Choáng váng vì mẹ chồng mua 2 xe ô tô vàng mã cúng rằm
Người Việt Nam có tục lệ đốt vàng mã trong những dịp giỗ chạp, lễ tết với niềm tin vong hồn người đã mất sẽ nhận được tấm lòng thành của những người còn sống.
Rằm tháng Bảy là ngày Rằm quan trọng nhất trong năm đối với đời sống tâm linh người Việt. Không chỉ là ngày rằm bình thường, vì gắn với ý nghĩa Vu lan báo hiếu và ngày cúng chúng sinh, cô hồn nên Rằm tháng Bảy thường được chuẩn bị rất trang trọng, chu đáo trong mọi gia đình, việc mua vàng mã của mỗi nhà thường cũng đầy đủ hơn các ngày lễ khác. Tuy nhiên, sự tín tâm thái quá thành mê tín dị đoán cũng dẫn đến nhiều câu chuyện mất vui trong đời sống một số gia đình khi làm lễ cúng Rằm tháng Bảy.
Chi tiền triệu để đốt vàng mã
Mặc dù biết mẹ chồng rất tín tâm, song khi thấy hai xe taxi 7 chỗ chở đầy vàng mã dừng ở cổng nhà, chị Hòa (Bắc Giang) vẫn choáng váng, xây xẩm mặt mày. Khi chị Hòa hỏi mẹ chồng về giá trị chỗ vàng mã bà mua thì bà bảo khoảng chục triệu nhưng chị biết chắc chắn ít nhất phải gấp đôi số tiền đó.
Ảnh: Xuân Phú
Theo chị Hòa, mọi ngày lễ tết bình thường trong nhà đều là chị đi mua sắm đồ lễ. Tuy nhiên riêng năm nay bà nội nhất định đòi tự mua. Chị không tiếc tiền bà nhưng cũng không vui vì cảm thấy quá lãng phí. Hơn nữa, chị cho biết mình cảm thấy ngại ngần khi hàng xóm bàn ra tán vào. Tuy nhiên khi chị góp ý thì mẹ chồng chị giận dỗi cho rằng bà chỉ làm thế để cầu mong thần phật tổ tiên phù hộ cho con cháu chứ có ăn tàn phá hại gì đâu mà chị trách móc. Thế là ngày tụ họp đông đủ cha mẹ con cháu nhà chị bỗng dưng mất vui vì bà mặt nặng mày nhẹ cả buổi không nói câu gì.
Cũng tương tự chị Hòa, nhưng tình cảnh của chị Lan (Linh Đàm, Bắc Giang) còn dở khóc dở mếu hơn. Chị ở riêng nhưng Rằm mẹ chồng lại gọi về nhà làm lễ chung. Bà giao cho chị một danh sách dài dằng dặc đi mua đồ vàng mã: từ quần áo nón ngựa cho các cụ, nhà lầu xe hơi cho ông bà, quần áo bộ đội súng gậy cho chú đã hy sinh đến đồ chơi, váy vóc, nôi cũi…. cho em bé chị trót bị sảy mất…. Khi chị thật thà bảo rằng cúng bái chỉ cần lòng thành, vàng mã nên giảm nhẹ đi chứ thế này thì quá lãng phí, mê tín dị đoán, mẹ chồng chị đã giận dữ đuổi chị về vì cho rằng chị báng bổ người đã mất. Chồng chị chẳng biết đầu đuôi cũng được thể trách vợ cả năm có một ngày Rằm mà không lựa bà nội cho êm cửa ấm nhà. Với anh, mẹ làm thế nào cũng được miễn là lòng bà cảm thấy thanh thản, bình an.
Không xảy ra mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu nhưng gia đình chị Vân (Bắc Ninh) cũng một phen sóng gió khi chị mua hơn triệu tiền vàng mã, thuê cả thầy về cúng; trong khi đó anh lại là cán bộ địa phương cần gương mẫu trong đời sống văn hóa. Bảo vợ không nghe rồi sinh ra xô xát, cãi vã, anh tuyên bố cho phép chị lần cuối cùng, nếu sau này còn tốn tiền cho mấy trò mê tín dị đoan thì anh sẽ “trả về nơi sản xuất”.
Video đang HOT
Ảnh: Xuân Phú
Vậy có nên đốt vàng mã không?
Đốt vàng mã trong những ngày giỗ, tết một nét văn hóa tồn tại đã lâu trong đời sống tinh thần của người Việt, với nhiều gia đình là một nghi thức quan trọng không thể bỏ qua. Ngày nay, nhiều người cũng giản tiện vấn đề này do đời sống bận rộn và tư tưởng hiện đại hơn; tuy nhiên có một bộ phận khác lại “cuồng” hơn khi họ không chỉ đốt tiền vàng, quần áo mà đốt tất tần tật những thứ mà người sống có: điện thoại, tivi, chung cư, xe hơi, máy bay, ipad….
Tuy nhiên, trong Đạo Phật không hề có tục lệ này.
Thượng tọa Thích Quảng Tánh, chuyên gia Tư vấn Báo Giác Ngộ cho biết: “Trong giáo lý nhà Phật không có việc đốt vàng mã, đạo Phật hoàn toàn bác bỏ tục lệ mê tín này. Theo quan điểm của đạo Phật, lễ hội Vu lan – Báo hiếu vào tháng Bảy âm lịch là “tháng báo hiếu”, hoàn toàn không phải là “tháng cô hồn”. Tuy nhiên hiện nay, tháng Bảy mùa hội Vu lan-Báo hiếu có ý nghĩa trọng tâm là giáo dục lòng hiếu thảo cho con người rất nhân văn và cao cả của đạo Phật đang có nguy cơ bị không ít người hiểu sai, bị dân gian hóa theo hướng cầu cúng ma quỷ, nhuốm màu tà kiến, mê tín.
