Choáng với độ chịu chơi của Saint Laurent: Có tới 4 nàng mẫu để ngực trần trong cùng 1 show diễn
Cả 4 nàng mẫu trong show diễn của Saint Laurent đều bán nude phô rõ vòng 1 ngay trên sàn diễn.
Hôm qua (28/9), Saint Laurent khiến giới mộ điệu vỡ òa khi chính thức ra mắt BST Ready-to-wear Spring 2022 thuộc khuôn khổ Paris Fashion Week. Khoan bàn đến sự xuất hiện của Rosé, chỉ riêng việc nhà mốt nước Pháp để người mẫu xuất hiện với hình ảnh ngực trần catwalk trên sàn diễn đã quá đủ khiến dân tình ngỡ ngàng.
Tái hiện lại mốt kẹp ví trứ danh, nàng mẫu này táo bạo phô nguyên bộ ngực trần trước bàn dân thiên hạ
Không sử dụng miếng che ngực như các nhà mốt khác, Saint Laurent để người mẫu bán nude, trực tiếp khoác lên mình thiết kế vải lưới xuyên thấu đầy nghệ thuật
Không hề phô phang, những hình ảnh mà Saint Laurent mang đến khiến người ta trầm trồ vì nét đẹp nguyên bản của người phụ nữ
Để người mẫu trực tiếp phô bày ngực trần trên sàn diễn tuy không mới nhưng vẫn luôn là vấn đề gây tranh cãi suốt bao mùa Fashion Week vừa qua
Những thiết kế khác trong BST cũng rất độc đáo, mang đậm tinh thần của nhà mốt nước Pháp:
Video đang HOT
Tông màu trung tính kết hợp với phom dáng độn vai tạo nên sự mạnh mẽ, quyền lực
Tuy nhiên, những thiết kế bodysuit họa tiết hoa to bản trong BST lần này của hãng không được đánh giá cao
Đạo đức của thời trang
Nhiều nhà mốt tuyên bố ngừng sử dụng lông có nguồn gốc động vật. Điều này cho thấy sự thay đổi lớn về tư duy và nhu cầu khách hàng.
"Thế giới đã thay đổi, cùng với khách hàng của chúng tôi. Sự sang trọng đương nhiên cần phải thích ứng với điều đó", là lời chia sẻ của chủ tịch kiêm giám đốc điều hành tập đoàn Kering, Franois-Henri Pinault, khi bàn về vấn đề lông thú.
Loại bỏ lông động vật khỏi thời trang là ý tưởng thịnh hành và được quan tâm, bên cạnh sự phát triển bền vững. Nó thể hiện sự đổi mới và trách nhiệm đối với xã hội. Đồng thời đây là cơ hội cho các thương hiệu khám phá những ranh giới mới của thiết kế sáng tạo trong khi đáp ứng nhu cầu về đạo đức.
Nhiều thương hiệu từ bỏ lông động vật
Saint Laurent mới đây thu hút sự quan tâm khi quyết định cấm sử dụng lông động vật bắt đầu từ bộ sưu tập mùa Thu năm 2022. Brioni (thương hiệu thuộc Kering) cũng có bước đi tương tự. Động thái này của tập đoàn thời trang cao cấp nhằm thích ứng với sự thay đổi thị hiếu của khách hàng.
Tổ chức Bảo vệ Quyền lợi Động vật (PeTA) hoan nghênh hành động mới của tập đoàn, sau "hàng thập kỷ kéo dài" thúc đẩy họ cấm sử dụng lông thú. "Người có trái tim sẽ không mặc lông động vật. Nhà thiết kế có ý thức cũng không chạm vào nó. Bất kỳ thương hiệu nào vẫn bán quần áo lông động vật trong năm 2021 là một điều đáng xấu hổ", PeTA nhấn mạnh.
Nhiều thương hiệu tuyên bố từ bỏ lông động vật. Ảnh: The Sun, Vogue.
Nhiều thương hiệu tuyên bố từ bỏ lông động vật. Ảnh: The Sun, Vogue.
Franois-Henri Pinault cho biết tập đoàn luôn thể hiện sự sẵn sàng cải thiện hoạt động trong chuỗi cung ứng của mình và lĩnh vực xa xỉ nói chung. Năm 2017, Gucci là nhãn hàng đầu tiên trong tập đoàn Kering cam kết loại bỏ lông thú khỏi các thiết kế. Hãng đề cao trách nhiệm xã hội như một trong những giá trị cốt lõi của thương hiệu. Các nhà mốt khác của tập đoàn này như Balenciaga, Alexander McQueen và Bottega Veneta không còn sử dụng lông thú.
Ngoài Kering, nhiều thương hiệu khác như Versace, Chanel, Prada, Burberry, Michael Kors... cũng tuyên bố không sử dụng lông từ động vật. Bên cạnh đó, Stella McCartney là thương hiệu tiên phong trong vấn đề này. Từ khi ra mắt vào năm 2001, hãng chưa bao giờ sử dụng lông thú thật.
