‘Choáng’ với cột san hô khổng lồ khi lặn biển ở Côn Đảo
Blogger du lịch Ngô Trần Hải An đã sững sờ khi nhìn thấy cột san hô khổng lồ đã mất ngàn năm để hình thành, rất ít người biết lúc khám phá lặn biển ở Hòn Cau, Côn Đảo.
Blogger du lịch Ngô Trần Hải An đã gửi cho Thanh Niên bài viết và bộ ảnh san hô Côn Đảo cực kỳ quý hiếm, đã hình thành từ ngàn năm, với cột san hô có chiều cao 8m, chiều rộng 6m, rất ít người biết.
Côn Đảo hấp dẫn du khách nhờ tour lặn biển ngắm san hô Ngô Trần Hải An |
Toàn cảnh Hòn Cau Ngô Trần Hải An |
Chiếc cano lao vun vút trên mặt biển thì bất chợt giảm tốc dừng lại, người dẫn đường là anh Phát chỉ xuống biển, nhìn bên dưới đáy cano là một vầng trắng khổng lồ, vậy là tôi bắt đầu lao xuống nước. Lúc này nước còn cao, cột san hô chìm dưới mặt nước khoảng 4m. Tôi thay đồ rồi cầm theo chiếc máy ảnh gopro cùng 1 hộp chuyên dụng chụp dưới nước cho máy Canon.
Cột san hô khổng lồ hình thành từ ngàn năm Ngô Trần Hải An |
Vừa lặn xuống tôi thấy choáng ngợp khi cả khối san hô khổng lồ hiện ra. Tôi vốn không giỏi bơi lặn nên tự dưng xuất hiện cảm giác bị ngợp và hơi hoảng nên trồi lên liền. Định thần một chút mới lặn xuống tiếp, lần này thì bình tĩnh hơn và quan sát, cả một khối san hô trắng tinh như cột đá với hàng vạn mảnh vảy cá phủ lớp trên bề mặt. Nắng chiếu vào làm cả khối sáng bừng nổi bật giữa màu xanh thẫm của đại dương nhìn cực kỳ mê hoặc kỳ ảo.
Video đang HOTSan hô là rừng cây dưới nước Ngô Trần Hải An |
Tán san hô cực đẹp Ngô Trần Hải An |
Tán san hô xòe ra như tán cây Nguyễn Văn Vững |
Anh Huỳnh Hùng, người có 20 năm công tác tại vườn quốc gia Côn Đảo cho tôi biết: Một năm san hô chỉ phát triển khoảng 1,2 cm, nên để thành trụ khổng lồ như thế này mất hàng nghìn năm hoặc còn hơn nữa. Trụ san hô này cực kỳ độc đáo và quý hiếm cần phải được bảo tồn.
Tôi rất muốn lặn xuống tận chân của cột san hô để xem và chụp ảnh toàn bộ nhưng phần không có thiết bị, phần không giỏi lặn nên đành luyến tiếc cho “điệp vụ bất khả thi”. Rồi từ đây bơi tiếp theo dòng vào bờ khoảng 100m thì các thềm san hô bắt đầu cao dần và cạn hơn nên dễ ngắm nhìn. Có rất nhiều loại khác nhau về hình dáng, màu sắc như san hô nấm, não, sừng nai…
San hô hình nấm… Nguyễn Văn Vững |
…hình não Nguyễn Văn Vững |
…hình sừng nai Nguyễn Văn Vững |
Trong Vườn Quốc gia Côn Đảo có gần 1.800 ha phân bố rạn san hô, với gần 400 loài khác nhau, phân bố xung quanh các đảo. Muốn xem san hô, du khách đi ca nô, thuyền ra đảo hòn Tài, hòn Bảy Cạnh, Hòn Cau, vịnh Đầm Tre… để bơi xem san hô. Một số khu vực có rạn san hô đẹp nhu bãi Vông, bãi Cô Vân, Hòn Tre lớn. Du khách khách đi cano có rất nhiều điểm lặn ngắm san hô. Hiện nay toàn bộ khu vực vườn quốc gia Côn Đảo được bảo tồn nghiêm ngặt.
San hô khổng lồ tại đảo Hòn Cau có kích thước lớn nhất. Đây thường gọi là san hô dạng khối, sinh trưởng rất chậm, mỗi năm phát triển khoảng 1-2cm.
