Choáng ngợp với kho báu của vùng đất Yakutia ở Nga
Với diện tích hơn 3 triệu km2, Cộng hòa Sakha ( Yakutia) là chủ thể lớn nhất của LB Nga về diện tích, đồng thời là đơn vị hành chính-lãnh thổ lớn nhất thế giới.
Yakutia có diện tích lớn hơn Argentina vốn là quốc gia rộng thứ 8 trên thế giới. Không chỉ rộng lớn, Yakutia còn rất giàu tài nguyên thiên nhiên. Những yếu tố này được thể hiện rõ tại Triển lãm “ Kho báu của CH Sakha” ở thủ phủ Yakutsk.
Đây là triển lãm có một không hai ở Nga và đã trở thành nơi cần phải đến đối với bất kỳ du khách nào tới Yakutsk. Du khách chắc chắn sẽ lóa mắt trước vẻ đẹp của hơn 14.000 hiện vật độc đáo, mà đa phần trong số này có giá trị “không tưởng”.
Ngay khi bước vào triển lãm, cô hướng dẫn viên Anna đã giới thiệu với chúng tôi tấm bản đồ Yakutia với một loạt mỏ khoáng sản quí hiếm được đánh dấu bằng chính các khoáng sản kim cương, vàng, bạch kim thô đặc trưng cho các mỏ đó. Logo biểu tượng của CH Sakha cũng rất đặc biệt vì nó được làm từ bạc và đá Mắt Rồng (Charoite), chỉ có ở Yakutia.
Tuy nhiên, trước khi làm quen với kim loại và đá quí, du khách vẫn ngỡ ngàng trước sự giàu có của CH Sakha.
Tại cửa ra vào là một bộ trang phục lông truyền thống của người đàn ông Sakha. Cổ áo được làm bằng đuôi sóc, mà theo cô Anna là từ khoảng 300 chiếc đuôi nên nó mềm, nhẹ và ấm.
Yakutia cũng nổi tiếng là nơi khai thác ngà voi ma mút. Khu vực này trước kia từng là trung tâm của hệ động vật voi ma mút thế giới. Tại đây, hơn 90% số ngà voi ma mút trên hành tinh được khai thác. Ngà voi ma mút được ví như “vàng trắng” của CH Sakha. Trong triển lãm, bạn có thể thấy những chiếc ngà voi ma mút được chạm khắc hay vô số đồ vật tinh xảo làm từ ngà voi ma mút.
Ngà voi ma mút được ví như “vàng trắng” của Yakutia.
Người ta vẫn lưu truyền truyền thuyết rằng mỗi gia đình Yakut hầu như hàng ngày đều tìm thấy kim cương, vàng, bạch kim, bạc và những vật phẩm thiên nhiên quý giá khác trên mảnh đất của họ. Tuy nhiên, đối với nhiều người, CH Sakha chủ yếu gắn liền với kim cương. Khu vực này khai thác hơn 90% kim cương của Nga và hơn 20% trên toàn thế giới. Tay nghề các thợ kim hoàn Yakut và chất lượng sản phẩm của họ là dấu ấn của CH Sakha trong nhiều năm.
Tại triển lãm, bạn có thể ngắm chiếc trâm cài áo gắn 368 viên kim cương, viên to nhất nặng 2 karat; hai viên kim cương đã chế tác khổng lồ là viên “Bông hồng rực lửa” nặng 11 karat và viên “Hoa hướng dương” nặng 9 karat. Bạn cũng sẽ “lóa mắt” với chiếc đĩa “Cực lạnh Yakutia” trang trí theo chủ đề la bàn gồm 250 viên kim cương với các đặc tính và bề mặt khác nhau, mà viên kim cương nhỏ nhất nặng 1 karat; hay thực sự được tận mắt thấy viên kim cương đen quí hiếm. Ở đây cũng lưu giữ bản sao một viên kim cương hồng đã được đấu giá tại châu Âu với giá gần 28 triệu USD.
Đĩa kim cương “Cực lạnh Yakutia” trang trí theo chủ đề la bàn.
Cũng tại triển lãm, bạn có thể tìm hiểu lĩnh vực khai thác và chế tác kim cương cũng như làm quen với những viên kim cương thô ấn tượng mà lớn nhất trong số này là viên kim cương “Viện sĩ Sakharov” nặng 172,5 karat, khai thác năm 1991 từ mỏ Udachnaya. Tại mỏ Udachnaya, người ta từng phát hiện ra những viên kim cương thô khổng lồ như viên kim cương “Alexander Pushkin” khai thác năm 1989 nặng 320,6 karat, kích thước 4,5×3,3×3cm; viên kim cương “Chính quyền Xô viết” (196,6 karat, khai thác năm 1984 ); viên kim cương “60 năm YASSR (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết tự trị Yakutia)” (173,7 karat, 1982).
Kỹ nghệ chạm khắc trên kim cương.
Không chỉ có kim cương, tại kho báu này, bạn có thể tìm hiểu ngành khai thác vàng của Yakutia, từ vàng dạng tấm, dạng hạt, cho đến những thỏi vàng thô khai thác từ lòng đất nặng đến gần 2kg. Cũng ở đây bạn có thể “mục sở thị” thoi vàng đúc theo tiêu chuẩn của LB Nga nặng 29,7kg hay thỏi Platin sản xuất từ thời Liên Xô nặng gần 5kg.
