Choáng với ăn mày: “Cho 2.000 không đủ mua mớ rau”
Khi ăn xin trở thành nghề có thu nhập khá thì những kẻ ăn mày lại được dịp “làm cao”…
Việc “ăn mày đòi xôi gấc” tưởng lạ mà lại trở nên rất đỗi bình thường.
“Cho 2 nghìn thì không đủ mua mớ rau!”
Trong khi ngồi đợi xe ở trạm trung chuyển xe bus Long Biên, tôi được dịp chứng kiến cảnh một bà lão ăn xin chê tiền của khách.
“Cô tính thế nào chứ 2 nghìn bây giờ chả đủ mua mớ rau, lần sau đã mất công cho thì cho “tử tế” nha!”
Câu nói của bà lão ăn xin khiến nhiều người phải sốc. Cô sinh viên vừa cho bà tiền cố giải thích: “Bà thông cảm cho, cháu chỉ còn mấy đồng đi xe bus, nếu có hơn cháu đã cho bà rồi”.
Chứng kiến cảnh trên, mọi người xung quanh xì xào bàn tán. Họ đều bất ngờ về lời nói của bà lão ăn xin. Nhiều người đã thốt lên rằng: “Đúng là ăn mày mà còn đòi xôi gấc”.
Anh Hoàng Tuấn Anh (Cổ Nhuế – Từ Liêm) chia sẻ: “Lần trước đi chùa thấy có người ăn mày đến xin tiền, tôi giở ví ra lấy tiền cho. Ai ngờ không có tiền lẻ nên tôi đành cáo lỗi. Tôi đang định cất tiền vào ví thì anh ta bảo không sao, cứ đưa tiền chẵn rồi anh ta sẽ trả lại. Đúng là ăn xin VIP!”
Video đang HOT
Một cụ già bán kẹo cao su (một kiểu ăn xin) ở trạm trung chuyển xe bus Long Biên
Nếu như trước kia, những người ăn xin nhận được tiền, quà của khách qua đường biếu, họ rối rít cảm ơn, dù ít nhiều nhưng đó là cái tình người ta dành cho mình. Vậy mà giờ đây, khách cho ít hay không có tiền cho thì ăn mày quay ra khinh rẻ, chửi mắng.
Chị Hương (Cầu Giấy – Hà Nội) chia sẻ câu chuyện có thật mà như đùa: “Nói thật, có lần gặp hai chị em nhà này đi ăn xin, thương tâm quá tôi liền rút ví ra đưa cho chúng 3 nghìn lẻ. Ngay lập tức, nó gọi tôi lại, giơ tờ 5 nghìn đồng lên trước mặt tôi bảo: cho chị thêm 2 nghìn cho đủ mua mớ rau nhé. Đúng là ăn xin bây giờ, cho ít tiền là khinh luôn. Mà có phải ai cũng có nhiều tiền để cho đâu”.
Trước kia, ăn xin vốn là nghề thấp hèn, bị xã hội rẻ rúng. Những người ăn xin thường là bị tật nguyền hay mất sức lao động, trẻ em mồ côi, người già cô đơn… Họ không thể dùng sức lao động để nuôi thân và gia đình nên phải ngửa tay kiếm sống. Những người ăn mày được nhiều người cảm thông, chia sẻ. Cứ gặp kẻ ăn mày là mọi người đều động lòng thương cảm và biếu chút tiền, gạo mong giúp họ qua khỏi khó khăn. Đây đã trở thành nét đẹp truyền thống của dân tộc, biểu hiện trong cách cư xử có tình của người dân. Tuy nhiên, nghề ăn xin hiện nay đã phần nào biến tướng, trở thành nghề có thu nhập cao, cũng không ít người trở nên giàu có nhờ nghề này.
Làm phúc xúc phải tội!
Tại các bến xe khách Mỹ Đình, Giáp Bát, Lương Yên… dân ăn mày đổ về “hoạt động” khá nhiều. Với bộ dạng rách rưới, nghèo khổ, tật nguyền, những người ăn mày này đã lấy được lòng thương của không ít người khách tốt bụng, có lòng hảo tâm. Tuy nhiên, nhiều người đã phải ngã ngửa khi biết lòng tốt của mình bị lừa gạt, chì chiết.
