Choáng trước cảnh đường phố Thẩm Quyến ngập trong “biển” rác
Việc nhập khẩu một lượng lớn rác thải để tái chế từ nhiều quốc gia, đặc biệt là từ Anh, đã khiến nhiều con đường tại thành phố Thẩm Quyến, Trung Quốc, ngập trong “biển” rác.
Những đống rác khổng lồ tràn ra đường phố, gây cản trở giao thông cho người dân địa phương. Bất cứ khi nào ra đường, họ đều phải đeo khẩu trang để tránh mùi xú uế của phế liệu.
Ngành công nghiệp xử lý, tái chế rác thái tại Thẩm Quyến phát triển mạnh trong nhiều năm qua, thu hút một lượng lớn lao động, nhất là người nhập cư. Nhiều người chuyển việc từ những công ty nhà nước sang doanh nghiệp xử lý rác tư nhân để có thu nhập tốt hơn.
Thẩm Quyến nhập khẩu hàng tấn rác thải nhựa từ Anh và một số nước châu Âu khác đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân nơi đây. Dù người dân đã kiến nghị nên chính quyền rất nhiều lần nhưng đến nay tình trạng sống chung với rác vẫn chưa được cải thiện.
Khi mà phí chi phí để xây dựng và quản lý các bãi rác đang gia tăng tại Anh, quốc gia này có xu hướng đẩy mạnh xuất khẩu rác thải sang Trung Quốc.
Video đang HOT
Rác tràn ra lòng đường là cảnh quen thuộc tại đường phố Thẩm Quyến.
Trung Quốc dẫn đầu thế giới về ngành kinh doanh rác thải khi nhập khẩu tới hơn 3 triệu tấn phế thải nhựa và 15 triệu tấn phế thải là giấy và bìa cứng mỗi năm, bao gồm một số lượng lớn từ Anh.
Trung Quốc nhiều năm qua vẫn được cho là “bãi rác của thế giới”, với ngành kinh doanh phế liệu bùng nổ trong suốt 20 năm qua, tạo ra công ăn việc làm cho hàng chục nghìn người. Quốc gia đông dân nhất thế giới này sẵn sàng “hy sinh” sự trong lành của môi trường, mỗi năm nhập hàng triệu tấn phế thải từ các quốc gia khác.
Theo ông Norbert Zonnefeld, Giám đốc điều hành Hiệp hội tái chế thiết bị điện tử châu Âu, hàng năm có tới 15-20% trong số 2,2 triệu tấn phế thải kim loại và nhựa của khu vực châu Âu được bán sang Trung quốc.
Ông Kim Holmes, Giám đốc của Hiệp hội công nghiệp nhựa tái chế tại Washington, cho hay, khoảng một nửa số rác thải nhựa được thu thập để tái chế ở Mỹ đều được xuất khẩu sang Trung Quốc.
Minh Việt
Theo Dantri/ Express & Scotsman
Hà Nội: Bị thịt, cá, rác bủa vây, biểu tượng văn hóa thành cái chợ
Buổi sáng, những mẹt bán thịt cá, rau củ quả bủa vây Công viên Thống Nhất tạo nên khung cảnh nhếch nhác.
Từ lâu, cổng Công viên Thống Nhất đoạn đường Đại Cồ Việt (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã bị biến thành chợ thực phẩm vào mỗi buổi sáng.
Cảnh nhếch nhác trước Công viên Thống Nhất được ghi nhận sáng nay (18/10). Những người bán hàng đổ nước rau, nước cá ra đường.
Cảnh nhếch nhác trước Công viên Thống Nhất được ghi nhận sáng nay (18/10).
Những người bán hàng đổ nước rau, nước cá ra đường. Ghi nhận của phóng viên, hằng ngày, từ sáng sớm, trước cổng Công viên Thống Nhất (Hà Nội) luôn diễn ra cảnh mua bán tấp nập. Đến gần 8h sáng, các mẹt hàng rau thịt vẫn bày la liệt.
Các mẹt hàng này chỉ cách bàn bán vé vào công viên vài ba bước chân. Mùi tanh của các loại thực phẩm tươi sống luôn bốc lên. Trạm chờ xe buýt gần cổng cũng bị hàng rau, hàng nước bủa vây.