Tuy giàu có về vàng, song bạc mới là nguyên liệu được người Yakut ưa chuộng để chế tác các đồ trang sức đeo và trang điểm cho mình. Phụ nữa Yakut có thể đeo những bộ trang sức bằng bạc nặng tới vài kg. Chiếc thắt lưng hay bộ trang phục truyền thống gắn bạc của người đàn ông Yakut cũng không hề rẻ. Cũng ở đây, bạn có thể làm quen với kỹ thuật chế tác chạm lộng (filigree), theo đó bạc được đánh thành những sợi mỏng, sau đó quấn tay để tạo ra những họa tiết tinh xảo, hình thái đặc sắc.
arrow_forward_iosÒ69;ô48;頁面
close
Yakutia cũng rất giàu đá quí, tại triển lãm, bạn có thể nghe giới thiệu về loại đá quí đặt theo tên công nương Diana – dianite vốn được xem là biểu tượng của hạnh phúc và may mắn. Đá Mắt Rồng (Charoite) màu tím hoa cà quý hiếm chỉ có ở Yakutia. Loại đá quí này được tìm thấy lần đầu tiên năm 1978 và được đặt theo tên sông Chara, nơi nó được tìm thấy ở lưu vực của con sông.
Ở triển lãm, bạn có thể ngắm các đồ vật làm từ đá Charoite như chiếc cốc choron truyền thống của người Yakut, đoản kiếm, bàn cờ, cùng nhiều đồ vật khác. Ngoài ra, triển lãm cũng trưng bày một loạt đồ vật đắt tiền được làm từ nhiều loại đá quí khác nhau như ngọc bích Nephrite; đá Chalcedony (canxedon); amazanite; amethyst; jasper (ngọc bích đỏ); jade (ngọc thạch); hay Diopside xanh …
Viên kim cương thô “Viện sĩ Sakharov” (ngoài cùng bên trái).
Dianite, đá quí đặt theo tên Công nương Diana.
Cốc choron truyền thống của người Yakut làm bằng Charoite.
Lễ hội Năm mới Ysyakh Tuymaada độc đáo của người Yakut
Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, sau 2 năm không tổ chức chính thức do đại dịch COVID-19, trong các ngày 25-26/6 tại thành phố Yakutsk, thủ phủ của Cộng hòa Sakha thuộc LB Nga đã diễn ra lễ hội dân tộc Ysyakh Tuymaada hoành tráng và giàu màu sắc, vốn cũng được xem như lễ đón năm mới của người Yakut.
Theo truyền thống, lễ hội được tổ chức tại địa điểm Us Khatyn linh thiêng ở ngoại ô thành phố Yakutsk. Năm nay lễ hội còn nhằm kỷ niệm 100 năm thành lập Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết Tự trị (Yakut ASSR), kỷ niệm 390 năm thành lập thành phố Yakutsk và là lễ hội Ysyakh chẵn lần thứ 25.
Nghi lễ giơ hai tay đón ánh nắng mặt trời.
Ysyakh (Dồi dào) là ngày lễ lớn nhất của người Yakut. Nó gắn liền với tục sùng bái các Thần Mặt Trời Aiy và khả năng sinh sản, đồng thời theo truyền thống được tổ chức vào ngày Hạ chí, giai đoạn đêm trắng tại Cộng hòa Sakha.
Trang sức bằng bạc tô điểm cho phụ nữ Yakut.
Phụ nữ Yakut trong trang phục truyền thống.
Trong ngày lễ Ysyakh, người Yakut mặc các bộ trang phục dân tộc đặc sắc, với đặc trưng là nhiều món đồ trang sức làm bằng bạc. Điểm nhấn của lễ khai mạc là nghi thức ban phước Algys, các điệu nhảy vòng tròn Osuokhai theo hướng Mặt Trời để tri ân Mẹ Thiên nhiên; Nghi thức cho lửa; Nghi thức rước biểu tượng thiêng liêng Ytyk Duoha lên cột buộc ngựa nghi lễ Serge; nghi thức cầu nguyện và uống nước sữa chua Kumis; nghi lễ đón Mặt Trời được tổ chức vào lúc 2 giờ sáng, khi hàng nghìn người đồng loạt hướng lên bầu trời, đón những tia nắng đầu tiên; Đại hội thể thao Dygyn, cùng nhiều trò chơi, màn biểu diễn và các cuộc đua theo truyền thống khác.
Người Yakut đến lễ hội Ysyakh Tuymaada còn cầu xin sự trường thọ, nói lên những điều ước và áp mình vào cột mong ước linh thiêng ở Us Khatyn, hay tiến hành các nghi lễ cầu phước khác, cầu mong cho sự may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống, cầu mong cho mùa màng bội thu.
Sự kiện năm nay đã thu hút con số kỷ lục, hơn 220.000 người tham dự, trong đó có Tổng lãnh sự của Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mông Cổ, cũng như Tổng lãnh sự Việt Nam tại Vladivostosk Nguyễn Đăng Hiền cùng đoàn công tác Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Vladivostok.
Phát hiện xác ướp thầy tế nguyên vẹn từ thế kỷ XVIII ở Siberia Các nhà khoa học Nga mới đây phát hiện nơi chôn cất một thầy tế (shaman) từ thế kỷ XVIII được bảo quản "gần như hoàn hảo" và không bị hao mòn theo thời gian tại Siberia, Nga. Các nhà nghiên cứu người Nga thuộc Viện Nghiên cứu Nhân đạo và Các vấn đề của Người bản địa phía bắc đã phát hiện...