mốt giày cao gót kỳ dị này
Cũng chính vì những đôi giày cao gót không gót sau kỳ dị này mà Lady Gaga trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của nhiều vụ “vồ ếch” bất đắc dĩ
Giày không gót, liệu bạn có đủ can cảm để xỏ chân với chúng?
Theo Kiến thức
Những đôi giày kỳ quái nhất trên thế giới
Lịch sử loài người đã chứng kiến sự ra đời của những đôi giày kỳ quái nhất khiến người ta ngỡ ngàng.
1. Guốc Okobo ở Nhật Bản, thế kỷ 18
Trước khi xuất hiện guốc đế mỏng vào thập niên 1970, các maiko (geisha, hay kỹ nữ mới vào nghề) ở Nhật Bản từng đi những đôi guốc Okobo rất độc đáo. Lý do khiến họ đi những đôi guốc có đế rất cao này không chỉ là vì thời trang mà còn do những nguyên nhân rất thực tế. Các maiko này thường mặc những bộ kimono rất đắt tiền và dài lượt thượt, thế nên nếu không muốn bộ trang phục này bị lấm bùn khi đi lại trên đường, họ phải mang những đôi guốc rất cao.
Guốc Okobo được làm từ một miếng gỗ đặc tạo thành phần đế. Thông thường người ta sẽ làm phần đế mộc và không gọt giũa quá công phu. Tuy nhiên vào mùa hè, các maiko sẽ đi những đôi Okobo sơn mài màu đen.
Các maiko Nhật đi guốc Okobo
Những đôi Okobo này thường có độ cao là 14 cm, và phần đế guốc được đục lõm khiến chúng tạo ra âm thanh rất đặc trưng khi đi trên đường. Trong thực tế, Okobo là một từ tượng thanh, và nó mô tả tiếng guốc gõ trên đường.
Phần trên của đôi guốc này là quai guốc làm bằng vải. Màu sắc của quai guốc tùy thuộc và địa vị của các maiko. Các maiko mới vào nghề sẽ đeo quai guốc màu đỏ, trong khi những kỹ nữ gần kết thúc thời kỳ học việc của mình sẽ đi những đôi guốc có quai màu vàng.
2. Giày cao gót cho đàn ông châu Âu, thập niên 1700
Giày và bít tất trở thành những phụ kiện rất quan trọng đối với đàn ông châu Âu vào những năm 1700, khi những bộ áo cắt may và quần ống túm trở thành mốt, và người ta trở nên chú ý hơn tới phần dưới của cơ thể. Trong thời kỳ này, đàn ông lại thích có những đôi chân cân đối, và họ muốn đi những đôi giày cùng bít tất diêm dúa để khoe ra vẻ đẹp của đôi chân.
Một quý ông mang bít tất dài màu trắng và đi giày cao gót
Vua Louis XIV của Pháp đặc biệt mê những đôi giày cao gót với phần đế và gót màu đỏ. Tất nhiên là những sở thích của nhà vua sẽ được mọi người bắt chước, và thế là đàn ông ở châu Âu thi nhau đi những đôi giày cao gót màu đỏ sặc sỡ và lòe loẹt. Vào thời kỳ đó, một đôi bít tất Petticoat và những đôi giày cao gót được coi là chuẩn mực thời trang của đàn ông. Giày ống trở nên lỗi mốt trước nhưng đôi giày cao gót trang nhã này, và họ thậm chí còn trang điểm thêm cho nó bằng những sợi ruy-băng, bông hồng hay khóa móc.
3. Guốc kabkab, Li-băng, thế kỷ 14-17
Những đôi guốc cao lênh khênh này một thời được coi là vũ khí hữu hiệu của phụ nữ Trung Đông để bảo vệ mình khỏi những con đường lầy lôi bẩn thỉu và những phòng tắm công cộng nóng bức, ướt át. Những đôi guốc kabkab của các phụ nữ giàu có thường được khảm những viên ngọc trai lộng lẫy.