Anh Nguyễn Văn Thành (Nghĩa Hưng – Nam Định) kể: “Hôm trước, đang ngồi chờ xe ở bến xe Mỹ Đình thì có hai người, một già một trẻ lại gần, giơ cái nón rách ra trước mặt tôi xin tiền. Họ tự giới thiệu là bố con. Người đàn ông lớn tuổi nhếch nhác, khổ sở nói rằng, vợ anh ta mới chết để lại bốn đứa con nhỏ, một mình anh ta không nuôi nổi nên đành phải vác nón đi ăn xin. Thằng bé đi cùng là con đầu của anh, mới 12 tuổi đã phải theo bố đi ăn xin. Thấy vậy, sẵn có 50 nghìn trong tay, tôi biếu luôn bố con anh ta. Mấy người ngồi cạnh đấy không ai bảo ai, đều lấy ra chút tiền biếu bố con họ”.
Sẽ không có gì đáng nói nếu mọi chuyện chỉ dừng lại ở đó. Anh Thành kể tiếp: “Trong số những người biếu tiền, có một người đưa cho anh ta 2 nghìn đồng. Thấy vậy, anh ta liền tỏ thái độ nói: “Không nhìn thấy người ta cho bao nhiêu đây à mà vứt có 2 nghìn vào đây”. Nói xong anh ta nhặt tờ bạc vứt trả lại người vừa cho.
Bố con anh ăn xin đi rồi mọi người vẫn chưa hết bàng hoàng. Không ngờ anh ta lại có thái độ như thế. Có người bực mình thốt lên: “Đã đi xin rồi, không cảm ơn người ta một câu lại còn chê ít, biết thế không cho”. Bà hàng nước bên cạnh ra vẻ bí mật nói: “Nói nhỏ với các chú nhé, lần sau gặp cái bọn này thì tránh xa ra, toàn bọn lừa đảo cả thôi! Các chú không ở đây nên không biết, ngày nào mà chúng nó không lượn đi lượn lại, thấy khách nào qua cũng xin tiền”.
Khó khăn lắm chúng tôi mới tiến cận được với em Đỗ Văn Thuận, 14 tuổi, quê ở Thái Bình. Em là một trong những người ăn xin thường vạ vật quanh bến xe Mỹ Đình. Để được “phỏng vấn” một vài câu, chúng tôi phải đưa cho em 50 nghìn đồng làm “lệ phí”.
Em cho biết, gia đình ở quê rất nghèo, quanh năm làm không đủ ăn nên em phải theo mẹ lên thành phố hành nghề ăn xin. Bình thường em đi cùng mẹ nhưng hôm nay mẹ bị ốm nên em chỉ đi một mình.
Thuận chia sẻ: “Bình thường một ngày em kiếm được 100, 200 nghìn, hôm nào “hên” thì được 250 nghìn hoặc hơn thế”. Em cho biết thêm, nếu ai cho tiền mà thể hiện thái độ không vui vẻ thì em trả lại tiền, hoặc cho ít thì em cũng không thèm lấy, tiền rách thì em vứt đi luôn. Mặc dù mới 14 tuổi nhưng Thuận tỏ ra khá già đời, em tự đắc nói: “Ăn xin cũng có cái giá của ăn xin chứ!”
Giá trị đảo lộn
Hiện nay, có nhiều kẻ xấu giả mạo ăn xin, ăn mày để kiếm tiền bằng cách lợi dụng lòng thương của người khác. Bên cạnh đó còn có những người nghèo khổ, có hoàn cảnh khó khăn thực sự, liệu họ có đánh bị đánh đồng với những kẻ xấu kia hay không?
Vẫn còn những người trân trọng từng chút ít của cải người khác cho mình như cụ bà ăn xin 78 tuổi ở bến xe Mỹ Đình. Cụ bà tên Duyên, quê ở Hà Nam, bà bị các con bỏ rơi, không nơi nương tựa nên phải đi xin ăn từng bữa. Bà nói: “Tôi gần đất xa trời rồi, sống cũng không được bao nhiêu nữa, lấy nhiều tiền của người ta làm gì. Ai cho bao nhiêu thì tôi quý bấy nhiêu, ít cũng được, nhiều cũng được miễn là tấm lòng thôi”.
Cụ ông Trần Văn Bộ, một người dân sống tại Từ Liêm – Hà Nội nói: “Trước khi cho đi một món quà, hãy xem xem đối phương có đáng nhận nó hay không. Tốt nhất là phải cân nhắc xem nên dành nó cho ai, làm việc tốt vô ích thì cũng như làm việc xấu thôi”.
Theo GDVN
Dẹp nạn lang thang xin ăn
Hàng vạn du khách trong và ngoài nước đến Đà Nẵng không còn thấy bóng dáng của những người lang thang xin ăn níu kéo...
