Choáng với chất gây nghiện “bùa lưỡi”, “bánh lười”, “nấm ma thuật”…
Trên thị trường tiếp tục có các loại ma túy nguy hiểm, khó phát hiện hơn, bằng những cái tên như: Lá thiên đường (lá khat), thuốc lắc meo meo flakka, tem giấy ( bùa lưỡi), bánh lười (lazy cake), muối tắm, trà sữa – nước vui, nấm ma thuật … Có những chất ma túy mới xuất hiện chưa nằm trong danh mục các chất ma túy tại Việt Nam.
Xuất hiện nhiều loại chất gây nghiện mới
Chia sẻ tại Hội thảo “Những vấn đề mới đặt ra trong truyền thông phòng ngừa lạm dụng chất gây nghiện” vừa được tổ chức, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) Hoàng Vĩnh Bảo – cho biết, hiện nay tình hình lạm dụng chất gây nghiện có xu hướng gia tăng và đối tượng ngày càng trẻ hóa. Đặc biệt, luôn xuất hiện những dạng chất gây nghiện mới, phức tạp chưa có chế tài xử lý.
Người lạm dụng chất gây nghiện không chỉ bị ảnh hưởng xấu về sức khỏe, tâm lý, kinh tế, hạnh phúc gia đình mà còn tái nghiện nhiều lần dẫn đến mắc các bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan sang người khác.
Tem giấy (bùa lưỡi) là loại ma túy nguy hiểm, khó lường.
Ghi nhận của Đoàn kiểm tra công tác phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tại một số địa phương – cho thấy, tình hình buôn bán chất gây nghiện ngày càng phức tạp; phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi, xảo quyệt, đối tượng lợi dụng các phương tiện giao thông hoặc hệ thống vận chuyển bưu phẩm của bưu điện để vận chuyển; đồng thời, sử dụng mạng internet, mạng xã hội như (zalo, facebook…) để liên lạc, trao đổi mua bán nên khó phát hiện.
Theo thống kê của Bộ Công an, trên thế giới, số người sử dụng ma túy trong độ tuổi 15-64 tuổi tăng từ 226 triệu người năm 2010 lên 255 triệu người năm 2017.
Số người sử dụng ma túy tổng hợp ở khu vực Đông Nam Á chiếm 1/2 số người sử dụng loại ma túy này trên thế giới. Năm 2016, có khoảng 760 tấn thuốc phiện (tương đương 76 tấn heroin) và khoảng 20 tấn ma túy tổng hợp được sản xuất ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, chỉ có dưới 50% bị phát hiện và thu giữ.
Bên cạnh đó, hiện nay, các chất ma túy mới xuất hiện ngày càng đa dạng, nhiều loại, nhiều kiểu mẫu khác nhau để kích thích nhu cầu sử dụng, che giấu sự kiểm tra, giám sát, phát hiện của các cơ quan thực thi pháp luật.
Nhằm tăng tác dụng kích thích, hưng phấn, gây nghiện, che giấu hành vi phạm tội, đạt được lợi nhuận cao nhất, tội phạm đã pha trộn, chế cần sa thành các loại bánh kẹo; trộn chất ma túy với các loại thuốc tân dược có bán trên thị trường cùng với chất tạo màu, mùi để sản xuất ra viên nén ma túy tổng hợp,…
Năm 2015, danh sách các chất và tiền chất ma túy là 292, đến nay, sau 3 năm danh mục đã tăng lên gấp đôi với tổng số 559 chất và tiền chất.
Trên thị trường tiếp tục có các loại ma túy nguy hiểm, khó phát hiện hơn, bằng những cái tên như: Lá thiên đường (la khat), thuốc lắc meo meo flakka, tem giấy (bùa lưỡi), bánh lười (lazy cake), muối tắm, trà sữa – nước vui, nấm ma thuật … Có những chất ma túy mới xuất hiện chưa nằm trong danh mục các chất ma túy tại Việt Nam.
Điều đáng nói là không chỉ gia tăng chóng mặt về số lượng, các loại ma túy tổng hợp ngày càng tăng nồng độ gây ảo giác. Đây chính là nguyên nhân có thể gây chết người.
