“Choáng” với nghề làm chấm dứt cơn đau
Tình cờ, tôi được nghe tiến sĩ – bác sĩ (BS) Giang tả cảnh giáo sư Nguyễn Thường Xuân chữa “bệnh tự sát” vào những năm 70 của thế kỷ trước. Nghe tên bệnh đã “khủng”, nhưng nghe cách chưa bênh cua GS Xuân thì tôi choáng luôn.
Vừa choc tơi, choc lui đê tim “huyêt” (lỗ thông từ má vào hộp sọ – PV), để “định vị” vị trí, nếu hiện nay có man hinh, thì ngày đó, bên cạnh GS là… hộp sọ. Đến khi người bệnh la lên tiếng kêu đặc trưng của bệnh (dây thần kinh 5), đó là lúc kim tiêm đã chọc đúng vi tri. Lúc này, GS mới tiêm… nước sôi vào não!
Qua bất ngờ với cach chưa bênh nay, tôi hẹn BS Giang để hiểu cách chữa bệnh như đùa với thần chết này. Gặp rồi, tôi mới hiểu phần nào về sư kheo leo, tinh tê cua cac thầy thuôc Viêt Nam.
Cắt cơn đau triền miên cho những người bị ung thư
Đã trễ hẹn với tôi vào cuối giờ chiều, nhưng khi gặp rồi, BS Bui Văn Giang – Pho Giam đôc, kiêm Chu nhiêm khoa Chân đoan hinh anh Bênh viên Đa khoa Xanh Pôn, Pho Chu nhiêm bô môn Chân đoan hinh anh Trương Đai hoc Y Ha Nôi – lại xin lỗi để đi hội chẩn tiếp một ca bệnh. Chưa hết, chắc để tôi đỡ sốt ruột, anh lại đưa tôi đến phòng can thiệp về mạch máu gì đó trong não bệnh nhân.
Ngồi nhìn qua màn hình, tôi thấy các bác sĩ đang tìm cách luồn thiết bị nhỏ như sợi tóc vào một nhánh trong mớ hỗn độn các mạch máu loằng ngoằng trong đầu. Theo Giang giải thích, tôi hiểu đại khái là cần phải “nút mạch máu” ở chỗ bui mach mau di dang. Tôi mơi nhìn một lúc đã hoa cả mắt, trong khi các bác sĩ vẫn đang phải đứng liên tục để dò tìm không biết từ khi nào…
Về đến phòng làm việc, chưa vôi nói về “bệnh tự sát”, anh co ve trăn trơ nhiêu hơn về sư đau đớn tột cùng của bệnh nhân ung thư. Theo anh, vơi những nước phát triển, việc chăm sóc giảm nhẹ, giảm đau cho bệnh nhân, đăc biêt la ung thư luôn được chú ý. Trong khi đo ơ Việt Nam, hầu như mình chỉ tập trung chữa bệnh, còn việc đau đớn của bệnh nhân thì phân lơn vẫn bỏ ngỏ. Xót xa trước cảnh đớn đau khôn cùng của người bệnh, BS Giang đã vào cuộc.
Ca điều trị đầu tiên vào ngày 13.4.2013 cho ông Đỗ Thăng Khương (70 tuổi, bị ung thư gan) – người thầy của ban mình – luôn bị những cơn đau khủng khiếp tra tấn. Các liều moocphin chỉ giảm đau cho thây Khương (BS Giang luôn goi như vây) chỉ khoảng một tiếng, mà lượng thuốc này không thể tiêm liên tục vì bênh nhân sẽ bị sốc ngay. Và muốn giảm đau chỉ còn cách “tiêu diệt” các dây thần kinh cảm giác liên quan – đó cũng là nguyên lý điều trị mà BS Giang giảng giải cho tôi. Theo đó, những dây thần kinh của các bộ phận nội tạng (gan, tụy, dạ dày…) tập trung ở một chỗ (chuyên môn gọi là hạch của đám rối dương), gần với động mạch thân tạng.
Làm cách nào đó, phải tiêm được cồn tuyệt đối (cồn 100 độ) vào hạch đó để các dây thần kinh này bị tê liệt. Nhưng điều nan giải là, hạch đó được bao quanh bởi các cơ quan nội tạng và chằng chịt các mạch máu. Câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để tiếp cận được nó mà không ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh? Để làm được việc này, Bệnh viện Xanh Pôn phải đặt ở nước ngoài những chiếc kim tiêm đặc biệt. Đặc biệt không chỉ dài 22cm, mà nó vừa phải đủ cứng nhưng cũng phai đủ nhỏ để xuyên qua được các cơ quan nội tạng mà không ảnh hưởng nhiều đến các cơ quan này.
