“Choáng” với lực lượng chống khủng bố ở World Cup
Hệ thống sân bãi, hạ tầng cơ sở dành cho các trận đấu bóng đá có thể còn chưa kịp hoàn tất nhưng nước chủ nhà Brazil hứa hẹn sẽ gây sốc cho các cổ động viên quá khích bằng lực lượng chống bạo loạn được trang bị vũ khí tối tân từ đầu đến chân.
Báo chí Anh nhanh chóng “sáng tác” ra cụm từ Rio-bocop, nhái từ nguyên nghĩa điện ảnh Robocop (cảnh sát người máy) để mô tả nhóm 400 quân cảnh thuộc Lực lượng đặc biệt BOPE được trang bị hiện đại không khác những gì người ta thường thấy trên phim, tuần tra 24/24 giờ trên đường phố Rio de Janeiro! Đây chính là những “vị chủ nhà” đầu tiên sẽ tiếp đón các đoàn cổ động viên nước Anh “đổ bộ” xuống Brazil đầu tháng 6 này để cổ vũ cho các trận đấu của đội tuyển Tam Sư.
Tiếng là lực lượng chống các hành vi khủng bố có thể xảy ra trong thời gian diễn ra World Cup nhưng các Rio-bocop này cũng sẵn sàng trấn áp những cổ động viên quá khích. Trên tay là những khẩu súng trường carbin M16, M4 do Mỹ sản xuất có ống ngắm laser, hông đeo lủng lẳng súng lục Taurus PT92, lựu đạn cay, dao găm cận chiến và đầu, mình được bảo vệ bằng mũ và áo giáp làm bằng sợi tổng hợp kevlar cứng hơn thép, có thể nói các quân cảnh BOPE chính là hình ảnh của Robocop trong đời thường.
Rio-bocop và Robocop
Khi không phải đi bộ tuần tra, họ sẽ di chuyển nhanh bằng xe chuyên dụng đặc biệt có tên gọi “Người kiến tạo hòa bình” có thể chạy băng băng trên đường phố hoặc xộc thẳng, luồn lách vào các khu phố ổ chuột một cách dễ dàng.
Chính quyền Brazil đã lên kế hoạch ứng phó toàn diện đối với mọi tình huống để giữ gìn an ninh cho hàng triệu du khách cùng các đội bóng tham dự vòng chung kết World Cup diễn ra đầu tháng 6 này. Cùng tham gia tuần tra, giữ gìn trật tự với 4.000 cảnh sát trong gần một tháng, còn có 1.500 binh lính quân đội.
Khách du lịch đến Brazil thời gian này sẽ được khuyến cáo không say xỉn nơi công cộng và tờ rơi sẽ được phát tận tay khoảng 1,6 triệu du khách, hướng dẫn cụ thể cách phòng tránh trong trường hợp bị bắt cóc hoặc trấn lột, cướp bóc.
Mọi người cũng được khuyến cáo không đeo các trang sức, đồng hồ hay vật dụng đắt tiền và đi bộ một mình trên đường phố, luôn đề phòng những kẻ bám theo. Theo thống kê, từ đầu năm 2014, tại Brazil đã có khoảng 60.000 kẻ cướp đường phố sa lưới pháp luật sau khi gây ra 360 trường hợp thương vong cho nạn nhân.
Theo VNE
7 sự thật về việc phát hành phim tại Trung Quốc
Chỉ có 34 bộ phim nước ngoài mỗi năm tại Trung Quốc, sự đam mê cuồng nhiệt với phim 3D, phim kinh dị bị cấm chiếu tại Trung Quốc... Những thông tin này chính xác tới đâu?
Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Sự bành trướng và phát triển của họ không chỉ thể hiện qua các ngành kinh tế chính mà còn ở một ngành công nghiệp khác gắn chặt với văn hóa: điện ảnh.
Video đang HOT
Lẽ dĩ nhiên, ngành công nghiệp điện ảnh sẽ được chính phủ Trung Quốc đặt ra những quy chế và điều luật hết sức chặt chẽ. Đã xuất hiện rất nhiều thông tin "oái oăm" về những chính sách xoay quanh việc phát hành phim tại quốc gia này. Cùng tìm hiểu xem liệu những thông tin ấy chính xác đến đâu.
1. Mỗi năm chỉ có 34 bộ phim nước ngoài được phát hành tại Trung Quốc?
Điều này là không chính xác. Trong năm 2013, đã có 60 bộ phim nước ngoài được công chiếu tại Trung Quốc, tương đương với tổng số phim được công chiếu trong năm tại đây. Riêng trong ba tháng đầu năm 2014, đã có 20 phim nước ngoài được phát hành.
Iron Man 3 là bộ phim nước ngoài ăn khách nhất tại Trung Quốc trong năm 2013 với doanh thu 768 triệu Nhân dân tệ, tương đương gần 124 triệu USD.
Quy định này sử dụng một định nghĩa hẹp về "phim nước ngoài": bao gồm cả các phim hợp tác sản xuất và các tựa phim đến từ Hong Kong và Đài Loan. Con số 34 là một hạn ngạch được phép linh động dựa trên cơ sở phân chia lợi nhuận. Không có giới hạn cho các giao dịch phim không tăng phí (flat fee deal films).
2. Trung Quốc sẽ trở thành thị trường phim lớn nhất thế giới vào năm 2018?
Điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Trung Quốc đã trở thành thị trường phim lớn thứ hai thế giới với tổng doanh thu tiền vé là 3,57 tỷ USD trong năm 2013. Chỉ trong ba năm vừa qua, doanh thu phòng vé tại quốc gia này tăng trưởng với tỷ lệ trung bình là 28%.
Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện là bộ phim ăn khách nhất tại Trung Quốc trong năm 2013 với doanh thu 1,25 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 201 triệu USD.