Chết vì nhận thức kém
Ông Vi Quang Đạo – Tổng giám đốc Cổng thông tin điện tử Chính phủ – cho hay, thời gian qua, nhiều địa phương trong cả nước đã xảy ra một số vụ việc gây rối trật tự, tự hủy hoại bản thân, đe dọa an toàn tài sản, tính mạng của nhân dân do những người sử dụng ma túy tổng hợp và các chất hướng thần gây ra (“ngáo đá”), làm hoang mang dư luận. Ví như gần đây là sự việc đau lòng khi 7 thanh niên chết tại Lễ hội âm nhạc Hồ Tây đêm 16.9, do sử dụng ma túy là hậu quả khôn lường của việc kém nhận thức về những tác hại của ma túy.
Video đang HOT
Vụ việc 7 thanh niên chết tại Lễ hội âm nhạc Hồ Tây đêm 16.9, do sử dụng ma túy là hậu quả khôn lường của việc kém nhận thức về những tác hại của ma túy.
Ông Đạo nêu vấn đề: “Hiện nay với sự tác động mạnh mẽ của báo chí, mạng xã hội, việc truyền thông về tác hại của ma túy dễ dàng đến với giới trẻ hơn rất nhiều. Nhưng nguyên nhân nào khiến tình trạng người sử dụng ma túy ngày một gia tăng? Điều này đặt ra vấn đề cần thiết phải nâng cao tác động của các chương trình truyền thông đối với giới trẻ trong phòng ngừa ma túy; cũng như nâng cao hiệu quả truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và các trang mạng xã hội”.
Theo đó, Tổng giám đốc Cổng thông tin điện tử Chính phủ -cho rằng, hiện nay, có nhiều loại hình truyền thông, quảng cáo, phim ảnh đang trực tiếp và gián tiếp gây những tác động xấu đến người tiếp nhận thông tin, đặc biệt là giới trẻ trong việc nhận thức tác hại của các chất gây nghiện.
“Một số phương pháp truyền thông đang triển khai chưa đạt được hiệu quả cao, thậm chí còn gây hiệu ứng ngược, một phần quảng cáo cho việc sử dụng ma túy khi các phương tiện thông tin đại chúng thay vì đưa ra cảnh báo làm mọi người tránh xa ma túy thì ngược lại kích thích trí tò mò, chẳng hạn một số trang báo có những bài viết như: Ma túy đá và những “khát khao” dục vọng, hay Sau “đập đá”, sex với 5-6 người chưa thỏa mãn…
Có thể thấy thay vì viết tác hại, nguy hiểm của ma tuý, đôi lúc có những bài báo giật gân câu khách miêu tả cảm giác thăng hoa khi sử dụng ma túy dẫn tới phản ứng ngược là kích thích trí tò mò tìm và sử dụng ma tuý. Do đó, cần xác định công tác truyền thông đóng vai trò rất quan trọng trong công tác đấu tranh chống ma túy, chúng ta không nên xem nhẹ mà cần tìm ra những giải pháp mới cho công tác này” – ông Đạo phân tích.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo – cho hay, trong thời đại công nghệ phát triển nhanh như hiện nay, để công tác phòng, ngừa lạm dụng chất gây nghiện có hiệu quả cần đổi mới phương thức tiếp cận cũng như cách làm.
Cụ thể, cần thông tin, tuyên truyền một cách đồng bộ, có trọng tâm, đa dạng về phương thức, phù hợp với từng nhóm đối tượng, vùng miền nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác phòng, ngừa lạm dụng chất gây nghiện.
Đồng thời, xã hội hóa các hoạt động tuyên truyền về phòng ngừa việc lạm dụng chất gây nghiện; tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành, đơn vị liên quan nhằm tạo công ăn việc làm cho giới trẻ, đặc biệt là những người nghiện trở về và ứng dụng công nghệ vào công tác tuyên truyền, đưa ra những biện pháp để ngăn chặn những thông tin lôi kéo, mời chào trên mạng xã hội.
Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo đề nghị các cơ quan báo chí tích cực hơn nữa trong công tác truyền thông phòng, ngừa lạm dụng chất gây nghiện, qua đó góp phần thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm của cả nước.
Theo Danviet
"Bóng cười" được chơi công khai ở quán cà phê, vỉa hè Hà Nội
Với giá vài chục nghìn một quả, bóng cười được sử dụng tràn lan trong nhiều quán cà phê ở Hà Nội kèm chất kích thích khác.
"Cơn bão bóng cười" từng tràn qua hàng loạt tụ điểm tập trung đông bạn trẻ và khách Tây ở Hà Nội, và từ tháng 5.2017, thành phố có văn bản nêu rõ việc kinh doanh các chất gây nghiện như cỏ mỹ, tem giấy, bóng cười, shisha... là hành vi trái phép, nhưng hiện tình trạng này vẫn tồn tại ở nhiều nơi.
