Choáng với khối tài sản khổng lồ của Hoàng gia Qatar
Với khối tài sản khổng lồ, các thành viên trong Hoàng tộc Al Thani cai trị Qatar có cuộc sống xa xỉ với siêu xe, du thuyền triệu USD.
Qatar đang trở thành tâm điểm của người hâm mộ bóng đá thế giới khi là nước chủ nhà của World Cup 2022.
Tiểu vương Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani. Ảnh: Reuters.
Theo The Economist, quốc gia vùng Vịnh này đã chi 300 tỷ USD để chuẩn bị cho sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh như: xây dựng cơ sở hạ tầng gồm sân vận động, khách sạn, hệ thống tàu điện ngầm.
Được biết, Qatar theo chế độ quân chủ thế tập, theo đó Tiểu vương cai trị đất nước. Đến nay, Qatar đã trải qua 11 đời tiểu vương (Emir) cai trị. Emir là Tiểu vương, là nguyên thủ quốc gia của đất nước, cũng là tổng tư lệnh của Lực lượng vũ trang và người bảo đảm cho Hiến pháp. Tất cả Tiểu vương đều thuộc dòng tộc Al Thani.
HIện, ông Sheik Tamim bin Hamad Al Thani là Tiểu vương hiện tại của Qatar, người nắm giữ vị trí quyền lực nhất đất nước. Ông đảm nhận vị trí nguyên thủ quốc gia vào năm 2013, sau khi cha ông thoái vị.
Hoàng gia Qatar từ lâu đã nổi tiếng với khối tài sản khổng lồ, là một trong những hoàng gia giàu có nhất thế giới.
Gia tộc Al Thani trị vì Qatar, nắm giữ các khoản đầu tư bất động sản của quốc gia này trên toàn cầu bao gồm tòa nhà chọc trời London’s Shard (Anh), Harrods department store (Anh) và Empire State (Mỹ).
Video đang HOT
Riêng Tiểu vương Tamim bin Hamad Al Thani sở hữu khối tài sản cá nhân trị giá 2 tỷ USD. Ông có các khoản đầu tư vào ngân hàng Barclays (Anh), hãng hàng không British Airways (Anh) và công ty ô tô Volkswagen (Đức).
Theo South China Morning Post, Hoàng gia Qatar hiện đang số tài sản ước tính lên đến 335 tỷ USD với số thành viên khoảng 8.000 người.
Sheikha Moza bint Nasser Al-Missned, một trong ba người vợ của cựu Tiểu vương Qatar Sheikh Hamad bin Khalifa Al Thani, từng gây chú ý khi mua 3 căn nhà số 1, 2 và 3 tại Cornwall Terrace ở London, Anh với giá 120 triệu bảng (khoảng 187 triệu USD) và cho thiết kế gộp lại thành một siêu cung điện.
Ngoài ra, các thành viên Hoàng gia Qatar sở hữu những chiếc siêu xe, du thuyền hay chi bộn tiền cho các sự kiện quan trọng.
Trong đó, một thành viên Hoàng gia Qatar được bắt gặp lái chiếc Bugatti Chiron phiên bản Super Sport ở London (Anh), một trong những mẫu xe khó sở hữu của hãng Bugatti có giá khoảng 5 triệu USD hồi tháng 4/2022.
Hoàng gia Qatar cũng sở hữu siêu du thuyền Karata sang trọng bậc nhất thế giới, trị giá 348 triệu USD. Hồi tháng 8, Karata được phát hiện đậu ở Falmouth (Cornwall, Anh)
Trầm trồ những cung điện ngoạn mục nhất thế giới
Ngày nay, hầu hết những cung điện này vẫn là điểm du lịch nổi tiếng của thế giới, mang đến cho du khách đương đại cái nhìn về quá khứ.
Kiến trúc của Cung điện Hoàng gia ở Bangkok, Thái Lan mang đậm phong cách Ratanakosin. Đây từng là nơi ở chính thức của hoàng gia Thái Lan cho đến năm 1925.