Phật giáo Bắc tông Việt Nam chịu khá nhiều ảnh hưởng Phật giáo Trung Quốc, một bộ phận quần chúng Phật tử và trong dân gian còn ảnh hưởng tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, tin vào “tháng cô hồn” (sâu đậm ở miền Bắc). Kinh Phật không hề nói đến việc Diêm Vương mở cửa địa ngục vào tháng Bảy. Những quan niệm như “tháng Bảy cần kiêng kỵ nhiều điều để không bị ma quỷ làm hại, nhất là trong ngày rằm tháng Bảy, phải có lễ cúng cho cô hồn ăn uống no nê, đốt vàng mã thật nhiều, nếu để họ đói khát, thiếu thốn là sẽ bị quấy phá” là không phù hợp là hoàn toàn sai không phù hợp với quan điểm của Đạo Phật.
Việc đốt vàng mã quá nhiều không chỉ gây lãng phí, ảnh hưởng tới môi trường xung quanh mà nó thực sự là việc mê tín dị đoan. Việc cúng bái, lễ lạt không chỉ với ngày Rằm tháng Bảy mà với tất cả các ngày lễ khác trong năm chỉ cần trang trọng, có lòng thành tâm, hướng thiện là đủ. Không nên “chạy đua” về hình thức nhà ai làm lễ to, nhà ai làm lễ nhỏ để tâm bất an, gia đình bất thuận, càng làm mất đi ý nghĩa thực sự của việc lễ lạt này.
*Tên các nhân vật trong bài đã được thay đổi
Theo Huyền Thanh (Infonet)
Người Hà Nội cúng rằm tháng 7
Lễ cúng rằm tháng 7 của gia đình bà Đỗ Thị Duyên gồm một mâm cỗ mặn, một mâm cỗ chay và rất nhiều quần áo giấy, vàng mã.
Hàng năm, cứ vào ngày cuối tuần sát rằm tháng 7, gia đình ông Nguyễn Thanh Bình và bà Đỗ Thị Duyên ở Giáp Nhất (Thanh Xuân, Hà Nội) lại chuẩn bị 2 mâm cúng cho lễ Vu lan và lễ Xá tội vong nhân.
Theo quan niệm Phật giáo, lễ Vu lan là để cầu siêu cho cha mẹ được siêu thoát, thể hiện lòng thành kính lên đức Phật, chư vị thần linh, báo hiếu gia tiên; còn lễ Xá tội vong nhân là để cúng cho những vong hồn không nơi nương tựa, không người thờ cúng. Từ sáng sớm, những người lớn trong gia đình bà Duyên đi chợ chuẩn bị đồ lễ, sau đó mọi người cùng làm cỗ.
"Đây là đại lễ báo hiếu ông bà, cha mẹ, tổ tiên, tập tục đáng quý của người Việt, thể hiện truyền thống đạo lý ăn quả nhớ kẻ trồng cây nên các mâm cỗ phải được chuẩn bị tươm tất từ bàn tay của các thành viên trong gia đình", bà Duyên chia sẻ.
Mâm cỗ mặn cúng gia tiên sẽ được thực hiện trước. Trong ảnh, ông Bình đưa mâm cỗ lên phòng thờ của gia đình.
Cúng gia tiên thường là mâm cỗ mặn, kèm theo tiền vàng và cả vật dụng dành cho người cõi âm như quần áo, giày dép, xe cộ, điện thoại... Trên ban thờ cao nhất của gia đình, những bộ quần áo (vàng mã) được bày biện ngay ngắn, mỗi bộ quần áo đều được viết tên để tránh nhầm lẫn.
Khi làm lễ cúng xong, một khóa kinh Vu Lan sẽ được đọc lên để hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu thoát và cũng là một cách giúp hiểu hơn về ngày lễ này.
Trái với mâm cúng Phật và gia tiên, mâm cúng chúng sinh được cúng ngoài cửa chính ngôi nhà, lễ vật gồm có: muối gạo, cháo trắng nấu loãng, hoa quả, quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc, các loại bỏng ngô, bánh, kẹo, tiền vàng, nước, hương, nến... và còn có thể cài thêm cả chút tiền lẻ.
Để cho các "vong hồn" không quấy nhiễu đời sống và có thể siêu thoát, hết tuần hương, gạo, muối sẽ được vãi tứ phương. Những phẩm vật khác có thể dùng hay cho người khác.
Kết thúc lễ cúng cô hồn, gạo, muối được vãi ra sân, đường, sau đó là đốt vàng mã.
Ngọc Thành
Theo VNE
Độc đáo: Người cõi âm "cưỡi" máy bay, ô tô mui trần Gần đến rằm tháng 7, thị trường vàng mã khắp vùng Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) lại sôi động với các mặt hàng đa dạng từ nhà lầu, xe hơi, xe SH, túi xách hàng hiệu, máy bay... Những ngày này, trên đường liên thôn trung tâm vàng mã Đạo Tú (xã Song Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh) có hàng trăm đại...