Những đôi guốc này cao gần chục cm và được làm bằng da thuộc kết hợp với quai đeo bằng lụa hoặc nhung. Cái tên "kabkab" có nguồn gốc từ âm thanh mà chúng tạo ra khi đi trên nền đá cẩm thạch. Phần trên của guốc được dát vàng, bạc hoặc dây kim tuyến.
Trong các dịp cưới xin và lễ lạt, phần đế guốc bằng gỗ được phủ toàn bộ bằng bạc trang sức hoặc những vật trang trí nhỏ bằng bạc.
Hai mẹ con Li-băng đi guốc kabkab
Trong những đám cưới này, cô dâu nhiều khi là những cô gái còn rất nhỏ, và để bù cho vóc người bé nhỏ của cô dâu, những đôi guốc kabkab này có khi được làm cao đến 60 phân. Những đôi guốc đặc biệt này thường chỉ được phụ nữ sử dụng, tuy nhiên đàn ông cũng có thể sử dụng loại guốc này nhưng được chế tạo đơn giản hơn rất nhiều để đi lại trong phòng tắm công cộng.
4. Guốc Chopines, Ý, 1580 - 1620
Ngày nay, những đôi guốc này chỉ còn tồn tại trong các bảo tàng ở Ý. Đôi guốc kỳ quái này xuất hiện trong thời kỳ phục hưng, và nó vẫn là sự lựa chọn ưa thích của nhiều phụ nữ Ý trong những năm đầu của thế kỷ 17. Giống như guốc Okobo của Nhật, guốc Chopines rất bất tiện trong sử dụng hàng ngày, và mục đích chính của nó là khiến cho chủ nhân trong nổi bật hơn.
Đôi guốc này không chỉ làm tăng chiều cao của chủ nhân lên tới 18 cm mà còn khiến họ trông cực kỳ tiểu thư và trang nhã bởi đây là những đôi guốc rất đắt tiền.
Guốc Chopines giúp chủ nhân cao thêm 18 cm
Đôi guốc đắt giá này được làm bằng gỗ, phía trên được phủ lụa hoặc nhung hảo hạng. Nó cũng được dát những dải ren bằng bạc kết hợp với đinh bấm và được hoàn thiện bằng những núm tua bằng lụa. Mặc dù được trang trí kỳ công như vậy, nhưng đôi guốc hảo hạng này lại ít khi được nhìn thấy, ngay cả trong những bức tranh thời kỳ đó, bởi phụ nữ thời kỳ này thường mặc những chiếc váy dài che kín cả gót chân.
5. Giày không gót, 2007
Đây là đôi giày đặc biệt, có một không hai và khiến mọi người phải sửng sốt trước sự kỳ quái của nó. Giày không gót xuất hiện lần đầu tiên trên thảm đỏ của nhà thiết kế Antonio Berardi vào năm 2007, và trở nên nổi tiếng nhờ siêu mẫu Victoria Beckham vào năm 2008.
Victoria Beckham đi giày không gót vào năm 2008
Mặc dù trông có vẻ khác thường và cực kỳ bất tiện, nhưng theo nhà thiết kế Berardi, đôi giày này không hề gây đau đớn cho người đi. Ông này cho biết: "Đôi giày này có khả năng giữ thăng bằng một cách hoàn hảo. Khi các cô gái đi thử đôi giày này, họ trông có vẻ sợ, nhưng cuối cùng họ đều nói rằng nó giống như bất cứ đôi giày bình thường nào khác." Tuy nhiên các chuyên gia y tế lại cho rằng việc đi đôi giày không gót này thường xuyên sẽ gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho bàn chân, đầu gối và xương sống.
6. Guốc không quai Padukas, Ấn Độ, 1700
Guốc không quai Padukas là loại giày dép cổ xưa nhất và phổ biến nhất ở Ấn Độ. Đôi guốc này chỉ gồm phần đế và một cái núm được bố trí giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai. Những đôi guốc này thường được làm bằng bạc, gỗ, sắt, và thậm chí là cả ngà voi.
