Choáng với những bà vợ “hở ra là… tụt”
Nhắc đến hành động “điên rồ nhất” của chị Quyên thì tất cả đồng loạt kể về lần chị “trần như nhộng” nằm giãy đành đạch giữa đường ăn vạ anh Lâm – hàng xóm sát vách nhà chị.
Ở con ngõ nhỏ trên phố Láng Hạ – Hà Nội, nhiều người dân mỗi lần nhắc tới cô Quyên là lắc đầu lè lưỡi. Với hầu hết mọi người thì “cô Quyên ấy” là người không có sĩ diện, không biết xấu hổ, tính tình chanh chua, đanh đá và thuộc diện “trẻ không tha, già không thương và &’tương’ cả đàn ông lẫn phụ nữ”. Nhiều người còn tếu táo: “Nếu có cái hạng mục &’thích tụt’ trong sách Guinness thì cô ấy cầm chắc phần thắng”.
Những người hàng xóm này cho biết, chị Quyên sống trong khu phố với mọi người nhưng chưa bao giờ tỏ ra thân ái. “Gặp ai, bất kể già, trẻ, gái, trai mặt cô ấy lúc nào cũng như đeo chì. Cả cái con ngõ này không ai bảo ai, cứ thấy cô ấy là tránh đi cho lành. Nếu không tránh thì thể nào cũng gặp phải một câu bóng gió nào đó. Gặp lúc bực mình, ai nói lại là y như rằng cả khu sẽ được nghe những lời tục tĩu và kinh hãi hơn là chứng kiến cảnh chị tụt đồ” – một bà cụ trong khu cho biết.
Ảnh chỉ mang tính minh họa.
Nhắc đến hành động “điên rồ nhất” của chị Quyên thì tất cả đồng loạt kể về lần chị “trần như nhộng” nằm giãy đành đạch giữa đường ăn vạ anh Lâm – hàng xóm sát vách nhà chị. “Hôm đó, không hiểu ác cảm, mâu thuẫn từ bao giờ dồn lại mà tự dưng thấy cô Quyên mang xi măng ra bịt lỗ thoát nước cống nhà chú Lâm. Rồi lời qua, tiếng lại, cự cãi ngày càng căng thẳng. Cuối cùng thì cô Quyên miệng thì bù lu, bù loa, cởi đồ, nằm lăn ra trước cổng nhà chú Lâm” – Một chị trong khu kể lại.
Bản thân anh Chính là chồng của chị Quyên cũng phải nhăn nhó, đỏ mặt mỗi khi có ai đó vô tình nhắc đến tên vợ hoặc bóng gió về những chiến tích “tụt quần cho thiên hạ ngắm”. Nói về cô vợ “có máu điên”, anh cho biết: “Lúc yêu và lấy nhau thì cũng biết cô ấy nổi đình nổi đám vì tính tình hung dữ nhưng không ngờ càng ngày bản tính ấy càng quá thể. Cô ấy ngày một ngông cuồng và trở thành người đàn bà bất trị. Đi đến đâu, ở chỗ nào cũng gây sự, cãi vã và… tự lột mình để thắng đối phương”.
Video đang HOT
Qua những gì anh Chính kể thì đã không ít lần anh phải muối mặt lôi vợ về nhà trong trạng thái trên người không một mảnh vải che thân. “Có lần, vợ tôi hăng máu xâu xé với một chị hàng thịt tới mức đứng giữa chợ, trước bao nhiêu người cô ấy tụt phăng quần xuống, rồi văng đủ thứ tục tĩu đi kèm với hành động “đì đẹt” vào vùng kín của mình. Nghe được tin, tôi xấu hổ, tôi phải đeo khẩu trang, đội mũ bảo hiểm mang cái chăn ra trùm lên người cô ấy thì bà vợ của tôi giật phăng ra rồi tiếp tục điên cuồng lao vào trận chiến”.
Anh Chính cũng không ít lần nạt nộ thậm chí dọa ly hôn nhưng bản chất “ăn vào máu” của chị khiến những lời nói của anh trở thành vô nghĩa.
