‘Choáng’ với ngôi trường đông học sinh nhất thế giới
Trường Montessori ở bang Uttar Pradesh (Ấn Độ) được cho là trường học lớn nhất thế giới với số lượng học sinh “khủng”.
Trường Montessor từ lâu nổi tiếng với khuôn viên rộng và “đông đúc” nhất thế giới với 47.000 học sinh, 3.800 giáo viên, 1.000 phòng học và 3.700 máy vi tính.
Khuôn viên của trường đủ cho 47.000 học sinh cùng tập trung cầu nguyện vào mỗi buổi sáng
“Cha đẻ” của ngôi trường này là Tiến sĩ Jagdish Gandhi (75 tuổi). Ông đã thành lập ngôi trường vào năm 1959 bằng số tiền nhỏ đi vay mượn. Ban đầu, trường học này chỉ có vỏn vẹn 5 học sinh.
Ng ôi trường được thành lập năm 1959 với số học sinh ban đầu chỉ là 5 học sinh. Hiện nay, mỗi lớp học trung bình có từ 45 đến 50 em
Video đang HOT
Đội ngũ giáo viên của trường tổng cộng có 3.800 người
Tiến sĩ Jagdish Gandhi chia sẻ: “Tôi thành lập ngôi trường vào thời điểm rất khó khăn năm 1959. Tôi đánh trống khai giảng và kêu gọi các em đến học trong suốt 15 ngày nhưng chỉ có 5 em đến học. Về sau, tôi và vợ tôi đã đi vận động phụ huynh cho con em họ tới trường”.
Tiến sĩ Jagdish Gandh, 75 tuổi (phải) là người thành lập Trường Montessor
Mới đây, Tổ chức kỷ lục thế giới Guinness chính thức công nhận trường Montessor là Trường học lớn nhất thế giới. Danh hiệu này trước đây từng thuộc về Trường trung học Rizal ở Manilan của Philippines với 19.738 học sinh.
Theo Thanhnien
Hi hữu: Cả huyện rầm rĩ vì vụ kiện mất... heo nái
Con heo nái động dục sổng chuồng đã dẫn đến một vụ kiện "có một không hai" xảy ra tại huyện Lắk (Lắk Đắk) kéo dài suốt một năm qua nhưng đến nay vẫn chưa có hồi kết.
Bà Đỗ Thị Gái (49 tuổi) cho biết, bà là một giáo viên tiểu học ở thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk (Đắk Lắk). Do đồng lương giáo viên cấp một ít ỏi không thể đủ chi phí trang trải cho gia đình cùng 3 người con đang theo học ở xa nên sau mỗi buổi lên lớp dạy học, về nhà bà Gái lại đẩy mạnh tăng gia sản xuất mới kiếm đủ tiền cho 3 con đi học.
Bà Gái cho biết sẽ kiện đòi con heo nái đến cùng
Vào đầu năm 2012, bà đã mua một con heo nái của gia đình anh Lê Thái Trãi (41 tuổi), trú tại tổ dân phố Đoàn Kết, thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk. Do khi mua về thì con heo này đã có mang nên chỉ 2 tháng sau heo nái đã sinh được 12 con béo tròn. Nuôi thêm vài tháng, bà Gái xuất chuồng lứa heo đầu tiên được 10 triệu đồng. Bà Gái hồ hởi chăm sóc con heo nái này càng tận tình hơn, ngoài việc cho ăn những loại cám ngon, bà còn mua thêm cả cá về để cho heo ăn lấy sức mà sinh sản.
Chiều tối ngày 5/5/2012, bà Gái mừng rơn vì phát hiện con heo nái có dấu hiệu động dục. Không giấu được niềm vui cho riêng mình, bà liền gọi điện cho 3 đứa con đang theo học ở xa thông báo về sự kiện đặc biệt này. Do trời đã nhá nhem tối, không thể đi gọi người đến phối giống cho heo được nên bà Gái vào nhà nổi lửa nấu cơm ăn rồi đi ngủ.
