Choáng với cảnh chen chúc lên tàu ở TQ
Mạng lưới tàu điện ngầm ở Trung Quốc là nhộn nhịp nhất thế giới, với khoảng 10 triệu lượt đi lại một ngày ở gần 200 nhà ga.
Khách đi tàu, đã phải đối mặt với tình trạng kẹt xe khủng khiếp, quá tải trên các phương tiện giao thông, không khí ô nhiễm tới mức đi làm bằng xe đạp hoặc đi bộ cũng không phải là một lựa chọn, hiện lại phải đối mặt với một trở ngại mới: kiểm soát an ninh kiểu sân bay tại các ga tàu điện ngầm.
Hôm 24/5, Bắc Kinh đã siết chặt kiểm soát an ninh tại các ga tàu điện ngầm sau khi một vụ tấn công xảy ra ở vùng Tân Cương, làm 31 người thiệt mạng.
Dưới đây là các bức ảnh của Reuters cho thấy đoàn người xếp hàng rồng rắn trong giờ cao điểm tại ga tàu điện ngầm Bắc Kinh
Cảnh xếp hàng rồng rắn xuất hiện khi thành phố quyết dịnh áp dụng biện pháp an ninh chống khủng bố tại các ga lớn. Một nhân viên an ninh đứng gác trong khi các hành khách xếp hàng và chờ tới lượt kiểm tra trong giờ cao điểm buổi sáng tại ga Bắc Tiantongyuan.
Cư dân Bắc Kinh đối mặt với việc xếp hàng chưa từng có
Video đang HOT
Một hành khách giơ tay trong khi xếp hàng chờ tới lượt qua cửa an ninh
Hành khách xếp hàng chờ tới lượt kiểm tra an ninh trước khi lên tàu
Các hành khách phải đi qua cửa kiểm tra kim loại và bị nhân viên an ninh soát người trước khi được cho vào trong
Sau khi xếp hàng qua cửa an ninh, hành khách lao vào một trong những mạng lưới ga tàu ngầm đông đúc nhất thế giới
Một nhân viên nhà ga cố gắng giữ gìn trật tự khi dòng người ùn ùn kéo lên tàu
Hoài Linh
Theo_VietNamNet
Trung Quốc đối mặt với "cuộc chiến khủng bố" trong nước
Những vụ tấn công liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây ở Trung Quốc đã cướp đi sinh mạng của nhiều người dân vô tội.
Trang mạng CNN dẫn những nhận định của Victor Zhikai Gao, Giám đốc Hiệp hội Nghiên cứu Quốc tế Quốc gia Trung Quốc cho hay, trong nhiều thập kỷ, không giống như các nhân viên an ninh ở nhiều quốc gia phương tây, cảnh sát Trung Quốc thường không phải mang súng. Ngay cả cảnh sát vũ trang ở Trung Quốc chịu trách nhiệm bảo vệ các Đại sứ quán, tòa nhà chính phủ và các khu vực quan trọng khác thường mang riêng súng và đạn.
Tin tức cho biết trước đây, cảnh sát rất hiếm khi nổ súng bởi vì Trung Quốc là một "đất nước an toàn". Tuy nhiên, gần đây, một sự thay đổi lớn đang diễn ra làm thay đổi đáng kể quốc gia này, khi Trung Quốc phải đối mặt với một "cuộc chiến khủng bố" trong nước.
Khi cuộc chiến ở Afghanistan đang "hạ nhiệt" thì các vụ tấn công khủng bố ở Trung Quốc lại có chiều hướng gia tăng. Chúng bắt nguồn từ Khu tự trị Tân Cương, giáp ranh với Afghanistan và do những phần tử cực đoan của nhóm người thiểu số Hồi giáo Uyghur thực hiện.
Vụ tấn công khủng bố đẫm máu sáng 22/5 tại thành phố Urumqi, thủ phủ Tân Cương là vụ tấn công gần đây nhất kể từ khi một chiếc ô tô lao vào đám đông ở Quảng trường Thiên An Môn (Bắc Kinh) hồi tháng 10 khiến 5 người thiệt mạng.