Nếu tiếp tục giữ vững nhịp độ này, doanh thu phòng vé tại Trung Quốc sẽ đạt mức 12 tỷ USD trong năm năm 2018. Trong khi đó, doanh thu bán vé tại Mỹ vẫn giữ nguyên ở mức dưới 11 tỷ USD trong hai năm liên tiếp. Các rạp chiếu phim ở Trung Quốc hiện vẫn đang mọc lên như nấm. Tính tới đầu năm 2014, đã có 18.195 rạp chiếu phim trên toàn lãnh thổ và 27,9% số rạp này vừa mới được xây dựng trong năm 2013.
3. Có phải khán giả Trung Quốc không thích xem phim Hollywood?
Thi thoảng. Cũng giống như Hàn Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, phim nội địa chiếm đa số thị phần tại Trung Quốc. Trong năm 2013, con số này là 71%, tăng từ 48% của năm 2012 và 54% của năm 2011.
Avatar hiện vẫn là bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại tại Trung Quốc: 1.391 tỷ Nhân Dân Tệ, tương đương gần 224 triệu USD.
Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là một con số to tát nếu so với Ấn Độ, khi con số đó lên tới 90% tại đất nước khu vực Nam Á. Có một giả định khá nguy hiểm rằng khán giả khắp nơi trên thế giới đều thích phim Hollywood và tất nhiên, rất nhiều rào cản thương mại đã được đặt ra để ngăn chặn điều này.
4. Người dân Trung Quốc rất đam mê phim 3D?
Tại Trung Quốc, nhiều bộ phim chỉ được phát hành dưới định dạng 3D mà không hề có lựa chọn 2D cho khán giả. Hay như bộ phim Robocop được chuyển đổi sang định dạng 3D dành riêng cho thị trường Trung Quốc.
Robocop là một trong những bộ phim chỉ có phiên bản 3D tại thị trường Trung Quốc.
Cũng từ việc hạn chế lựa chọn mà các rạp chiếu phim đã đặt giá vé phim 3D cao hơn tới 50% so với giá vé thường. Cũng cần phải lưu ý rằng, giá vé xem phim ở Trung Quốc hiện tại là cao nhất trên thế giới. Còn khán giả Trung Quốc cũng không hề chi ly, thậm chí còn rất mạnh tay mỗi khi ra rạp, bởi việc đi xem phim được coi là một thú vui xa xỉ và đẳng cấp tại đất nước này. 8 trong số 10 bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại tại Trung Quốc là phim 3D và một nửa trong số đó là phim nói tiếng Hoa.
5. Phim kinh dị bị cấm chiếu ở Trung Quốc?
Các yếu tố mê tín dị đoan và siêu nhiên như ma quỷ bị cấm xuất hiện trong các bộ phim nội địa (nhưng chuyện ma quỷ chuyển đổi từ linh hồn thú vật thì được cho phép). Tuy nhiên, phim kinh dị không hề bị cấm tiệt hoàn toàn.
Bloody Doll, một bộ phim kinh dị do chính Trung Quốc sản xuất trong mùa hè năm ngoái.
Trên thực tế, đã có một sự bùng nổ về dòng phim kinh dị tại Trung Quốc trong những năm gần đây, bao gồm một số lượng lớn các phim chặt chém bạo lực. Hiện vẫn chưa có một hệ thống phân loại độ tuổi khán giả rõ ràng đối với phim được phát hành tại Trung Quốc.
6. Vậy những điều gì đang bị kiểm duyệt?
Kiểm duyệt là điều khiến các nhà phát hành phim khá đau đầu tại Trung Quốc. Các cảnh bạo lực (như trong Pacific Rim) hay khỏa thân (như trong Titanic) đều bị cắt không thương tiếc. Các yếu tố liên quan đến chính trị, các chủ đề nhạy cảm đều bị kiểm duyệt gắt gao.
Bộ phim Vegetate hồi 2010 từng phanh phui những khuất tất của ngành dược phẩm Trung Quốc.
Tuy nhiên các nhà làm phim nội địa đang được phép khai thác một vài chủ đề gây tranh cãi như dân nhập cư, tham nhũng, và hối lộ một cách thoải mái hơn trong thời gian gần đây.
7. Phim hoạt hình bị đối xử không công bằng tại Trung Quốc?
Đã có những tin tức liên quan tới The Croods và Despicable Me 2 liên quan tới vấn đề này tại Trung Quốc. Hai bộ phim này không hề bị cấm chiếu như nhiều lời đồn đại và còn thu về 117 triệu USD. The Croods thậm chí còn có thời gian công chiếu được kéo dài thêm và trở thành quốc gia đem về doanh thu nhiều nhất chỉ sau Mỹ.
Despicable Me 2 không hề bị cấm chiếu như tin tức ban đầu.
Despicable Me 2 cũng không hề bị cấm như nhiều tin tức trước đó. Thực tế, hãng Universal đã có bất đồng với nhà phát hành nội địa, nên quyết định thành lập chi nhánh riêng và phát hành bộ phim trong năm nay. Bộ phim thu về 52,7 triệu USD tại Trung Quốc, doanh thu cao thứ ba chỉ sau Mỹ và Anh.
Theo Zing
Kawasaki Z1000 độ siêu khủng trong phim RoboCop 2014 Mẫu naked-biked đình đám của hãng xe Kawasaki được độ thành kiểu dáng của một chiếc sportbike hầm hố trong tập phim "RoboCop 2014". Sau khi gây tiếng vang từ lần công chiếu đầu tiên vào năm 1987, bộ phim khoa học viễn tưởng RoboCop mới đã được khởi quay năm 2012. Hồi đầu năm nay, RoboCop 2014 đã chính thức có mặt...