Cũng trong tình trạng bất lực trước bà vợ “đã xấu tính lại còn vô duyên, ngông cuồng” như anh Chính, tuy nhiên anh Việt (Gia Lâm, Hà Nội) lại buộc phải chấp nhận cam chịu hoàn toàn trước vợ. Vì nếu không cam chịu thì không chỉ bố mẹ mà tông ti họ hàng nhà mình bị đào lên và “cho ăn” những thứ bẩn tưởi nhất.
“Kiếp ở rể đúng là chó chui gầm chạn. Vợ hư, vợ hỏng cũng phải im miệng. Mở miệng ra nhỏ nhẹ ngăn cản thì không chỉ mẹ vợ mà cả vợ như muốn ăn tươi nuốt sống mình” – anh Việt khổ sở nói. Bởi vậy, mỗi lần vợ “nổi điên” là anh co rúm, ngồi yên vị. Nếu cố tình can ngăn thì thể nào chị cũng cho anh “cùng hội cùng thuyền” với những kẻ đang khiến chị phát điên.
Chị Nhàn – vợ anh, vốn là con một trong gia đình tiểu thương. Sống trong môi trường buôn bán, cả ngày chỉ tiếp xúc với những câu văng tục, chửi thề của những người lao động chân tay, làm công ăn luơng tại nhà chị nên dần dần chị bị ảnh hưởng.
Nhưng điều khiến chị Nhàn trở thành người phụ nữ “không sợ trời, chẳng sợ đất, coi người khác như cỏ rác, ăn nói lộng ngôn và hành động điên rồ chính là mẹ đẻ của chị – một người đàn bà ghê gớm không ai dám đụng đến. Anh Việt đã nhiều lần chứng kiến cảnh mẹ vợ “tư vấn” cho con gái những chiêu trò mà chỉ có… kẻ mất lý trí, thiếu tỉnh táo mới làm.
“Vợ tôi trước thì chỉ ngoa mồm, nhưng rồi càng lấn sâu vào làm ăn, buôn bán, cô ấy như biến thành con người khác. Ngoài những câu chửi thiếu văn hóa thì cô ấy bắt chước mẹ &’đãi mắt thiên hạ’ vì những lý do như: tranh vỉa hè kinh doanh với hộ bên, khách mua hàng tới trả/đổi lại đồ…
Đã không dưới 10 lần tôi chứng kiến cảnh vợ lõa lồ giữa bàn dân thiên hạ. Người quen trông thấy thì lắc đầu ngán ngẩm, người không quen, đặc biệt là cánh đàn ông thì nán lại chỉ trỏ, mắt hau háu nhìn…” – Anh Việt cay đắng nói về người vợ của mình.
Không chỉ đối xử với người ngoài theo lối hành vi nguyên thủy ấy mà chị Nhàn còn áp dụng nguyên chiêu để xử chồng. “Có một lần, tôi đi giao hàng về muộn do gặp cậu bạn. Mải lai rai bia bọt với cậu ta nên quên cả giờ giấc. Thế là về đến nhà, vừa bước lên phòng thì cô ấy tốc váy lên, túm lại rồi tụt cả quần chíp xuống, tay chân, người ngợm vung loạn xạ… Cùng bao nhiêu lời cay nghiệt, tục tĩu, cô ấy &’ném’ thẳng vào mặt tôi”- Anh Việt ê chề nhớ lại.
Theo VNE
Là vợ chồng, "thủ" hay không còn tùy
Dân gian thường bảo: Đàn ông thể nào cũng dính vào một trong "tứ đổ tường", không cái này thì cái kia, ít ông nào "lành" hoàn toàn. Chẳng biết có phải vì vậy không mà người vợ mặc nhiên được trao giữ "trọng trách" tay hòm chìa khoá trong nhà.
Vì vậy, vấn đề "thủ" chỉ nên đặt ra khi việc tiêu xài của người chồng có nguy cơ ảnh hưởng đến gia đình.