Vì thành phố văn minh
Từ năm 2001, Đà Nẵng áp dụng chính sách mạnh để lập lại trật tự, văn minh đô thị, xử lý tình trạng lang thang xin ăn... với việc rà soát, đưa những đối tượng lang thang xin ăn không đủ sức lao động vào các trung tâm bảo trợ xã hội; tạo điều kiện việc làm cho những người xin ăn còn trong độ tuổi lao động; yêu cầu các tỉnh thành khác có người lang thang xin ăn tiếp nhận người địa phương mình về nơi cư trú... Những việc làm đó đã làm Đà Nẵng không còn bóng dáng của người lang thang xin ăn.
Các đối tượng ăn xin được hỗ trợ xe đưa về địa phương - Ảnh: Bảo Nguyên
Gần đây, tình trạng lang thang xin ăn biến tướng, cộng với đội ngũ bán hàng rong, đánh giày chèo kéo du khách, khiến không ít du khách bất bình. Chính vì vậy, UBND TP.Đà Nẵng giao cho Sở LĐ-TB-XH, cùng các cơ quan ban, ngành liên quan, trong suốt thời gian từ 1.3 đến 30.4 đã tổ chức rà soát chặt chẽ, kiểm tra, quyết tâm loại bỏ vấn nạn này. Bên cạnh việc tuyên truyền thông qua các kênh, Sở LĐ-TB-XH còn tổ chức cho hơn 800 cơ sở dịch vụ và 180 cơ sở thờ tự ký cam kết phối hợp với chính quyền địa phương không để xảy ra tình trạng xin ăn biến tướng, bán hàng rong chèo kéo khách tại khu vực của mình. Cơ quan chức năng cũng gặp mặt, yêu cầu 1.188 người nằm trong danh sách lực lượng bán hàng rong, đánh giày... ký cam kết không xin ăn, chèo kéo khách. Đồng thời, tất cả các địa điểm nổi cộm tình trạng trên luôn có cán bộ tổ xử lý thông tin người lang thang xin ăn trực chiến, xử lý nhanh. Đã có 1.147 trường hợp bị nhắc nhở, cảnh cáo, trong đó có 77 đối tượng xin ăn, biến tướng xin ăn; vận động 172 đối tượng về lại địa phương cư trú lao động. Nhờ vậy, tại Đà Nẵng đã không còn xuất hiện tình trạng ăn xin, hàng rong chèo kéo du khách.
Mô hình mới cho hàng rong
"Để làm được như vậy trong một chiến dịch kéo dài 2 tháng, thực sự là rất khó. Nhưng với chúng tôi, cái khó hơn nữa đó chính là làm thế nào để duy trì kết quả này lâu dài. Chính vì vậy, chúng tôi nghiên cứu rất nhiều giải pháp để làm quyết liệt không để vấn nạn này tồn tại ở Đà Nẵng, tạo nên hình ảnh đẹp trong lòng du khách!" - ông Nguyễn Hùng Hiệp, PGĐ Sở LĐ-TB-XH TP.Đà Nẵng chia sẻ. Và một trong những giải pháp đó là rà soát, phân loại các đối tượng trên, giúp họ chuyển đổi sang một ngành nghề thích hợp hơn.
Bên cạnh đó, xây dựng mô hình bán hàng rong ở những khu vực thuận tiện dành cho những người có nguyện vọng bán hàng, lập những ki ốt nhỏ, có bàn, có dù che, người bán đeo bảng tên, hàng bán có giá niêm yết và chỉ bán tại ki ốt, không được chèo kéo khách. Việc làm này đã được thực nghiệm ở đèo Hải Vân - vốn là điểm nóng của việc hàng rong chèo kéo khách du lịch. Kết quả được đánh giá khá thành công, xây dựng được hình ảnh thành phố văn minh trong lòng du khách. Trong thời gian tới, sở tiếp tục nhân rộng mô hình ở một số điểm nằm trên Q.Hải Châu, Sơn Trà. Ngoài ra, buộc các đơn vị quản lý văn hóa, danh lam thắng cảnh, các cơ sở kinh doanh cam kết không để hàng rong chèo kéo khách ngay tại khu vực của mình, nếu khách phàn nàn đến số đường dây nóng (05113.550550 hoặc 05113.550770) thì sẽ xử lý nghiêm.
Theo Thanh Niên
Đà Nẵng: Xử lý hơn 660 đối tượng xin ăn, bán hàng rong biến tướng Sáng nay 13/4, Sở Laong, Thưng binh và X hi TP Đà Nẵ tổ chức s kết caom ra quân tình trạng xin biến tưng,nng rong, lang thaánh giày trêa bàn thành. Trot caom này,ng cũ tổ chức gặp mặtc chủ c sở kinh doanh dch vụ,ng buônnng rong, vé s,ánh giày, sácho dạo trêa bà phổ biến quán triệt, vậng họ thực...