Tối 20.9, chúng tôi đến một quán cà phê trên đường Xã Đàn. Nhìn từ ngoài qua cửa kính, tầng một của quán chỉ vài bạn trẻ ngồi tán gẫu bình thường. Nhưng trên tầng 2 khoảng 30 m2 của quán là một thế giới hoàn toàn khác với tiếng nhạc mạnh dồn dập.
Trước lối vào phòng có 3 nhân viên cầm những quả bóng cười đã được bơm căng để sẵn sàng chuyển cho khách. Nơi bơm bóng đặt ở góc khuất. Mỗi quả bóng cười ở đây có giá 55.000 đồng. Khách thường đi theo nhóm từ 2 đến 4 người, ngồi quây tròn với "thực đơn" phổ biến là bia lon và bóng cười.
Khách ngậm bóng cười ở quán cà phê. Ảnh: PV
Khoảng 22h, căn phòng chật kín khách với hơn 30 người. Một cô gái ngồi cạnh chúng tôi trong vòng hơn 10 phút đã gọi liên tiếp 3 quả bóng để chơi. Những quả bóng bơm căng và to hơn đầu người liên tục được cô hít vào, mắt lim dim.
Xung quanh, những người khác cũng miệng ngậm bóng, đầu lắc lư, sau một lúc một số khách nằm gục xuống bàn. Không khí trong căn phòng nhỏ ngày càng ngột ngạt bởi mùi bóng cười và khói thuốc shisha.
Nhân viên quán tiếp bóng cười cho khách. Ảnh: PV
Theo rỉ tai của một nhóm bạn trẻ, chúng tôi đến hai quán cà phê ở hồ Văn Quán (Hà Đông) và đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân), cũng được nhân viên ở đây chào đón bằng gợi ý dùng bóng cười hoặc shisha.
Ở hai cơ sở này, thậm chí bóng cười còn được in trong menu của quán. Bình bơm khí cho bóng cười của cửa hàng đặt ở khu vực pha chế, góc đối diện là các khay hút shisa và dụng cụ đi kèm.
Bóng cười ở đây có hai mức giá, 19.000 đồng với loại bóng nhỏ và 49.000 đồng cho bóng to. Còn shisa thì có nhiều mức giá, chia theo vị và combo cùng nước ngọt, từ khoảng từ 99.000 đến 159.000 đồng.
Bình khí N2O được dùng để bơm bóng cười tại một quán cà phê ở Hà Nội. Ảnh: PV
Chơi bóng cười ngay trên trên vỉa hè
Bên cạnh những địa chỉ bán bóng cười bên trong quán, nhiều nơi còn cho khách chơi chất độc hại trái phép này ngang nhiên trên vỉa hè.
Cũng trên đường Xã Đàn có một quán cà phê nơi khách có thể chơi bóng cười trên tầng hai, hoặc ngồi ngậm bóng ngay vỉa hè.
Khoảng nửa đêm, trên phố Nguyễn Hữu Huân, chúng tôi ghé vào một quán cà phê chập hẹp mà khách chơi bóng cười, hút shisha ngồi tràn ra vỉa hè, đa số các các cô gái chỉ ngoài 20 tuổi.
Chơi bóng cười từ bốn năm trước, Nam (22 tuổi, Hà Nội) cho biết, những người mới chơi bóng sẽ cảm giác nhẹ nhàng, tưởng như không gây hại nhưng khi ngậm từ 2 quả trở lên và dùng nhiều lần thì bóng sẽ khiến người chơi hưng phấn, mất kiểm soát.
"Mới đầu chỉ theo bạn bè đi ngậm bóng cho vui, sau thành nghiện và khi thiếu chất kích thích thì cảm thấy mồ hồi ra ở lòng bàn tay, có lúc chân run lẩy bẩy. Hơn nữa, tôi cảm thấy rõ chất lượng khí không như cũ nên quyết tâm từ bỏ", Nam nói.
Hoàng (24 tuổi, Hà Nội) cho biết, bóng cười, shisha được dùng nhiều trong khoảng 5 năm trở lại đây, tuy nhiên đó chỉ là hai loại chất kích thích nhẹ thường được dùng với bia rượu. Cũng trong thời gian này, từ bóng cười, nhiều dân chơi ở Hà Nội dùng sang các chất có "đô" nặng hơn được gọi là ketamin, "tem giấy", "nấm", tobaco, "nước biển", "đông trùng", cần sa, "cỏ Mỹ"...