Thay vào đó, nhà mốt đã tạo ra sản phẩm có tên "Fur-Free-Fur" có vẻ ngoài và cảm giác chân thực.
Đáng chú ý, tại Met Gala, Billie Eilish khơi dậy phong trào chống lông thú. Ca sĩ 20 tuổi đã buộc nhà thời trang Oscar de la Renta ngừng bán đồ lông thú. Cô ra điều kiện rằng sẽ mặc thiết kế của thương hiệu đến sự kiện. Kết quả là nhà mốt chấp thuận lời đề nghị của Billie Eilish.
Billie Eilish thúc đẩy thương hiệu thời trang ngừng bán đồ lông. Ảnh: Insider .
Trường hợp ngoại lệ
Theo Welland Tribune , ngoại lệ đáng chú ý là sự gia tăng của các nhà thiết kế bản địa trong ngành thời trang.
Đối với nhiều nhà thiết kế bản địa, lông, da là một phần không thể thiếu trong văn hóa và di sản của họ, tạo nên ý nghĩa vào tác phẩm.
Tuần lễ thời trang bản địa có trụ sở tại Toronto (Canada) mở đầu tuyên bố: "IFWTO ủng hộ việc sử dụng lông thú và các sản phẩm động vật khác. Đây là điều cần thiết cho sự tồn tại và chủ quyền của các nền văn hóa, đất đai và con người bản địa".
Nỗi khổ của động vật
Bên ngoài cách sử dụng của người bản địa, lông thú có danh tiếng là dấu hiệu cho sự suy đồi và sang trọng đang bào mòn nhanh chóng.
Tuần lễ thời trang London (Anh) có mùa không lông động vật đầu tiên vào năm 2018. Hiệp hội Nhân đạo Quốc tế - Vương quốc Anh đã đưa ra tuyên bố chính thức. Lông thú không còn được hoan nghênh sàn diễn tại Tuần lễ thời trang London.
Để có thiết kế bằng lông thật, nhiều loài vật đã trải qua sự đau khổ, được đánh giá là không đúng về mặt đạo đức. Trên thực tế, hơn 100 triệu động vật chết hàng năm vì lông thú thời trang.
Động vật bị nhốt trong lồng để nuôi lấy lông. Ảnh: National Geographic.
Nhiều loài động vật khác nhau có thể được nuôi nhốt để buôn bán lông. Chồn là loài loại lông được nuôi phổ biến nhất, chiếm ưu thế trên thị trường. PeTA cho biết nhiều động vật đã trải qua phương pháp giết mổ dã man nhằm hạn chế tổn thương bộ lông.
85% da của ngành công nghiệp lông thú đến từ những động vật bị nuôi nhốt trong trang trại của nhà máy. Chúng bị nhồi nhét trong những chiếc lồng dây bẩn thỉu, chật chội nghiêm trọng. Nhiều con sau đó đã bị đánh đập hoặc bị điện giật, đôi khi còn bị lột da sống.
Những sự thật mô tả mặt trái của lông thú đã thay đổi ý thức của nhiều người tiêu dùng, cũng như nhà mốt. Vivienne Westwood đã ngừng sử dụng lông thú vào năm 2007, sau khi bà biết được nỗi khổ của động vật bị bẫy và nuôi để lấy lông.
Theo BBC , PeTA đã kêu gọi Louis Vuitton làm theo Saint Laurent. Công ty mẹ của Louis Vuitton, LVMH, đã chia sẻ thông tin với AFP về vấn đề này. Họ cho biết các sản phẩm lông thú được sản xuất "theo cách có trách nhiệm và đạo đức nhất có thể". Nhà mốt sẽ không sử dụng lông từ các loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Ngoài ra, PeTA tiếp tục làm việc với các nhà thiết kế và nhà bán lẻ quần áo để thúc đẩy họ ban hành lệnh cấm lông động vật. Tổ chức khuyến khích sử dụng và bán các loại vải không có nguồn gốc động vật. Tuy nhiên, điều khiến Peta thực sự bận tâm là một số công ty không thể liên lạc được và tiếp tục bán lông thú.
Lông giả được khuyến khích sử dụng thay cho sản phẩm có nguồn gốc động vật. Ảnh: Teen Vogue.
Thương hiệu thời trang Saint Laurent nói không với lông thú Thương hiệu thời trang cao cấp Saint Laurent (Pháp) là hãng thời trang quốc tế mới nhất gia nhập xu thế bảo vệ động vật vốn đang nổi lên trong thời gian qua. (Ảnh minh họa. Nguồn: AFP) Thương hiệu thời trang cao cấp Saint Laurent (Pháp) sẽ ngừng sử dụng lông thú trong các bộ sưu tập của hãng kể từ năm...