Sáng hôm sau, bà Gái dậy từ rất sớm đi gọi người đưa heo đực đến phối giống cho heo nhà mình thì nhìn vào chuồng không thấy con nái đâu cả. Nghĩ rằng con heo sổng chuồng đang quanh quẩn đâu đây nhưng tìm mãi cũng không thấy. Suốt những ngày sau đó con heo vẫn bặt vô âm tín. Mất con heo nái vốn đang là chỗ dựa vững chắc về kinh kế của gia đình, bà Gái xót xa đến mất ăn, mất ngủ suốt cả tuần sau đó
Thế nhưng, vài tuần sau khi con heo sổng chuồng đi đâu mất, trong một lần qua nhà bà Nguyễn Thị Thọ (50 tuổi), cách nhà mình chỉ vài trăm mét, bà Gái bất ngờ phát hiện con heo nái của gia đình mình đang nằm trong chuồng heo nhà bà Thọ. Không giấu được niềm vui, bà Gái liền chạy đến gần vỗ vào người con heo, trong lòng thầm nghĩ "vậy là sau nhiều ngày bỏ chủ cuối cùng rồi mày cũng lại trở về với tao".
Giữa gia đình bà Thọ và gia đình bà Gái lâu nay vốn có mối quan hệ láng giếng rất tốt nên khi phát hiện con heo nhà mình bà Gái nghĩ việc đưa con heo này về là chuyện dễ như chở bàn tay, không có gì khó khăn. Thậm chí, trong giây lát bà Gái còn thoáng nghĩ cũng may mà lọt vào chuồng heo nhà bà Thọ chứ vào nhà người khác xấu tính chắc giờ đi tìm cái xương con heo của gia đình mình cũng không còn.
Bà Thọ khẳng định con heo nái đang tranh chấp là của mình
Thế nhưng, bà Gái đã nhầm. Khi mới ngỏ lời xin bà Thọ đưa con heo về nhà mình đồng thời thanh toán chi phí chăn nuôi suốt mấy tuần qua cho bà Thọ thì bà Thọ liền sừng sộ, mắng xối xả như tát nước vào mặt bà Gái. Bà Thọ cho rằng bà Gái "chỉ được cái nhận vơ". Bởi theo bà Thọ, đây là con heo của gia đình bà đổi được từ người em ruột là ông Nguyễn Văn Báu (ngụ tại xã Tría, huyện Lắk) bằng hai con heo khác.
Bên nào cũng đều khẳng định đây là con heo nái của gia đình mình và đưa ra nhiều người làm chứng. Hàng xóm bị một phen inh ỏi bởi sự to tiếng của hai bên gia đình. Cãi nhau chán chê, người nào cũng khàn cả cổ họng, cuối cùng họ đành mời chính quyền địa phương đến giải quyết.
Nhận được lời mời, chính quyền địa phương cũng sốt sắng vào cuộc, lập biên bản hiện trường, yêu cầu cấm xê dịch con heo nái ra khỏi chuồng nhà bà Thọ, đồng thời tiến hành lấy lời khai các bên và nhân chứng để làm căn cứ giải quyết vụ việc.
Vụ tranh chấp con heo nái đối với chình quyền tưởng dễ giải quyết nhưng hóa ra vô cùng phức tạp. Bên nào cũng khăng khăng quả quyết đó là heo nái của gia đình mình và đưa ra nhiều nhân chứng sống. Cuối cùng, vì vụ tranh chấp "quá rối" chính quyền địa phương đành phải "chào thua" nên hướng dẫn các bên làm đơn ra tòa để được giải quyết tranh chấp theo pháp luật.
Hòa giải tại địa phương bất thành, bà Đỗ Thị Gái làm đơn khởi kiện bà Nguyễn Thị Thọ, quyết đòi lại bằng được con heo mà bà quả quyết cho rằng đây chính là con heo nái của mình bị sổng chuồng trong thời kỳ động dục.
Theo vietbao
Đột nhập hầm ngầm kiên cố của trùm phát xít Hitler Một nhiếp ảnh gia nghiệp dư đã đóng giả một công nhân xây dựng và 30 lần bí mật lẻn vào căn hầm ngầm kiên cố của trùm phát xít Adolf Hitler ở Đông Đức, nơi y tự sát vào năm 1945, để chụp ảnh địa điểm này. Giờ đây, bộ ảnh bí mật đã được tiết lộ. Vào năm 1986, chính phủ...