Với ca can thiệp cho thầy Khương, BS Giang nhớ rất rõ, kim tiêm phải chọc vào, rút ra tới 17 lần mới đúng được vị trí. Để khẳng định đúng vị trí, lần đầu phải tiêm thuốc cản quang để thấy rõ vị trí, chính xác rồi thì tiêm thuốc tê. Mục đích của tiêm thuốc tê, nếu thấy bệnh nhân giảm đau thì có thể khẳng định môt lân nưa, mũi tiêm đã đúng vị trí. Lúc này mới tiêm cồn vào.
Sau khi tiêm cồn, thầy Khương giam đau chưa nhiều, BS phải tiêm mũi thứ 2 từ vị trí khác và cũng phải rút ra vào tới 10 lần mới đúng được. Chính nhờ 2 mũi tiêm này, những ngày tháng cuối đời của thầy Khương được an bình, nhiều tiếng cười hơn từ người bệnh.
Nhưng với những trường hợp ung thư phổi lại mất công hơn rất nhiều. Bơi le, khác với các cơ quan nội tạng, thần kinh cảm giác của phôi chạy lan tỏa, không tập trung ở một chỗ. Chăng han, trương hơp một thanh niên vừa tốt nghiệp đại học, đa tưng đi Singapore chữa bệnh nhưng không khỏi, bệnh viện trả về. Trong thời gian ngắn ngủi còn lại trên đời, em chiu cơn đau vât va, mẹ em là chủ nhiệm khoa gây mê ở một bệnh viện lớn ở Trung ương còn đau đơn hơn, xót xa hơn khi thấy tình cảnh của con trai.
Video đang HOT
Với trường hợp này, BS Giang phải lam nhưng đông tac như với thầy Khương, nhưng vơi hơn chục vị trí chạy dài trên cơ thê để tiêu diệt từng nhánh thần kinh cảm giác. Kết quả, em có thể cười để đông viên bố mẹ và gia đình trong những ngày cuối cùng trên cõi đời.
BS Giang cho biết, ngay từ năm 1998, khi đang làm thực tập sinh bên Pháp đã được thực hiện phương pháp này. Nhưng nêu bên ây người bệnh được gây mê trước khi can thiệp, con ở đây chi tiêm thuôc tê nên bênh nhân hoan toan tinh tao. Nhơ vậy, qua mỗi công đoạn (tiêm cản quang, thuốc tê và cồn) bác sĩ biết chắc kết quả sự can thiệp của mình. Còn người bệnh, sau can thiệp là thấy hết ngay những cơn đau vật vã, còn gì vui hơn!
“Bệnh tự sát”
Thây anh vân trăn trơ chuyên đau đơn cua ngươi bênh, tôi liên đê câp đên căn “bệnh tự sát”. BS Giang giải thích, do đau liên tục ở vùng mắt, hàm trên, hàm dưới khiến người bệnh sợ hãi, đôi khi người bệnh có thể tìm cách tự sát (nên y văn còn đề cập tới tên “bệnh tự sát”). Bênh nay chẩn đoán cung không dễ, nên không ít bệnh nhân bị nhổ nhầm một vài răng hàm nhưng không hết đau mới được chẩn đoán đau giật dây 5.
Để điều trị nó, có thể dùng thuốc chống động kinh; hoặc phải phẫu thuật giải phóng mạch máu quanh hạch; hoặc diệt hạch dây 5 (hạch Gasser) bằng tiêm hóa chất trực tiếp. Với phương pháp thư 3 nay, ngay tư nhưng năm 70 cua thê ky trươc, thay vi tiêm hoa chât, giao sư Xuân đa tiêm trưc tiêp băng nươc sôi như đa trinh bay ơ trên.
Vân cơ ban vơi nguyên tăc nay, tháng 4.2012, BS Giang va đông sư thưc hiên kỹ thuật tiêm diệt hạch dây 5 bằng cồn dưới hướng dẫn của máy chụp mạch DSA. Nhưng, du tiêm nươc sôi hay côn, viêc tiêm chung vào não, du co may DSA “dân đương”, tôi vân không khỏi kinh hãi, bởi vì gì đi nữa đó cũng nơi tập trung hệ thần kinh trung ương.
