Choáng váng với tội phạm 9x giết người
Sau khi Báo ANTĐ đăng bài: “Nổi cơn ghen, 9x giết người giữa chợ”, nhiều bạn đọc đã chia sẻ với nạn nhân và người thân bị hại, đồng thời đề nghị “tử hình” kẻ thủ ác. Thậm chí có bạn đọc còn đề nghị tường thuật trực tiếp những vụ hành hình tử tội để tăng tính răn đe.
Cần hình phạt nặng để răn đe
“Những loại côn đồ “não phẳng” như Thắng cần phải xử lý nghiêm khắc, Phan Hữu Tây là một sinh viên tốt của ĐH CNTT, bạn ấy tham gia nhiều hoạt động tình nguyện và tính tình hết sức hòa đồng. Mong pháp luật trả lại sự công bằng cho gia đình bạn ấy” – bạn đọc Kiều Thắng viết.
“Bạn tôi phải ra đi về nơi rất xa vì một chuyện vô lý thế đó. Mong pháp luật trừng trị kẻ cầm thú kia một cách thích đáng. Và mong các phương tiện truyền thông tiếp tục đưa thông tin về vụ án cho mọi người được biết” – Nguyễn Hữu Long một người bạn của nạn nhân Phan Hữu Tây phẫn nộ.
“Tên Thắng này cũng sinh năm 1993, bằng tuổi “sát thủ” Lê Văn Luyện. Cả tên Thắng và Luyện đều xứng đáng nhận án tử hình!” – bạn đọc Trịnh Phước An khẳng định.
Video đang HOT
Cho biết mình là “một người học trên Tây một khóa”, bạn đọc Nguyễn Vũ Phong viết: “Chúc Tây vui khi biết được nhiều người quan tâm đến mình! Còn Thắng thì hãy suy ngẫm lại! Bạn không chỉ gây ra nỗi đau của một người, mà rất nhiều người!”.
“Với những kẻ thủ ác như Thắng, cần sớm đưa ra tử hình để răn đe. Hiện nay việc thi hành án tử hình thường được làm kín, chỉ có một số ít thông tin trên các báo in, báo mạng. Tôi cho rằng không phải ai cũng có điều kiện truy cập mạng để xem những thông tin này. Vì thế, để tăng tính răn đe, nên tường thuật trực tiếp những vụ hành quyết tử tội. Như thế có vẻ sốc nhưng sẽ có tác dụng hơn nhiều, góp phần ngăn chặn những vụ án tương tự. Nên bỏ bớt buổi tường thuật trực tiếp về những cuộc thi hát và người đẹp vô bổ đi để dành thời lượng cho tường thuật hành quyết tử tội” – bạn đọc Hoàng Hải Anh đưa ra một đề xuất gây sốc.
“Đúng là đề xuất gây sốc: Truyền hình trực tiếp hành quyết tử tội. Theo tôi biết thì hình như không nước nào áp dụng hình thức này. Tôi đồng tình việc cần tăng nặng hình phạt đối với tội phạm, nhất là loại tội phạm trẻ giết người manh động, man rợ có xu hướng gia tăng gần đây. Tuy nhiên, tường thuật trực tiếp việc hành quyết thì có vẻ dã man quá” – bạn đọc Nguyễn Thu Hương nêu quan điểm.
Lỗi tại ai?
Lập tức bày tỏ sự đồng tình về không nên “Tường thuật trực tiếp thi hành án tử hình”, tuy nhiên, bạn đọc NTT lại cho rằng “không thể “đổ” lỗi cho môi trường, tệ nạn xã hội”. “Đúng là cuộc sống nhiều khi còn khó khăn, nhưng cái gì cũng có nguyên do, có cái giá của nó. Không thể cứ vì hoàn cảnh khó khăn mà làm bậy. Không thể cứ nghèo đói là đi cướp của, giết người được. Thế thì loạn à? Con người hơn động vật ở chỗ có trí tuệ. Chính trí tuệ giúp cho con người biết đúng, biết sai, biết tiết chế trước các hiện tượng trong cuộc sống. Những kẻ mất hết lý trí, gây tội ác thì phải nhận hình phạt là đương nhiên. Nhưng đó mới là hình phạt ở thế gian, hình phạt về tinh thần, về tâm linh còn khủng khiếp hơn thế nhiều” – bạn đọc NTT chia sẻ.