Theo Hoàng, một gói "đông trùng" dạng bột có giá khoảng 1,5 đến 2 triệu đồng dành cho ba người sử dụng một lần. Người mua "đông trùng" sẽ được kèm thêm một lọ nước pha sau đó hòa lẫn để sử dụng. Còn "tem giấy" hay còn gọi là "bùa lưỡi" là những miếng giấy nhỏ, in hình ngộ nghĩnh. Người dùng chỉ cần ngậm ở đầu lưỡi trong vài phút sẽ đem lại cảm giác ngất ngây.
Công khai rao bán khí bơm bóng cười
Dù thành phố Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị chức năng xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, kinh doanh bóng cười, shisha.., nhưng nhiều trang web, Fanpage vẫn công khai rao bán; cam kết cung cấp bóng cười, khí cười N2O đến tận nhà.
Trên một Fanpage, nhiều câu hỏi được đưa ra để mời gọi khách mua bóng cười, bình khí N2O như: Bạn đang muốn vui tới bến? Bạn cần đưa cô nàng đang cưa lên luôn? Bạn đang thất tình, muốn giải sầu? Bạn đang cần căng đét với nhóm bạn? Bạn đang cần tập trung suy nghĩ sự đời? Hay đơn giản là bạn muốn chơi bóng cười tại nhà?...
Trên một trang web, bóng cười được báo giá mỗi bình khí N2O nặng 5kg là gần 1,6 triệu đồng; bình 20 kg giá 4 triệu đồng; miễn phí vận chuyển nội thành Hà Nội đồng thời tặng một bịch bóng khi mua hàng.
Trao đổi với VnExpress, Thượng tá Bùi Đức Thiêm - Phó trưởng Phòng 5, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an cho biết, chất bơm vào quả bóng là loại khí N2O (Dinitow monoxit hay Nitrous oxide), khi hít vào cơ thể có khả năng tác động, kích thích mạnh lên một vài điểm của hệ thần kinh, tạo cảm giác lâng lâng, gây cười cho người sử dụng.
Theo ông Thiêm, việc mua bán, sử dụng bóng cười để hít trực tiếp vào cơ thể người là không đúng mục đích, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
"Khí N2O trong bóng cười chỉ được cấp phép để sử dụng trong công nghiệp, không được cấp phép để mua bán, sử dụng cho người", Thượng tá Thiêm nhấn mạnh.
Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Hồng Côn - Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng cảnh báo khí cười tạo ra hưng phấn ảo, rất giống cảm giác phê ma túy, sử dụng nhiều có thể gây nghiện, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thần kinh.
"Khi đã quen cảm giác phê ảo giác, người dùng rất dễ tìm đến thứ tạo cảm giác mạnh hơn như ma túy, thuốc lắc. Thanh thiếu niên đang trong quá trình phát triển, thần kinh còn chưa ổn định nên lạm dụng loại khí cười là rất nguy hiểm", TS Côn nói.
Vào tối 16.9, Lễ hội âm nhạc mang tên Du hành tới mặt trăng (Trip to the moon) được tổ chức tại Công viên nước Hồ Tây, ước tính gần 5.000 người tham gia.
Cho tới khi kết thúc chương trình, liên tục xe cứu thương được điều đến để đưa người bị ngất đi cấp cứu. Nhà chức trách xác nhận 7 người chết và 5 người khác đang hôn mê, trong số này có 3 cô gái. Những trường hợp tử vong đều có phản ứng dương tính với ma túy, độ tuổi 22-29.
Công an Hà Nội cho biết đã thu được nhiều bóng cười và nhiều chất nghi là ma túy khi khám nghiệm hiện trường.
Theo Ban Thời sự (VNE)
Nấm 'ma thuật' đầu độc giới trẻ, mua dễ như rau ở Sài Gòn "Nấm ma thuật hay còn gọi là nấm thức thần có chứa chất ma túy gây ảo giác mạnh. Người sử dụng sẽ có cảm giác bay bổng, phấn khởi, đầu óc hoang tưởng...". Đó là lời giới thiệu chào hàng của một thanh niên tên Tuấn, khoảng 19 tuổi trong một buổi chiều khi gặp khách tại Sài Gòn chỉ sau một...