Thực ra, việc thủ ở các bà vợ chỉ xuất hiện gần đây khi bản thân họ cũng tạo ra thu nhập, họ có tiếng nói cũng như sức ảnh hưởng đáng kể trong gia đình; chứ ở thời bà, mẹ chúng ta khoảng vài chục năm về trước, phần lớn phụ nữ chỉ ở nhà làm nội trợ, ông chồng nắm toàn bộ quyền hành trong gia đình, các bà làm gì dám thủ? Tư tưởng "thủ" thời trước có gì đó thật ghê gớm, vừa là sự giấu giếm, lén lút, vừa có vẻ "qua mặt chồng" nên các bà... sợ.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Đã vậy, các bà còn lệ thuộc tài chính vào chồng thì lấy gì để cất riêng? Thêm vào đó, xã hội ngày trước không quá nhiều tệ nạn, cám dỗ, nạn ly hôn cũng không trầm trọ`ng như bây giờ. Ngày nay, ngoại tình, nhậu nhẹt, chơi bời tràn lan, giá trị gia đình chẳng còn được tôn trọng, việc thủ ở các bà vợ âu cũng là "hệ quả tất yếu" vì nếu chẳng may hôn nhân nửa đường gãy gánh thì phần lớn người vợ sẽ giữ quyền nuôi con. Không thủ thì lấy gì nuôi con - kết quả để lại từ cuộc hôn nhân?
Hoặc, nếu gia đình gặp chuyện bất trắc, rủi ro như bệnh tật, tai nạn bất ngờ, mà một trong hai người không biết lo xa phòng thủ trước, trong khi người còn lại luôn tiêu xài vung tay quá trán thì khi "hữu sự" lấy gì lo? Nói thế tức là việc "thủ" có thể do phía người chồng hoặc vợ nếu người còn lại không biết lo xa. Tuy nhiên, hạnh phúc chỉ đảm bảo khi người ta thủ để lo cho cái chung chứ không phải để phục vụ mục đích cá nhân.
Thực ra, có những ông chồng rất "ngoan", không dính vào "tứ đổ tường" nhưng lại mắc "bệnh" keo kiệt, xài kỹ hoặc có những bà vợ không nghiện mua sắm, xài hoang nhưng thường xuyên "đút nhét" tiền riêng cho gia đình mình nên "đối phương" mới phát sinh tâm lý thủ. Ngay cả khi có lý do "chính đáng" chăng nữa thì cả hai cũng nên trao đổi với nhau, không giải quyết được hãy tính chuyện thủ. Tôi có chị bạn có mẹ mắc bệnh nan y, nhà chị đã cạn kiệt chi phí để lo cho bà nhưng chồng chị không chịu giúp vì ngày trước ông bà phản đối chị lấy anh. Vì thế, chị đành thủ để có cái phụ lo cho mẹ. Lại có anh bạn vì không ngăn được vợ mê hụi hè, cho vay nóng vay nguội này nọ nên cũng sinh ra thủ vì sợ có ngày vợ... đổ nợ! Trong những trường hợp như thế, "thủ" cũng là một "giải pháp tình thế" có thể chấp nhận được.
Khi người ta lập gia đình, mọi thứ nên tập trung để lo cho gia đình của mình. Nói thế không có nghĩa là khi gia đình riêng của mỗi người cần giúp đỡ, chúng ta có thể thản nhiên phớt lờ. Nếu cả hai sống với nhau có tình có nghĩa, biết tôn trọng nhau thì nên chia sẻ những vấn đề chung, đừng để dẫn đến chuyện "thủ", bởi suy cho cùng, thủ không đơn thuần là chuyện tiền bạc mà còn cho thấy người ta thiếu lòng tin, đã trở nên đề phòng, cảnh giác với nhau mất rồi.
Theo VNE
Đàn ông mong gì ở vợ "... Sẽ thật bất hạnh cho ông chồng nào nếu sau một ngày bươn chải, chốn về cuối cùng là tổ ấm vẫn không mang lại được cho anh ta cảm giác bình yên..." 1. Cảm giác thoải mái mỗi khi về nhà Đường phố bây giờ nhiều bụi bặm, tiếng ồn, ô nhiễm lắm. Đi bên ngoài chục phút đã muốn héo...