“Trước lúc thi hành án, nhất là án tử hình, thấy phạm nhân nào cũng nói được những lời rất hay, rất hối hận, mang nhiều ý nghĩa. Giá như trước khi gây án mà nghĩ được như thế thì đâu phải chịu cảnh tù đầy, chết chóc, gây đau thương cho bản thân và bao người khác” – phân tích diễn biến tâm lý tội phạm, bạn đọc Minh Trí viết đầy ngụ ý: “Tôi nhớ câu chuyện đầy ý nghĩa của một tử tù: Trước ngày ra pháp trường, phạm nhân xin được gặp trực tiếp người mẹ của mình. Thương xót cho tình mẫu tử, nguyện vọng của phạm nhân được đáp ứng. Khi vừa gặp mẹ, tử tù mới ngoài 30 tuổi thẳng tay tát mẹ một cái rồi nói: “vì bà mà tôi ra nông nỗi này. Khi còn nhỏ tôi trèo rào ăn cắp con gà của nhà hàng xóm. Không những không trách mắng, bà còn khen tôi là giỏi và làm thịt con gà để ăn. Giá như ngày đó bà nện cho tôi một trận rồi mang trả con gà, có lẽ đời tôi đã khác. Chính sự dung dưỡng cho mầm xấu của tôi vừa nảy sinh mà tôi tưởng mình “giỏi” thật, để rồi tôi trở thành tên trộm cắp, và giết người cướp của, phải chịu án tử hình như ngày hôm nay”. Bà mẹ chết lặng! Lúc này người con – gã tử tù mới quỳ xuống lạy mẹ, khóc như mưa và cảm ơn công sinh thành của mẹ, rồi từ biệt về phòng biệt giam chờ hôm sau thi hành án”.
Tính hay ghen tuông, lại thủ sẵn dao trong người nên khi thấy Nguyễn Hữu Tây bắt chuyện với bạn gái của mình ở chợ, Đinh Tiến Thắng dùng dao tấn công khiến Tây tử vong.
Theo ANTD
Ám ảnh quá khứ 'điên cuồng' vì thuốc lắc
Trượt dài trong những tháng ngày chỉ biết đến thuốc lắc, trong số những người bạn nghiện, đã không ít người vì dùng thuốc lắc quá nhiều đến độ bị điên... Khi nhớ lại quãng thời gian đó, N. không khỏi rùng mình ghê sợ.
Cú sốc
Đã có thể nở nụ cười trên môi sau 2 tháng được đưa vào Trung tâm 2, Nguyễn Hồng N. (SN 1983, ở Hương Sơn, Thái Nguyên) kinh hãi nhớ lại những ngày đen tối của mình.
Mọi sóng gió đã qua, N. đã dần lấy lại thăng bằng và cô cởi mở kể về quá khứ của mình.
Cuối năm 2000, khi mới 17 tuổi, học hành còn dở dang, N. đã lấy chồng. Chồng N. là người đàn ông hơn cô tới cả chục tuổi, nhà ở Cổ Nhuế, Hà Nội, là con trai người bạn cùng chiến trường với bố N.
Nhưng hạnh phúc chưa được bao lâu, đến năm 2001, nhận được điện thoại của người lạ, N. lao ra đường và cô ngất xỉu khi phải chứng kiến cảnh chồng nằm trên vũng máu vì tai nạn giao thông. Khi đó N. mới vừa sinh con.
N. tâm sự: "Nếu được trở về, em sợ mình sẽ không thoát khỏi cám dỗ khi bị đám bạn xấu lôi kéo. Giờ em đã có tuổi rồi, không còn thời gian cho em làm lại. Em rất sợ khi con trai nhìn mình với con mắt ghẻ lạnh, khinh rẻ...".
Cú sốc đó khiến N. khi tỉnh dậy không còn nói được nữa. Cô bị câm, cả ngày không ăn uống gì, suốt mấy tháng ròng chỉ nằm trong căn phòng của hai vợ chồng, ôm ảnh chồng mà khóc.Một hôm, khi N. ở nhà một mình với đứa cháu nhỏ, đứa bé nghịch ngợm khiến dao đâm vào chân, máu chảy nhiều, sợ hãi gọi tên chồng N. Nghe đứa cháu vừa khóc vừa gọi tên chồng, N. lao ra ngoài ôm lấy cháu và cũng khóc theo nói: "Chú chết rồi còn đâu mà gọi".
Vậy là sau 3 tháng, N. đã nói được trở lại. Lúc đầu N. còn ngọng nghịu, khó nhọc khi bật âm. Mất một thời gian N. mới nói được như bình thường.
Một năm sau đó, N. ôn thi và cô thi đỗ vào một trường Trung học Nghệ thuật ở Thái Nguyên. Những tưởng tương lai rạng ngời sau cánh cổng trường nghệ thuật. Nhưng không, cũng chính từ đây N. trượt dài vào những tháng ngày đen tối.
