Choáng trước khoản chi “độc – lạ” của các đại gia Việt
Làm hết sức, tiêu hết mình chính xác là lối sống mà nhiều vị đại gia lựa chọn. Bỏ hàng triệu đô cho những thú vui sang chảnh có thực là cách nuông chiều bản thân, cực dị cực lạ ở các vị đại gia này?
Xế sang biệt thự, hàng hiệu, BST cây cảnh, giò hoa lan chục tỷ, nuôi vẹt, cá koi hay thậm chí cái “cầu tiêu” hoàng gia … sẽ luôn là mục tiêu “phải sắm” trong danh sách của những người “lắm tiền, nhiều của”. Tuy nhiên, người giàu cũng luôn có những thú vui cực dị mà người thường chỉ có thể đặt dấu chấm hỏi.
Bỏ 200 tỷ xây dựng đường hầm điêu khắc nức tiếng tại Đà Lạt, nhưng lại bị chính dân Đà Lạt ghét
Nếu đặt chân đến mảnh đất tình yêu Đà Lạt, nhất định bạn phải ghé qua con đường hầm đất sét ở nơi đây. Đường hầm này cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 13km theo hướng hồ Tuyền Lâm. Con đường này đặc trưng bởi những tiểu cảnh của thành phố Đà Lạt như: Thác Datanla, núi LangBiang, dinh Bảo Đại,…
Chân dung vị đại gia kín tiếng ở Đà Lạt
Chủ nhân của địa điểm du lịch này là ông Trịnh Bá Dũng-Chủ tịch Hội đồng Quản trị của công ty CP Đà Lạt. Vị đại gia đất Thanh Hóa này đã tu nghiệp ở Đức rồi mở một công ty xây dựng và lập nghiệp trên Đà Lạt. Ông nhận ra Đà Lạt chưa có một nét độc đáo trong các địa điểm du lịch. Tận dụng lợi thế đất đỏ bazan, ông nảy ra ý tưởng thực hiện một địa điểm du lịch kiến trúc cực độc lạ từ đất nung.
Một góc con đường đất nung – Địa điểm check-in nổi tiếng của các tín đồ du lịch. Tuy nhiên địa điểm này thường xuyên nằm trong danh sách những nơi bị chính “dân Đà Lạt không chấp nhận nổi, vì phá huỷ cảnh quan xung quanh” – Anh Quang, một cư dân 8X Đà Lạt cho hay.
Sau nhiều năm ròng rã, vào năm 2012, đường hầm Điêu khắc đã được ra đời, nơi đây trở thành một địa điểm thu hút cực kỳ nhiều khách du lịch hiếu kỳ. Con đường cũng đạt 2 kỷ lục là ngôi nhà đất đỏ bazan không nung đầu tiên và ngôi nhà đất đỏ bazan lớn nhất ở Việt Nam.
Chi 6 tỷ tiền xe đi đánh golf và hơn thế nữa
Golf từ lâu đã được mệnh danh là môn thể thao quý tộc. Mỗi lần check-in sân golf cũng như một lần đốt tiền đầu tư, triệu phú Hùng Đinh, ông xã của BTV Hà My cũng không ngoại lệ. Cụ thể mỗi lần chơi golf, anh sẽ phải trả các loại phí như: phí thuê xe, phí thuê sân, thuê caddies, phục trang. Tổng cộng, vị đại gia này có thể chi đến 1 tỷ đồng cho thú vui xa xỉ này.
Đặc biệt hơn, phải kể đến một số những khoản đầu tư anh đã chi mạnh tay như: 23 triệu tiền đóng khóa học golf, 6 tỷ tiền xe đi đánh golf. Tiền phục trang cũng ngốn sương sương của anh gần 80 triệu.
Chi phí khủng Hùng Đinh bỏ ra cho thú vui chơi golf.
Hùng Đinh là vị triệu phú công nghệ nổi tiếng khi sở hữu hai công ty giải pháp JS và DesignBold. Anh cũng là nhà sáng lập quỹ đầu tư cá nhân Vic Parners, đơn vị đầu tư vào các startup như TopCV, ColorMe, Printgo….Chuyện tình chú-cháu đầy lãng mạn của anh và nàng BTV Hà My của VTV cũng từng gây xôn xao báo chí một thời.
Hùng Đinh và Hà My từng gây bão MXH với màn cầu hôn trên máy bay đậm chất ngôn tình.
