Choáng với mực xé nhỏ: đốt khét lẹt, kéo co giãn như cao su
Đội Chống hàng giả – Phòng Cảnh sát ĐTTP về trật tự QLKT và chức vụ -CATP Hà Nội vừa phát hiện số lượng lớn thực phẩm “mực khô” nghi làm từ cao su.
Số “mực” nghi vấn này bị phát hiện ngày 17-7, khi Đội chống hàng giả phối hợp với CAQ Hoàng Mai kiểm tra kho B6 thuộc Ga Giáp Bát. Tổng trọng lượng số mực đã được xé nhỏ này là 1,7 tấn, được đựng trong nhiều bao tải . Trước hiện tượng bất thường, cơ quan Công an đã gửi mẫu đến Viện Khoa học hình sự – Bộ Công an để phân tích, giám định. Kết quả mẫu trên mực trên có chứa 30,6% hàm lượng protein, còn 69,4% chưa xác định được thành phần chứa chất gì.
Khi dùng lửa đốt, loại “mực” này có mùi khét; ngâm vào nước kéo ra có độ co giãn như cao su.Cùng với số “mực” trên Cơ quan Công an phát hiện số lượng lớn đồ chơi trẻ em có xuất xứ Trung Quốc và khoảng 12.000 hộp Đông dược in chữ Trung Quốc không có giấy tờ, hướng dẫn sử dụng, công dụng…
Những hình ảnh bắt giữ kho mực nghi làm từ cao su.
Số mực xé nhỏ khi đốt cháy mạnh và có mùi khét giống mùi cao su đốt
Tổng số hàng nghi là mực giả có trọng lượng 1,7 tấn…
Video đang HOT
…và đều được xé nhỏ thành sợi thế này.
Đội Chống hàng giả đang kiểm điếm, niêm phong tang vật
Sợi “mực” khi kéo đã có độ co giãn như dây cao su
Lô hàng trên chuẩn bị đưa lên tàu chuyển vào phía Nam tiêu thụ thì bị cơ quan Công an bắt giữ
…cùng với đó là số lượng lớn đồ chơi Trung Quốc…
…và khoảng 12.000 hộp Đông dược in chữ Trung Quốc không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc
Theo ANTD
Làm rõ các đối tượng đưa tin sai sự thật về dịch Ebola trên mạng internet
13h30 chiều nay (14-8), Phòng CSHS - CATP Hà Nội tổ chức thông báo kết quả điều tra vụ đưa tin sai sự thật về dịch Ebola trên mạng internet. Theo đó, 2 vợ chồng Đỗ Thùy Linh, SN 1985 và Vương Bá Huy, SN 1983, trú tại phố Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa (Hà Nội) là thủ phạm gây ra vụ việc đang gây xôn xao dư luận.
Ngày 12-8, một số báo điện tử và trang mạng xã hội, diễn đàn trực tuyến trên mạng internet lan truyền thông tin: "Việt Nam đã có bệnh nhân nhiễm Ebola đầu tiên, đang điều trị tại bệnh viện B.M". Thông tin này đã gây "sốc", tạo tâm lý hoang mang trong nhân dân. Trước sự việc trên, lãnh đạo Bộ Công an, Thành ủy - UBND và Giám đốc CATP Hà Nội đã chỉ đạo Phòng CSHS phối hợp với Phòng An ninh chính trị nội bộ CATP tập trung điều tra, xác minh làm rõ vụ việc.
Đại diện Phòng CSHS thông báo kết quả điều tra vụ đưa tin sai sự thật về dịch Ebola tại Việt Nam
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, ngày 13-8, cơ quan điều tra đã làm rõ các đối tượng lan truyền thông tin "nhạy cảm" trên lên mạng internet là cặp vợ chồng Đỗ Thùy Linh và Vương Bá Huy. Lời khai của Linh và Huy thể hiện vì muốn cảnh báo mọi người cùng phòng tránh dịch bệnh do vi rút Ebola, 16h ngày 11-8, Linh sử dụng điện thoại cá nhân kết nối internet đăng nhập vào facebook cá nhân tự soạn thảo và đăng tải bài viết về dịch bệnh Ebola có nội dung cảnh báo các bà mẹ biết dịch bệnh Ebola đã đến Việt Nam và có bệnh nhân đang điều trị ở bệnh viện B.M. Linh còn đẩy thông tin với nội dung trên lên trang mạng của nhóm "Hội nuôi con bằng sữa mẹ - Việt Nam" (nhóm này có trạng mạng xã hội trên mạng internet với 2.600 thành viên tham gia) để thông báo, cảnh báo các hội viên trong nhóm. Sáng 12-8, Linh truy cập internet và được biết các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin về nội dung do Linh đăng tải. Tuy nhiên, khi kiểm tra facebook cá nhân, Linh thấy bài viết của mình đã bị quản trị mạng gỡ xuống.
Rất đông phóng viên báo chí dự buổi họp thông báo kết quả điều tra vụ đưa tin sai sự thật về dịch Ebola ở Việt Nam
Theo lời khai của Huy, sau khi đọc thông tin liên quan đễn dịch bệnh do vi rút Ebola trên các trang mạng xã hội, Huy đã muốn cảnh báo rộng rãi cho mọi người biết và nắm được cách thức phòng bệnh. 10h30 trưa ngày 12-8, Huy đã sử dụng điện thoại cá nhân kết nối internet đăng nhập vào facebook cá nhân để đăng tải thông tin về dịch bệnh Ebola. Nội dung này hàm ý thông báo dịch bệnh Ebola đã đến Việt Nam và mọi người cần sát khuẩn bằng cách sử dụng cồn 70 độ hòa vào chai Betadine xịt vào tay và quần áo.
Sau khi đọc các bài viết đăng trên facebook của vợ chồng Linh - Huy, các thành viên mạng xã hội đã bình luận, trao đổi với nhau trong nhóm, gây lan truyền nội dung thông tin không đúng sự thật nêu trên. Cơ quan điều tra đã làm rõ trên thực tế, Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nào mắc bệnh do vi rút Ebola. Vợ chồng Linh - Huy đều thừa nhận hành vi vi phạm của họ và nhận thức được việc làm trên gây hoang mang trong dư luận, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan Nhà nước và hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện B.M. Phòng CSHS - CATP Hà Nội đang tiếp tục phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ điều tra, làm rõ hành vi vi phạm của vợ chồng Linh - Huy để xử lý nghiêm.
Theo ANTD
Vụ buôn bán trẻ em tại chùa Bồ Đề: Sư Thích Đàm Lan vô can?! Kết luận điều tra ban đầu cho thấy không có căn cứ buộc tội nhà sư Thích Đàm lan, trụ trì chùa Bồ Đề liên quan tới vụ mua bán trẻ em. Thông tin trên được ông Phan Đăng Long, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết tại cuộc họp báo chiều 12/8. Theo ông Long, hiện nay đã có...