Thây tôi to ra lo ngai vê sư an toan tinh mang cua bênh nhân, BS Giang cũng thừa nhận, quanh hạch này không chi có nhiêu loại dây thần kinh ma canh đo la thân não và tuyến yên chỉ cách hạch thần kinh số 5 khoảng 5mm. Chi cân chêch môt chut thôi thi… xong đời.
Nhưng anh cung cho biêt, đên nay BV Xanh Pôn đã điêu tri khoảng 60 bệnh nhân đêu cho kêt qua tôt, dù trước đó họ đều có tiền sử đau tư 4-9 năm, có người đã bị tới 20 năm. Đăc biêt, co hai bệnh nhân đã qua phẫu thuật giải phóng mạch máu quanh hạch Gasser nhưng thất bại.
BS Bui Văn Giang và công việc chấm dứt cơn đau cho người bệnh. Ảnh: HẢI NGUYỄN
Nhưng BS Giang cung thưa nhân, tác dụng không mong muốn của cách điều trị này là cảm giác tê bì lan rộng trên mặt. Tuy nhiên, dù biết vậy, nhưng bệnh nhân vẫn chấp nhận vì ít gây phiền hơn trươc các cơn đau giật kinh hôn. Nhơ cach chưa nay, từ con bệnh không thể cười, họ đã có thể vô tư cười ngay sau can thiệp của bác sĩ.
BS Giang trăn trở: Từ đầu năm 2014, Bệnh viện Xanh Pôn bắt đầu xử dụng điện cao tần thay cho cồn, hiệu quả vưa cao vưa an toàn hơn. Tuy nhiên, giá thành của phương pháp này cao hơn rât nhiều vì hiện chưa có thiết bị này, mỗi lần làm là phải đi thuê.
Theo Vương Hà
Lao động
Hạ nhiệt lo lắng
Lo lắng lên đến đỉnh điểm sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung, công việc, tài chính và cả hôn nhân.
Sự tĩnh tâm giúp giảm bớt lo lắng - Ảnh: Shutterstock
Nếu lo lắng kéo dài từ 6 tháng trở lên, bạn có thể sẽ mắc chứng rối loạn lo âu tổng quát (GAD). Chứng bệnh này ảnh hưởng tới khoảng 7 triệu người Mỹ. Những người GAD thường dễ giật mình và khó tập trung. Các triệu chứng khác có thể bao gồm mất ngủ, mệt mỏi, đau đầu, căng cơ, khó chịu, ra mồ hôi, buồn nôn, choáng, khó thở và thậm chí nóng sốt.
Không ít chuyên gia tin rằng GAD có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền, trong khi đó, một số khác cho rằng các triệu chứng của GAD có thể được kích hoạt do chấn thương hoặc gặp một biến cố nào đó trong cuộc sống, chẳng hạn ly hôn hoặc mất người thân. Do sự tương tác giữa hormone giới tính và hóa học trong não, nên GAD có xu hướng tác động đến phụ nữ nhiều hơn nam giới.
Những người GAD dường như không thể thoát khỏi mối bận tâm của họ, mặc dù đôi khi họ nhận thấy sự lo âu của họ trở nên thái quá trong một vài tình huống. Điều này xảy ra do hệ thống thần kinh của họ liên tục bị kích hoạt, ngay cả khi không có lý do nào chính đáng, tiến sĩ Jeffrey Brantley tại Đại học Duke ở Durham, North Carolina (Mỹ) phân tích.
Nếu sự hoảng loạn, lo lắng vượt ra ngoài tầm kiểm soát, hãy giải quyết chúng bằng những phương pháp đơn giản sau:
Thiền
Hầu hết các kỹ thuật giảm stress đều có thể giúp giảm lo lắng, tiến sĩ tâm lý học Edmund J. Bourne tại Mỹ cho biết. Một số kỹ thuật như thở bằng bụng hay chỉ đơn giản giải lao 2-3 lần mỗi ngày để thư giãn, tập thể dục vừa phải hoặc tưởng tượng mình đang ở một nơi yên bình.