Video đang HOT
Sắm “cầu tiêu” gần 150 triệu đồng
NTK Thái Công luôn được biết đến nhờ tài năng trong lĩnh vực thiết kế nội thất cũng như lối sống hoàng gia. Trong một video house tour, NTK này khiến cộng đồng mạng dậy sóng với ngôi nhà bạc tỷ đầy sang trọng. Tuy nhiên, cộng đồng mạng đã cực nhanh tay lẹ mắt soi được chiếc bồn cầu giá khủng mà Thái Công cho lên sóng.
Thái Công show một góc của ngôi nhà tiền tỉ của mình trên Tiktok.
Cụ thể, chiếc bồn cầu có chức năng điều khiển từ xa này đến từ thương hiệu KOHLER có giá lên đến 150 triệu đồng.
Chiếc bồn cầu “sang chảnh” sẽ cho bạn trải nghiệm ngồi lên tiền là như thế nào.
Không những tậu bồn cầu sang, NTK này cũng trang bị hai vật dụng là cây cọ cầu tiêu và thùng rác có mức giá lần lượt là 8 triệu đến 35 triệu cho xứng tầm. Đúng là dù là nhà vệ sinh cũng thể hiện độ chịu chơi của gia chủ.
Mất triệu đô để sở hữu bộ sưu tập rượu whisky đắt đỏ nhất thế giới
Ông Nguyễn Đình Tuấn Việt hiện đang có BST 535 chai rượu Whisky hiếm và lâu đời được Tổ chức Kỷ lục Thế giới chứng nhận (tính đến thời điểm xác lập kỷ lục). Macallan 1926 Fine and Rare 60-Year-Old được mệnh danh là “chén Thánh” thuộc dòng rượu đắt nhất thế giới.
Đến năm 2002, thế giới ghi nhận chỉ còn 12 chai rượu quý này, thế mà vị đại gia này lại tậu cho mình hẳn 3 chai Macallan 1926, ước tính mỗi chai gần 1,5 triệu đô la. Có thể nói vui rằng, chỉ cần uống một ngụm là bay luôn 2 chiếc Mercedes AMG-G63 của nữ ca sĩ Gen Z nào đó rồi.
Đại gia Đà Lạt nắm trong tay BST rượu quý được công nhận bởi Kỷ lục Guiness thế giới.
Rare Whisky 101 đã định giá cho bộ sưu tập 535 loạt Scotch whisky của ông Việt có tổng giá trị khoảng 10.770.635 bảng Anh, tương đương 13,8 triệu USD. Không như BST rượu triệu đô, ông Việt là một vị đại gia khá kín tiếng và ít khi xuất hiện trên các phương tiện truyền thông.
Thuê bảo mẫu cả trăm triệu
Nếu đại gia khác khoe xe sang, nhà đẹp, Đoàn Di Băng lại có cách khoe ngầm cực chất. Cô cho biết mỗi tháng phải trả 100 triệu đồng cho ba người làm công, vậy mỗi bảo mẫu sẽ nhận về mức lương 30 triệu mỗi tháng. Đây là mức lương mà ai cũng thầm ao ước, thậm chí nhiều người phải cật lực thăng tiến nhiều năm mới chạm được con số này.
Các bảo mẫu nhà Di Băng có mức lương và đãi ngộ đáng mơ ước.
Không những chi trả hậu hĩnh, các bà vú còn được gia đình doanh nhân đãi ngộ như đi lại bằng siêu xe, đi du lịch cùng với gia đình. Con cái của các bảo mẫu cũng được tạo điều kiện làm việc để các bà quẳng hết lo toan mà tập trung lo cho các tiểu công chúa nhà của vị đại gia Quận 7 này.
Các bà vú được đồng hành cùng gia đình Băng Di trong những chuyến du lịch.
Mỗi người trong giới thượng lưu sẽ có một cách chi tiêu khác nhau sao cho xứng tầm với đẳng cấp của mình. Còn những đại gia trên không những kiếm tiền mạnh mà cách tiêu tiền cũng cực kỳ độc khó ai ăn theo nổi.
"Đột nhập" giới thượng lưu Trung Quốc: Một ly trà trị giá lên tới gần trăm triệu đồng, điều gì khiến các "đại gia" chịu chi đến vậy?
Văn hóa thưởng trà rất quen thuộc đối với nhiều người Trung Quốc, nhưng bỏ ra hơn 4 tỷ đồng để mua một kg trà, có đáng không?
