Choáng với bột ninh nhừ siêu tốc
Loại bột hầm nhừ không nhãn mác giúp rút ngắn quá trình làm nhừ thực phẩm cứng như xương, đậu hạt từ 4-5 giờ xuống còn 10-20 phút đang được bày bán đầy rẫy ngoài chợ. Theo một nhà khoa học, nếu bột không tinh khiết, dùng quá liều, ăn vào sẽ đầy bụng, khó tiêu.
Tự làm thí nghiệm với bột ninh nhừ siêu tốc. Ảnh: PV
“Hàng phở, hàng chè lấy nhiều lắm”
“Thông thường, hầm một nồi xương bò, lợn phải mất hàng giờ đồng hồ mới ngọt nước, nhừ xương, giờ chỉ cần 1 thìa bột soda cho một nồi xương to cũng chỉ mất 30 phút là nhừ hết”, một chủ quầy tạp hóa tại chợ Hà Đông, Hà Nội giới thiệu. Bà chủ này nói thêm: “Loại này hàng phở, hàng chè họ lấy nhiều lắm. Tội gì mà hầm xương, hầm đậu cả giờ đồng hồ cho tốn gas, chị cứ cho 1-2 thìa là nhừ nhanh lắm”.
Trong vai người tiêu dùng, PV Tiền Phong hỏi mua loại bột hầm nhừ xương, một vài quầy hàng e dè lắc đầu trả lời không có. Chỉ khi PV mua một số mặt hàng gia dụng để làm quen, một chủ hàng mới nói: “Không phải loại nào khách nào cũng bán vì loại này chẳng đáng bao nhiều tiền, nhưng người ta đang cấm bán”. Mỗi cân có giá 35.000 đồng được chủ hàng đựng trong túi màu trắng không ghi nhãn mác, xuất xứ, hướng dẫn sử dụng.
Khi ngỏ ý mua một lạng về dùng thử, chủ cửa hàng giới thiệu loại cao cấp hơn chứa trong lọ nhỏ xuất xứ Úc giá 15.000 đồng/ hộp. Trên vỏ loại bột Baking soda này chỉ ghi bằng tiếng Anh và xuất xứ Úc. Chủ hàng nhiệt tình hướng dẫn: “Khi hầm khoảng 5 kg xương, chị chỉ cần cho 1-2 thìa canh. Khi sôi thì vớt bọt, nước sẽ trong veo và 30 phút là nhừ như hầm 4-5 tiếng. Nếu hầm đỗ thì cho 1 thìa cà phê vào nồi 1kg đậu và hầm 10 phút là đậu nở bung”.
Theo ghi nhận của PV, người tiêu dùng rất dễ dàng mua được 1 gói bột hầm nhừ xương với giá rẻ tại các chợ ở Hà Nội, nhưng lại khó mua được sản phẩm đóng gói có đầy đủ tem, nhãn mác, hạn sử dụng. Tại chợ Đồng Xuân, chủ hàng giới thiệu: mua bịch 5kg giá 30.000 đồng/kg, mua lẻ giá 40.000 đồng, chỉ bán bịch 1 kg trở lên, không bán lẻ hơn. Theo chủ quầy hàng này, chỉ cần lấy 1 kg là dùng cả năm. “Ở đây hàng bán chân giò, hầm nước phở dùng suốt, không làm sao hết”, chủ hàng này nói. Khi được hỏi về xuất xứ, các chủ hàng không ngần ngại nói, sản phẩm đến từ Trung Quốc.
Video đang HOT
1 thìa, đun 20 phút là xương nát nhừ
Đem loại bột hầm nhừ mua ở chợ về nhà, PV thử đun một khúc xương ống với nước rồi pha thêm 1 thìa bột hầm nhừ vào nấu cùng. Nồi xương sủi bọt trắng xóa rồi đổi màu đục ngầu. Khi vớt hết lớp bọt vẩn đục, nồi nước trở nên trong vắt. Sau 20 phút nấu trên bếp, lớp thịt mềm nhũn, tách ra hết khỏi xương và các mấu xương cũng mềm nhũn. Thông thường, khi ninh nhừ xương hay chân giò không có sự trợ giúp của bột soda, phải mất 2-3 giờ mới có độ nhũn tương tự.
Bột hầm nhừ soda có màu trắng, dễ dàng mua trên thị trường. Khi cho 1 thìa bột vào hầm xương, lập tức nồi nước nổi bọt đen ngòm (ảnh nhỏ)
Theo PGS TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm Trường Đại học Bách khoa, bột hầm nhừ có công thức hóa học là NaHCO3, khi đun ở nhiệt độ cao tạo ra môi trường kiềm, khiến quá trình phân hủy protein nhanh hơn. Theo GS Thịnh, bột soda được phép dùng trong chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, phải là loại soda tinh khiết, có màu trắng, không màu, không mùi và dùng với liều lượng nhất định và phải được bán ở những nơi có đăng ký, có tem, nhãn mác, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng đầy đủ.
“Trên thị trường cũng có bán sản phẩm giá rất rẻ, nhưng loại này cũng có nguy cơ chứa tạp chất. Khi chưa xác định được tạp chất gì trong đó thì chưa xác định được mức độ tác hại đến sức khỏe người tiêu dùng”, GS Thịnh nói. Bột soda làm nồi nước sủi nhiều bọt trắng, đen là do quá trình tạo CO2 và tẩy ra các chất bẩn từ xương, ông lý giải.