Những ngày đen tối
Bỏ con lại cho nhà nội nuôi dưỡng, N. về Thái Nguyên theo học trường nghệ thuật. Cũng trong môi trường này, N. đã gặp những người bạn chơi bời. Một lần, được cô bạn học rủ bỏ học về Hà Nội làm cho một quán cà phê trá hình, N. đã gật đầu đồng ý khi cô mới bước sang năm học thứ hai.
Trong môi trường xấu, N. dần dà bị kéo vào con đường hư hỏng, cô bắt đầu nếm mùi "bay", "lắc" và nghiện "đá" lúc nào không hay.
Lần đầu lên cơn vật thuốc, vã mồ hôi, ngáp vặt, người bứt rứt... N. hoảng sợ không hiểu sao mình lại bị như vậy... Và khi đã nghiện, một lần sang quận Long Biên mua thuốc, N. bị công an bắt giữ và bị đưa vào Trung tâm 2.
Khi cô trở về vào tháng 10/ 2008, đứa con trai đã lớn vổng. Nó không nhận ra mẹ và gia đình nhà chồng cũng không muốn N. tiếp xúc với con vì sợ đứa trẻ sẽ bị ảnh hưởng xấu từ người mẹ.
Trong lúc đau đớn nhất đó, người bác của N. sống ở Đức nhận nuôi đứa trẻ. N lấy quyền làm mẹ đã đồng ý cho con sang Đức với người bác ruột với hy vọng nó sẽ có một tương lai sáng sủa hơn.
Gửi con sang cho bác, N. lại bắt đầu trượt dài trong những tháng ngày sống bầy đàn và chơi "đá". N nhớ lại: "Để có tiền dùng "đá", em buôn thứ đó luôn. Khi sẵn hàng, cả ngày bọn em ở trong căn phòng tăm tối để dùng "đá". Khi đã chơi thứ đó thì bọn em không còn có cảm giác đói, chỉ thấy khát. Thế nhưng cứ uống nước vào là lại nôn".
Dùng "đá" một thời gian, cả nhóm bắt đầu rơi vào trạng thái hoang tưởng. N kể: "Em bắt đầu có tính đa nghi. Em nghi ngờ tất cả mọi người. Lúc đó khi ra ngồi ở quán nước, nhìn thấy người lạ nào em cũng nghĩ họ là công an mật. Ngay cả bà bán quán em cũng nghĩ bà ta được công an trả tiền để theo dõi em...
Một vài người bạn của em cũng bắt đầu mắc chứng hoang tưởng. Họ sẵn sàng cầm sao rượt người thân hoặc người đi đường chỉ vì cho rằng họ sắp bị người ta tấn công. Có anh bạn em còn ném cả đứa con nhỏ ra đường vì nghĩ nó sắp làm hại anh ta...".
Trong số những người bạn nghiện của N. đã có tới 5 người phải vào Bệnh viện tâm thần Trâu Quỳ sau thời gian dài chơi "đá". Khi nghĩ đến kết cục một là phải vào Trâu Qùy, hai là bị đi tù vì bị bắt khi buôn "đá", N. thấy mình vẫn còn may mắn khi đang được "cải tạo" ở Trung tâm 2.
Bị công an phường Bạch Đằng đưa vào Trung tâm 2 trong đợt truy quét ngày 30/4, đến nay N. đã cắt cơn, khi tỉnh táo trở lại, N. vẫn thấy sợ khi nhớ lại những ngày đen tối vừa qua của mình.
N. tâm sự: "Nếu được trở về, em sợ mình sẽ không thoát khỏi cám dỗ khi bị đám bạn xấu lôi kéo. Giờ em đã có tuổi rồi, không còn thời gian cho em làm lại. Em rất sợ khi con trai nhìn mình với con mắt ghẻ lạnh, khinh rẻ...".
Cũng bởi vậy, N. đã quyết, khi "mãn hạn", cô sẽ xin ở lại Trung tâm 2 để làm việc, kiếm những đồng tiền ít ỏi nhưng lương thiện và tâm hồn được thư thái.
Theo VietNamNet
Chân dung ông "trùm" trẻ tuổi của băng cướp máu lạnh Sau lần ở tù đầu tiên hắn không tu tỉnh mà thậm chí quyết định trở thành tội phạm chuyên nghiệp Sau quá trình điều tra, đến nay C.A tỉnh Đồng Nai đã có hồ sơ kết luận chính thức về nhóm cướp dùng hung khí nguy hiểm do Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Văn Trung và đồng bọn. Những hành vi dã man,...