Tại bữa tối của Glassbelly Tea Lab, một nhà hàng cao cấp ở Hồng Kông, cả bào ngư hay thịt bò Nhật Wagyu A4 đều không phải là ngôi sao. Thay vào đó, tám ly trà mới là yếu tố thu hút khách hàng quen đến với không gian làm từ gỗ này trong khu phố Causeway Bay sầm uất của thành phố.
Ở bên trái là ba ly nhỏ chứa ba loại trà nóng khác nhau: trà Puerh hương mận, Gold Needle Dian Hong (một loại trà đen tương đối mới từ Vân Nam) và Rougui có mùi than bùn (một loại trà ô long từ Dãy núi Wuyi ở tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc).
Ở bên phải là trà Full Blossom Rougui được phục vụ trong năm ly rượu vang pha lê Riedel. Người phục vụ giới thiệu: "Nếu dùng ly Cognac, bạn có thể cảm nhận được nhiều mùi trái cây hơn. Còn với ly Burgundy, hương hoa sẽ ngào ngạt hơn".
Tại Glassbelly, các loại trà Trung Quốc được phục vụ trong ly rượu
Kiểu phục vụ khác lạ đã thu hút rất nhiều người đến nhà hàng này nhưng điểm nổi bật lại là những lá trà Trung Quốc có giá hàng nghìn USD. Nhà hàng Glassbelly chuyên về trà đá ô lông từ Wuyi, một trong những giống trà đắt nhất hành tinh. Đó là loại trà ô long mọc trên đá ở dãy núi Wuyi phía đông Trung Quốc, nên được đặt tên là "trà đá".
Các giống trà đá nổi tiếng từ khu vực này bao gồm Rougui, Da Hong Pao và Shui Xian - tương ứng có nghĩa là Quế, Áo choàng đỏ lớn và Hoa Thủy tiên. Mặt hàng được đánh giá cao nhất của Glassbelly là Niu Lan Keng Rougui, một loại trà Rougui quý hiếm từ một con suối trong thung lũng cùng tên trên dãy núi Wuyi.
Giá bán lẻ của loại trà này là 4.560 USD (hơn 100 triệu đồng) cho 25 gram, hoặc 184.615 USD/kg (khoảng 4,2 tỷ đồng). Để thưởng thức một tách trà tại nhà hàng, khách hàng sẽ phải chi 3.577 USD (81 triệu đồng). Thông thường, một ấm trà nhỏ 150-200 ml thường được pha với khoảng 5 gam lá trà.
Đấu giá trà
Các loại trà quý hiếm từ lâu đã có giá cao ngất ngưởng ở Trung Quốc. Đây không phải là một xu hướng mới. Vào năm 2002, 20 gram trà Da Hong Pao - cũng là một loại trà của núi Wuyi, từng chỉ dành riêng cho hoàng đế - đã được bán đấu giá với giá 28.000 USD ở Quảng Châu.
Vào năm 2009, 100 gram Taiping Houkui (trà xanh từ An Huy) đã được bán đấu giá với giá 31.300 USD ở Tế Nam. Gần đây hơn, vào tháng 12/2021, Sothebys Hong Kong đã chủ trì cuộc đấu giá trà lần đầu tiên, tập trung vào trà Puerh cổ điển. Một bánh trà nặng 330 gram (lá trà nén dưới dạng bánh) được bán với giá 72.150 USD.
Kiến thức về trà Trung Quốc
Trung Quốc có sáu loại trà chính: trà xanh, trà trắng, trà vàng, trà ô long, trà đen và trà đậm. Mỗi loại được phân loại theo cách chế biến lá và thời gian lên men. Ví dụ, trà xanh chưa lên men trong khi trà đậm được lên men kép.
Ý nghĩa tên của các loại trà rất đa dạng, có thể là do vị trí mà nó được thu hoạch. Ví dụ, trà Puerh chỉ có thể đến từ một số nơi nhất định ở Vân Nam. Những chiếc lá cũng rất quan trọng. Lapsang Souchong sử dụng toàn bộ lá trà trong khi Jin Jun Mei chỉ sử dụng phần búp của lá.
"Để hiểu tại sao một số loại trà lại đắt, trước tiên, bạn phải hiểu thế nào là trà ngon", Wing Yeung, người sáng lập Glassbelly, giải thích. Đây là một câu hỏi rất khó để trả lời mặc dù thực tế trà là một trong những đồ uống phổ biến nhất trên thế giới.