Một số người theo chủ nghĩa hành xác lại thích đi những đôi Padukas có gai và đinh nhọn để chịu đựng đau đớn nhằm đem lại sự thỏa mãn cho bản thân. Khi cơ thể chịu đựng đau đớn trong khoảng 20-40 phút, nó sẽ bắt đầu tiết ra những chất giống như thuốc phiện để làm giảm cảm giác đau đớn. Những người theo đạo Hindu Sadhus hay Thánh Nhân ở Ấn Độ thường xuyên đi những đôi guốc kiểu này.
7. Giày cưới bằng gỗ, Pháp, cuối thế kỷ 19
Một đôi giày cưới mũi nhọn làm bằng gỗ óc chó nguyên khối
Loại giày cưới bằng gỗ có mũi cao nhọn hoắt này thịnh hành ở Thung lũng Bethmale, phía nam thành phố Saint Girons của nước Pháp. Chúng xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 9, khi người dân địa phương san phẳng một trại lính của quân xâm lược Moor để trả thù cho những người phụ nữ đã bị chúng bắt đi.
Dân làng đã cắm tim của những tên lính Moor tử trận lên mũi đôi guốc được làm từ thân cây óc chó của mình để ăn mừng chiến thắng. Sau đó những người đàn ông trong làng tạo ra đôi guốc kiểu này dành cho các cô dâu tương lai của mình. Người ta tin rằng mũi guốc càng cao chứng tỏ tình yêu mà chàng trai dành cho cô gái càng sâu đậm.
8. Giày sen, Trung Quốc, từ thế kỷ 10 đến năm 2009
Tục bó chân của người Hán ở Trung Quốc để cho bàn chân người phụ nữ nhỏ như búp sen đã tồn tại hơn một ngàn năm. Những đôi giày sen cho các phụ nữ bó chân ở phía bắc Trung Quốc, đặc biệt là ở Bắc Kinh, có kích thước rất nhỏ với phần đế và phần gót gắn liền với nhau, được gia cố thêm chất liệu da ở mũi và gót.
Những người phụ nữ "thời thượng" ở Thượng Hải hồi cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 thích những đôi giày sen cao gót hơn, trong khi phụ nữ ở các tỉnh miền nam như Quảng Đông thường đi giày sen làm từ sợi bông hoặc lụa đen với phần gót tương đối bằng phẳng. Một số đôi giày được bổ sung đinh sắt hoặc gỗ vào phần để tăng chiều cao và bảo vệ đôi giày tinh tế bằng lụa này khỏi bùn đất trên đường.
Một phụ nữ Trung Quốc đi giày sen
Trong số các món đồ hồi môn của mình, cô dâu ở Trung Quốc sẽ phải tự làm vài đôi giày sen để chứng minh cho khả năng may vá cũng như đôi chân nhỏ nhắn của mình. Sau đám cưới, cô dâu sẽ tặng cho các chị em chồng mỗi người một đôi giày sen trong buổi lễ đặc biệt có tên gọi là "chia giày".
Nhà máy cuối cùng chuyên sản xuất những đôi giày sen kiểu này ở Trung Quốc là Nhà máy Giày Zhiqiang. Nhà máy này bắt đầu sản xuất những đôi giày sen cho các phụ nữ lớn tuổi bó chân ở Trung Quốc từ năm 1991. Trong 2 năm đầu tiên, nhà máy đã bán được hơn 4000 đôi giày sen kiểu này. Tuy nhiên đến năm 2009, nhà máy tuyên bố ngừng sản xuất giày sen quy mô lớn, và chỉ đóng giày sen cho những khách hàng có yêu cầu đặc biệt.
Theo Listverse
Top 8 giày cao gót kỳ quái nhất Có thể không có tính ứng dụng cao nhưng đây đều là những tác phẩm đầy tính sáng tạo. 1. Giày xoắn của Julian Hakes Giày xoắn của Julian Hakes được xem là một tác phẩm nghệ thuật, một kiến trúc thời trang ấn tượng nhưng chúng khó có thể ứng dụng vào trong thực tế với kiểu dáng xoắn, không gót. Cấu...