Dưới thời trị vì của Al Mansour, Cung điện El Badi ở Marrakech, Maroc, được coi là một trong những dinh thự hoàng gia ấn tượng nhất của Hồi giáo. Tuy nhiên, cung điện đã bị phá hủy vào đầu thế kỷ 18 khi Sultan Moulay Ismail dời thủ đô về Meknes. Đúng như cái tên cái tên "El Badi" có nghĩa là "không thể so sánh", khi xây dựng cung điện được tạo nên từ những vật liệu tốt nhất như: vàng, đá cẩm thạch, mã não, ngà voi, gỗ tuyết tùng, zellij nhiều màu và thạch cao...
Được gọi là "Cung điện của gió", Hawa Mahal ở Jaipur, Ấn Độ là địa danh đầy màu sắc được xây dựng vào năm 1799 bởi Maharaja Sawai Pratap Sing. Cung điện được sơn màu hồng, có 953 cửa sổ, cho phép người trong hoàng tộc có thể quan sát thành phố nhộn nhịp mà không bị thường dân nhìn thấy.
Nằm trên những ngọn đồi trập trùng của Granada, Tây Ban Nha, cung điện Alhambra có từ thế kỷ 14 cho thấy trình độ kiến trúc và thiết kế bậc thầy của người Moorish.
Cao chót vót trên thành phố Lhasa cổ kính, Cung điện Potala từng là nơi ở của chính phủ Tây Tạng và là nơi ở của Đức Đạt Lai Lạt Ma mỗi khi mùa đông tới. Thánh địa 1.300 tuổi ban đầu được vua Songtsen Gampo ủy thác làm quà cưới cho vợ ông, Công chúa Wencheng của triều đại nhà Đường Trung Quốc.
Cung điện mùa hè (Peterhof) ở Peterhof thể hiện sự xuất sắc của phong cách Nga. Những hình nhân được mạ vàng sáng bóng, mô phỏng lại những vị thần Hy Lạp, kết hợp với đài phun nước, tạo nên sự nổi bật, lộng lẫy cho Cung điện mùa hè.
Trong nhiều thế kỷ, kiến trúc sang trọng của Cung điện Topkapi ở Thổ Nhĩ Kỳ được coi là viên ngọc quý của Đế chế Ottoman. Topkapi giống như một thành phố thu nhỏ, là nơi các nhà vua của đế chế Ottoman sinh sống suốt 400 năm.
Cung điện Schnbrunn ở Vienna, Áo gồm 1.441 phòng và mê cung bí mật, lưu giữ một số tác phẩm nghệ thuật và tác phẩm điêu khắc được đánh giá rất cao thuộc bộ sưu tập của Habsburgs, bao gồm cả Bữa tiệc cưới của Martin van Meytens.
Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Trung Quốc trải dài hơn 700.000 m2, là cung điện hoàng gia mang tính biểu tượng. Hơn 1 triệu người đã tham gia xây dựng cung điện này từ năm 1406 - 1420. Tử Cấm Thành từng là "trụ sở" của hai triều đại nhà Minh và nhà Thanh, cho đến khi Hoàng đế Phổ Nghi thoái vị vào năm 1912. Được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1987, khu phức hợp hiện hoạt động như một bảo tàng với hơn 10.000 tác phẩm nghệ thuật vô giá của Trung Quốc.
Cung điện Hoàng gia ở Fez hiện vẫn là dinh thự hoàng gia còn hoạt động của Maroc. Được xây dựng vào những năm 1960, những ô cửa bằng đồng đầy màu sắc với gạch lát tinh xảo và gỗ tuyết tùng chạm khắc thể hiện sự khéo léo trong thiết kế của Maroc.
Tay chơi Mỹ phải vào rừng sống trong lều khi sa cơ Thomas có hơn 10 năm làm việc cho 1% cư dân giàu nhất ở Hamptons trước khi đốt hết tiền vào thú vui xa hoa. Ông trở thành người vô gia cư, phải mua lều sống trong rừng. Khi thưởng thức món bít tết thượng hạng và nhấm nháp rượu sâm panh với thành viên hoàng gia Ả Rập Xê Út tại Topping...