Hiện trường vụ nổ tại nhà ga ở Tân Cương hôm 30/4.
Vụ tấn công trong tuần vừa qua cũng liên quan đến phương tiện này. Theo Tân Hoa Xã, những kẻ tấn công trên hai chiếc xe ô tô đã lao qua hàng rào lúc 7h50 sáng 22/5 và tiến về phía đám đông người mua sắm ở một khu chợ thành phố Urumqi. Một trong hai chiếc xe sau đó phát nổ, làm ít nhất 39 người chết và 90 người bị thương.
Nhiều vụ tấn công bằng dao cũng đã xảy ra, bao gồm vụ tấn công tại nhà ga Côn Minh hồi tháng Ba, làm 29 người chết. Hay vụ tấn công một tháng sau đó tại nhà ga tàu Urumqi cũng đã cướp đi sinh mạng của ba người, trong đó có 2 kẻ tình nghi gây ra vụ tấn công, và 79 người bị thương. Nhiều ngày sau, những kẻ cầm dao đã tấn công người dân tại một nhà ga tàu ở Quảng Châu khiến 6 người bị thương.
Trước những vụ tấn công xảy ra ngày càng nhiều, người dân ở Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích một cách công khai những tội ác này. Họ muốn hòa bình và yên ổn cuộc sống, nhiều người yêu cầu chính phủ thực hiện các biện pháp kiên quyết để đối phó với những vụ tấn công khủng bố này.
Đáp lại, chính phủ Trung Quốc đã cho phép cảnh sát sử dụng súng và trong trường hợp cần thiết có thể nổ súng. Chính phủ cũng tăng cường đáng kể sự hiện diện của cảnh sát trong nhiều thành phố, đặc biệt là tại các bến xe buýt, tàu hỏa, sân bay, quảng trường, trường học và những điểm công cộng khác thường là mục tiêu của những vụ tấn công như vậy.
Chính quyền Trung Quốc cho rằng các tổ chức khủng bố Uyghur đã chịu ảnh hưởng lớn bởi các tổ chức khủng bố nước ngoài. Những phần tử hồi giáo cực đoan Uyghur trước đó từng tìm cách sang Afghanistan, trong khi một số khác lại đến vịnh Guantanamo.
Trung Quốc lo ngại tình trạng này sẽ làm gia tăng các cuộc tấn công khủng bố trong những năm sắp tới vì cuộc nổi dậy bạo lực có thể sẽ xuất hiện trở lại ở Afghanistan sau khi Mỹ và NATO rút binh sĩ khỏi nước này.
Đối mặt với mối đe dọa tiềm ẩn của các cuộc tấn công khủng bố, Trung Quốc sẽ cần tăng cường các cơ quan thực thi pháp luật và nâng cao nhận thức của người dân. Trung Quốc cũng cần tăng cường hoạt động hợp tác khu vực và quốc tế để giải quyết một cách hiệu quả với bất kỳ cuộc nổi dậy tấn công khủng bố ở Afghanistan trong những năm sắp tới.
Trong bối cảnh hiện nay, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, Hội thảo các biện pháp xây dựng lòng tin và tương tác tại châu Á và các khuôn khổ đa phương khác sẽ đóng vai trò đáng kể trong một phần của thế giới trong cuộc chiến chống khủng bố. Cuộc chiến này cần có một mặt trận quốc tế thống nhất.
Theo Đời sống pháp luật
Hàng trăm trẻ nhập viện ngộ độc thực phẩm ở Trung Quốc Vụ ngộ độc xảy ra ở một trường mẫu giáo ở thành phố Hải Khẩu, thuộc tỉnh Hải Nam của Trung Quốc đã khiến 109 trẻ phải nhập viện. Hãng tin Tân Hoa dẫn thông tin từ Sở Y tế Hải Khẩu cho biết, sau bữa trưa hôm 27/5, rất nhiều học sinh trong số 198 trẻ của trường mẫu giáo ở thị...