Thiền chánh niệm cũng được chứng minh đặc biệt hữu ích trong việc giảm lo lắng. Các nghiên cứu cho thấy, thiền có tác dụng làm giảm mức độ hormone căng thẳng cortisol và tăng cường khả năng hoạt động ở khu vực phía trước bên trái não bộ, nơi này được liên kết với trạng thái tinh thần tích cực và giảm mức độ lo lắng.
Điều quan trọng là hãy thực tập chánh niệm như một phần của cuộc sống hằng ngày, để có thể đối phó trước mọi tình huống căng thẳng phát sinh.
Yoga
Theo Naturalhealthmag, bằng cách kết hợp các bài tập thư giãn như kiểm soát hơi thở, yoga có thể giúp đối phó với căng thẳng cả về thể chất lẫn tinh thần. Một nghiên cứu tại Đại học Boston (Mỹ) phát hiện ra rằng bất kỳ loại yoga nào cũng có thể làm tăng mức độ dẫn truyền thần kinh của gamma-aminobutyric acid (GABA), được liên kết với công dụng giúp thư giãn và hạ thấp mức độ lo lắng.
Kết quả chụp cộng hưởng từ cho thấy có sự gia tăng đến 27% GABA trong não bộ của các học viên sau một phiên tập yoga, so với những người không tập. "Những người lo lắng thường bị căng thẳng mãn tính, và sự co duỗi cơ bắp trong các bài tập yoga có thể giúp đỡ giải quyết vấn đề này", các chuyên gia tâm lý học lâm sàng cho hay.
Suy nghĩ lại
Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), trong đó đề cập đến phương pháp chỉ ra cách suy nghĩ thực tế hơn về những chuyện gây lo âu. Khi kiểm tra các suy nghĩ làm nền tảng cho cảm xúc, hãy xác định việc lo lắng ấy thực sự có ý nghĩa hay không.
Nếu không, hãy thay thế chúng bằng những suy nghĩ thực tế hơn. Chẳng hạn, nếu bị ám ảnh bởi suy nghĩ tiêu cực nào đó hãy chuyển hướng mối bận tâm sang chuyện khác và nghĩ rằng chẳng có gì thật sự cần lo lắng ở đây, mọi việc rồi cũng sẽ có cách giải quyết.
Thay đổi lối sống
Có thể quản lý lo lắng bằng cách thực hiện một vài điều chỉnh đơn giản trong hoạt động hằng ngày, chẳng hạn như tập luyện thể chất.
Một nghiên cứu được công bố trên Archives of Internal Medicine năm 2010 cho thấy, trung bình những người GAD thường xuyên thực hiện các bài tập thể dục đơn giản có thể giảm 20% các triệu chứng lo lắng so với những người không tập luyện, tiến sĩ Matthew Herring tại Đại học Georgia ở Athens (Mỹ) cho biết.
Chất dinh dưỡng
Các nhà khoa học đã chứng minh có sự liên kết giữa một loạt các chất dinh dưỡng đến việc làm giảm mức độ lo lắng. Thường xuyên bổ sung omega-3 trong khẩu phần ăn có thể giảm 20% các triệu chứng lo âu.
Trong khi đó, một số nghiên cứu khác cũng cho biết bổ sung canxi, magiê và kẽm làm giảm đáng kể lo lắng và stress. Uống 200 mg magiê và 50 mg vitamin B6 trong một tháng có thể làm thuyên giảm lo lắng liên quan đến tiền kinh nguyệt.
Ngủ đủ
Ngủ đủ giấc cho phép hệ thống thần kinh phục hồi và giúp cơ thể tạo ra "hormone ngủ" melatonin, có tác dụng giảm thiểu sự lo lắng. Rượu, thuốc lá, caffeine là những tác nhân làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, và liên quan đến cấp độ cao hơn của căng thẳng và lo lắng, vì vậy hãy cân nhắc trước khi tiêu thụ.
Diễm Trinh
Theo TNO
"Choáng" với đôi vợ chồng 40 tuổi sinh 10 con Gia cảnh nghèo khó, sống nay đây mai đó nhưng đôi vợ chồng thuộc thế hệ 7X lại sinh đến 10 đứa con. Đàn con nheo nhóc cứ sống như cỏ cây với quan niệm "trời sinh, trời nuôi" của cha mẹ. Gia đình anh Nguyễn Văn Tùng (SN 1974) và chị Phạm Thị Năm (SN 1976) ở ấp An Thành Tây (Trung...