Người dân sống xung quanh đi chợ sáng có thể tìm thấy đủ thực phẩm cần thiết cho gia đình khi đến cổng Công viên Thống Nhất. Dọc từ cổng trải dài một bên đường có hàng thịt, hàng tôm cá, hàng rau, dưa, hoa,...
Một người đi tập thể dục buổi sáng cho biết, chợ họp ở đây rất tiện. "Chúng tôi đi tập thể dục rồi tiện thể mua đồ ăn về cho nhà luôn", người này nói.
Khi được hỏi, điều đó gây lộn xộn, nhếch nhác trước công viên thì sao, người dân này nói rằng, biết vậy nhưng thấy tiện ở đâu thì mua ở đấy.
Cũng theo tìm hiểu của chúng tôi, Công viên Thống Nhất có 2 cổng vào. Người vào vui chơi thường đi cổng trên đường Trần Nhân Tông. Cổng trên đường Đại Cồ Việt ít người vào hơn. Vì vậy người đến cổng này chủ yếu đi chợ chứ không phải đi chơi.
Điểm chờ xe buýt cũng bị hàng rau, hàng cá chiếm chỗ .
Một nữ công nhân vệ sinh môi trường bày tỏ vẻ khó chịu khi nhìn khu chợ. Công nhân này cho biết, chợ thường họp từ 4 - 5h đến tận 9h sáng. Chợ này không hề được chính quyền sở tại cho phép. Việc này đã diễn ra từ mấy năm nay.
"Khu chợ tự phát này luôn gây ra sự ồn ào, mất trật tự ở đây. Cổng công viên bị họ biến thành chợ, trông nhếch nhác lắm!" - Nữ công nhân nói.
Người này cho hay, những người bán hàng và đi chợ còn xả rác. Sau khi họp chợ xong, họ dọn đi để lại nước thải trên mặt đường rất tanh hôi.
Theo nữ công nhân, công an phường vẫn thường ra dẹp. Nhưng công an vừa quay đi, chợ lại họp trở lại.
Nữ công nhân này còn cho rằng, lúc công an ra dẹp xong lại càng khiến những người quét rác vất vả. Thấy công an, nhiều người bán hàng thu dọn vội vàng, rau dưa vung vãi. Công nhân vệ sinh mất công dọn dẹp.
Hôm nay (18/10), trao đổi với chúng tôi, Trung tá Nguyễn Bá Vệ (Trưởng Công an phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, các cơ quan chức năng đã lên kế hoạch giải quyết khu chợ tự phát này. Công an của 5 quận giáp ranh sẽ phối hợp xử lý.
Từ lâu, cơ quan chức năng đã nắm bắt và tìm cách giải quyết. Tuy nhiên, do đặc thù khu giáp ranh, dẹp ở phường này, những người bán hàng lại chạy sang phường khác. Trước đây, hàng mẹt bày bán lẻ tẻ nhưng gần đây đã họp thành chợ khá đông đúc.
Theo ông Vệ, các cơ quan sẽ cử cán bộ thường trực cắm chốt tại khu vực này, tránh việc đuổi rồi quay lại như trước đây.
"Trong tuần sau, chúng tôi sẽ xóa sổ khu chợ này." - Trung tá Vệ khẳng định.
Công viên Thống Nhất (còn gọi là Công viên Lê Nin) từng được coi như một trong những biểu tượng văn hóa của Hà Nội suốt thời gian dài cách vài chục năm nước. Khi Công viên Nước và một số trung tâm văn hóa, thương mại chưa xuất hiện, Công viên Thống Nhất gần như là nơi thu hút đông đảo khách du lịch và người vui chơi nhất Hà Nội. Những năm sau này, Hà Nội có nhiều điểm vui chơi khác, Công viên Thống Nhất tuy không đông như trước nhưng vẫn có nhiều người vào vãn cảnh, dạo chơi, chụp ảnh,...
Theo VTC
Xe chở rác tông người say nhập viện Tai nạn xảy ra vào lúc 15 giờ 30 chiều 24-8, tại đoạn đường gần ngã năm chợ Thủ Đức (P.Trường Thọ, Q.Thủ Đức, TP.HCM), làm một người nhập viện và gây ra ùn tắc giao thông. Hiện trường vụ tai nạn Tin ban đầu, thời điểm trên, anh Nguyễn Thành Tân (43 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn) điều khiển xe máy đến...