Theo GS Thịnh, nếu dùng phải loại bột không tinh khiết, sử dụng quá liều lượng, thực phẩm sẽ ngửi có mùi nồng, khó ăn, ăn vào sẽ đầy bụng, khó tiêu. GS Thịnh cho biết thêm: “Lâu nay, người dân quen hầm xương, nấu đậu xình xịch 5-6 tiếng trên bếp than nay thấy loại bột này thì sợ. Tuy nhiên, nếu mua bột soda này ở các cơ sở uy tín, dùng đúng liều lượng không ảnh hưởng đến sức khỏe”.
Theo quy định của Bộ Y tế, bột hầm nhừ xương hay có tên gọi bột soda là loại gia vị được dùng chế biến hơn 20 loại thực phẩm và không quy định rõ liều lượng cụ thể. Các nhà sản xuất phải tự kiểm soát sản phẩm theo thực hành sản xuất.
Theo Nguyễn Hà
Tiền Phong
Quà biếu cá Anh Vũ giá hàng chục triệu đồng dịp Tết
Giá mỗi kg cá Anh Vũ sống tại Hà Nội được các cửa hàng giao bán với giá khá cao, khoảng 2,5 - 3,5 triệu đồng, tùy theo cân nặng và chủng loại, nhưng lại được nhiều người chọn làm quà biếu trong dịp tết sắp tới.
Cá Anh Vũ trên thị trường có rất nhiều loại từ các vùng khác nhau vì thế giá cả cũng chênh lệch. Trong anh là cá Anh Vũ sống được vận chuyển từ trong Tây Nguyên ra Hà Nội. Ảnh: Thanh Hà.
Nhiều người quan niệm, cá Anh Vũ để cung tiến Vua và đem lại điều may mắn, vì vậy, các đại gia Việt ưa thích, sẵn sàng chi trả hàng chục triệu đồng để mua.
Gần Tết, trên các cửa hàng hay trang mạng nhộn nhịp rao bán cá Anh Vũ với giá lên tới vài triệu đồng một kg. Một cửa hàng ở Ba Đình (Hà Nội) đưa ra mức giá 2,9 triệu đồng/kg, một số cửa hàng khác bán đối với 2- 5kg/con giá từ hơn 900 nghìn, cá từ 5-7kg giá đến 1,3 triệu đồng/kg, cá trên 7kg/con giá 1,5 triệu đồng.
Thông thường giá của một kg cá Anh Vũ sống dao động từ 2,5 đến 3,5 triệu đồng tùy vào chủng loại và cân nặng, đắt hơn nhiều so với cá đã chết có giá khoảng 1 triệu đồng kg.
Anh Đỗ Hoàng Việt, một chủ cửa hàng ở Hà Đông (Hà Nội) cho biết, hiện tại cá Anh Vũ nhập về rất khó khăn và nguồn hàng khan hiếm, nên mỗi lần chỉ chuyển được khoảng 20 con và phải mất hàng tuần để vận chuyển bằng xe ôtô từ vùng Tây Nguyên ra Hà Nội.
Để có thể đưa được cá sống ra đến Hà Nội bằng ôtô trên quãng đường khoảng 1.200 km, khâu tuyển chọn và chăm sóc cá phải thường xuyên dừng xe cho cá nghỉ theo dõi... Nếu cá chưa lành vết thương mà đi nhanh, cá sẽ chết. Trước đây, để đưa cá ra Hà Nội chỉ có cách giết cá rồi cấp đông vận chuyển bằng đường máy bay ra.
Cá Anh Vũ sống được nhiều người săn tìm. Ảnh: Thanh Hà.
Bắt cá đã khó, thu gom cá còn khó hơn nhiều lần, vì số lượng cá đánh bắt được rất ít do phương pháp đánh bắt rất khó và phải làm thủ công. Là một loài sống ở vùng nước sâu và thường trốn trong hang đá, nên rất khó bắt cá. Thông thường vào mùa lạnh, khoảng tháng 1 đến tháng 4 dương lịch, cá ra khỏi hang kiếm ăn nên người dân lặn xuống đáy sông, dùng lưới vây bắt cá.
Sau khi bắt được cá, người thợ sẽ lấy dây xâu miệng cá lại, sau đó các thương lái đến tận nơi mua. Để cá có thể sống được và quen với môi trường mới, người ta bỏ lên lồng bè để cho cá tự lành vết thương, rồi mới vận chuyển được.
Nguồn thức ăn chủ yếu của cá Anh Vũ là rêu bám đá, sống ở vùng nước sạch, thường ở trong hang sâu nước chảy xiết, nên rất chậm lớn. Để đạt được trọng lượng từ 4 đến 8kg, cá Anh Vũ phải có tuổi thọ từ 10 đến 15 năm. Những năm trở lại đây, ở các dòng sông phía Bắc, hầu như loài cá này đã tuyệt chủng hoặc số lượng rất ít.
Theo các thương lái, hiện tại ở những dòng sông thuộc Tây nguyên có 2 loại cá Anh Vũ, một loài có vẩy màu xanh ánh đỏ là cá Anh Vũ thường. Loại khác trên mũi và miệng có nhô lên sụn khi được khoảng 2kg cân trở lên thì mặt chuyển sang màu vàng được gọi Anh Vũ vàng có giá đắt hơn.
Theo Thanh Hà
Tiền phong
Một chiến sĩ công an hi sinh khi bắt đối tượng vận chuyển ma túy Thông tin từ Công an tỉnh Sơn La, chiều qua (28/1) trong quá trình truy bắt và khống chế một đối tượng nghi vận chuyển ma túy, trung úy Bùi Công Nguyên, công tác tại Công an huyện Mộc Châu (Sơn La) đã bị trúng đạn và hi sinh. Công an tỉnh Sơn La vừa cho biết, thực hiện đợt cao điểm tấn...