Nước sôi trong ấm bạc giúp ion hóa, khiến trà trở nên mịn hơn
"Một vấn đề lớn của trà Trung Quốc là không có câu trả lời chủ quan cho việc trà ngon là gì. Có rất nhiều câu chuyện tình cảm và yếu tố nghệ thuật khi nói về việc bán trà, nhưng rất ít về hương vị thực sự của trà", bà Yeung, người cũng làm việc trong ngành công nghiệp rượu vang, chuyên về Burgundy, cho biết. "Nếu bạn nhìn vào rượu và cà phê, cả hai đều là đồ uống có nguồn gốc từ thực vật và nổi bật hơn rất nhiều so với trà Trung Quốc trên thị trường thương mại".
Chưa được công nhận rộng rãi
Việc thiếu một hệ thống tiêu chuẩn hóa được công nhận rõ ràng dẫn đến sự nhầm lẫn về giá cả. Thị trường của trà kém minh bạch hơn so với rượu vang hoặc cà phê, nên giá của một loại trà cụ thể vẫn còn là điều khá lạ lẫm với nhiều người. Bà Yeung cho biết bà và cộng sự đã bỏ ra khoảng 5 triệu USD để tìm câu trả lời cho câu hỏi đó trong suốt thập kỷ qua, và họ quyết định mở Glassbelly vào năm 2021.
Cái tên Glassbelly được lấy cảm hứng từ một nhân vật bán thần thoại cổ đại của Trung Quốc là Thần Nông. Theo truyền thuyết, Thần Nông có một cái bụng trong suốt như thủy tinh. Để giúp thế giới kiểm tra việc sử dụng và độc tính của thảm thực vật, Thần Nông sẽ thử mọi loại thảo mộc mà ngài gặp và ghi nhớ sự thay đổi của nó trong cơ thể ngài, bao gồm cả trà.
Bà Yeung hy vọng rằng nhà hàng Glassbelly sẽ tỏa sáng trên thị trường, nhờ vào cách tiếp cận hiện đại và khoa học đối với trà. Bà cho biết: "Ngành công nghiệp trà có thể đã thay đổi nhưng kỹ thuật bán hàng vẫn còn bế tắc như 1.000 năm trước".
Nhận xét của bà là đúng sự thật. "Rất khó để phát hiện ra liệu trà có đúng như những gì người bán giới thiệu hay không", bà Yeung nói. "Chúng tôi đã chi một khoản tiền để mua những lá trà "cao cấp" độc quyền, điều này thật sự rất kinh khủng. Chúng tôi đã học được trong quá trình lập nghiệp".
Điều gì làm nên một loại trà ngon
Đối với những khách hàng muốn nếm thử những loại trà cao cấp này, bà Yeung có một lời nhắc quan trọng: "Hãy ăn một miếng, nếu không bạn sẽ say trà". Trà có tác dụng tương tự như rượu, nhưng ít tác dụng phụ hơn. Uống trà có thể khiến người ta thư giãn và cảm thấy nhẹ đầu, hiện tượng này được gọi là say trà.
Bà Yeung nói: "Trà giúp bữa ăn của bạn thêm phong phú. Vì vậy, tôi cho rằng đây là thức uống thích hợp để kết hợp với đồ ăn hơn là cà phê và rượu. Lưỡi của bạn sẽ nhạy cảm hơn khi bạn uống trà". Hớp trà đầu tiên có thể làm tê đầu lưỡi. Sau đó, hương vị của trà sẽ đến từ từ, sau đó cô đọng và nhẹ nhàng hơn nhiều. Trà Trung Quốc thường có vị ngọt tươi cụ thể kèm theo một chút vị đắng.
Một loại trà có ngon hay không tùy thuộc vào cách bạn thưởng thức. Và đây cũng là câu trả lời cho việc tại sao trà lại có giá cao như vậy. Theo bà Yeung: "Nhiều loại trà tuyệt hảo vẫn rẻ hơn một chai rượu Burgundy hảo hạng. Giá như vậy có đắt không?"
Mới tậu Bentley S2 60 tuổi về đã phải chia tay, Tyler Ngô tiết lộ: 'Mua hộ cho đại gia Việt, chuẩn bị về nước trong nay mai' Theo Tyler Ngô, quãng đường chiếc xe lăn bánh đến hiện tại mới chỉ đạt ngưỡng 17.000 miles (tương đương 27.000 km). Trên kênh YouTube của mình, đại gia Tyler Ngô vừa đăng tải video "đập hộp" chiếc xe siêu sang đời cổ. Khác với mọi lần, không phải những siêu phẩm đời mới, cái tên lần này là chiếc Bentley S2 sản...