San hô cần được bảo tồn bằng mọi giá Ngô Trần Hải An |
|
Trong Vườn Quốc gia Côn Đảo có gần 1.800 ha phân bố rạn san hô, với gần 400 loài khác nhau. Chúng phân bố xung quanh các đảo. Muốn xem san hô du khách đi ca nô, thuyền ra đảo hòn Tài, hòn Bảy Cạnh, Hòn Cau, vịnh Đầm tre, hon Tren Lớn… để bơi xem san hô, trong đó một số khu vực có rạn san hô đẹp nhu bãi Vông, bãi Cô Vân, hòn Tre lớn…
|
Ngô Trần Hải An dùng thiết bị đặc biệt để lặn chụp hình |
|
Chi phí xem san hô, theo anh Hùng, du khách mua vé tham quan Vườn quốc gia bao gồm bơi xem san hô là 60 ngàn/ngày, thuê cano vận chuyển với mức giá 2,5 triệu đến 3,2 triệu/cano chở khoảng 10 khách. Nếu không thuê cano riêng, du khách có thể đi tour ghép, giá mỗi khách từ 560 ngàn đến 760 ngàn/khách tùy thuộc vào đi đảo xa hay gần.
Từ trước đến nay, Côn Đảo và Vườn quốc gia Côn Đảo bảo tồn nghiêm ngặt các tài nguyên thiên nhiên như san hô, rùa xanh, cá heo và các loại sinh vật biển quý hiếm khác.
Ngô Trần Hải An (biệt danh Quỷ Cốc Tử) là travel blogger và là nhiếp ảnh gia du lịch. Anh đã đi hơn 40 quốc gia, có hợp tác với nhiều Tổng cục du lịch, đại sứ quán và các hãng hàng không để quảng bá du lịch Việt Nam và quốc tế. Hiện anh là đại sứ của tổ chức bảo vệ tê giác WildAid tại Việt Nam. |
Khám phá Hòn Cau (Bà Rịa - Vũng Tàu)
Côn Đảo là một quần thể tiền tiêu nằm ở Đông Nam nước ta, gồm 16 hòn đảo lớn, nhỏ.
Hành trình khám phá các hòn đảo này để lại nhiều dư âm thú vị. Hòn Cau là một điểm dừng chân lý thú. Hòn Cau còn có tên gọi khác rất mỹ miều là hòn Phú Lệ.
Khi đặt chân đến Côn Đảo, bao giờ du khách cũng được các hướng dẫn viên kể về sự tích Hòn Cau. Đây là một câu chuyện tình éo le, đau khổ gần giống như mô típ của Hòn Vọng Phu ở chỗ anh em cùng yêu nhau.
Truyện kể rằng, vào khoảng thế kỷ 18 tại làng Cỏ Ống có một gia đình nọ sống bằng nghề chài lưới và làm vườn. Ông làm chức Hương Câu. Hai vợ chồng sinh hạ được một cậu con trai đặt tên là Trúc Văn Cau. Lớn lên, cậu con trai nổi tiếng là thông minh, tài hoa nhất làng. Lúc đó, trong làng cũng có cô Mai Thị Trầu là con gái duy nhất của ông Đinh và bà Bèo. Trầu là một thiếu nữ mặn mà, duyên dáng, theo nghiệp bút nghiên, văn thơ hay chẳng kém chàng Cau.
Một hôm nàng Trầu mang giỏ lên rừng bẻ măng, bỗng gặp chàng Cau đi thăm bẫy gà rừng, bên cạnh bờ suối ông Tạ. Vốn nghe tiếng nhau, nay được gặp mặt tình yêu nảy nở. Một hôm chàng Cau ngỏ lời với cha xin cưới nàng Trầu về làm vợ. Ông Hương Câu biến sắc và nói thật với con: "Nàng Trầu tiếng bên ngoài là con ông Đinh nhưng nó là máu thịt của cha, tức là em ruột cùng cha khác mẹ với con. Trước khi về với ông Đinh, bà Bèo đã có thai với cha".
Nghe qua như sét đánh ngang tai, Cau âm thầm bỏ xứ ra đi, thả bè trôi qua hòn đảo nhỏ cách làng Cỏ Ống có hơn mươi dặm. Đó là Hòn Cau ngày nay. Còn nàng Trầu, sau khi câu chuyện cha và mẹ nàng bị phát giác, đau khổ vì Cau bỏ đi, nàng đã trầm mình tự tử. Nơi nàng tuyệt mạng có bãi nước gần bãi biển, ngày nay có tên là Bãi Đầm Trầu.
Hiện nay Hòn Cau là một trong những điểm quan trọng bảo tồn các loài động vật hoang dã, quý hiếm. Đến với hòn Cau, du khách có thể tìm hiểu nhiều hệ sinh thái kỳ thú và tận hưởng phong cảnh đẹp hoang sơ và một môi trường trong lành. Mọi người cũng có thể nghỉ qua đêm để xem rùa biển lên bãi đẻ trứng hoặc nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng...
Khám phá vẻ đẹp thanh bình trên Hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo Nằm ở phía Đông quần đảo Côn Đảo, Hòn Bảy Cạnh được che phủ bởi rừng nguyên sinh, rừng ngập mặn thuộc hệ sinh thái nhiệt đới hải đảo với 882 loài thực vật và gần 150 loài động vật. Đến đây, bạn sẽ có cơ hội lặn biển để ngắm san hô, cá và các loài sinh vật biển khác sống trên...