Choáng ngợp trước kinh nghiệm trồng cây nào bội thu cây ấy trên sân thượng của mẹ đảm ở Đà Nẵng
Không gian sân thượng có diện tích 100m của gia đình chị Trúc Hòa đã từ lâu được phủ xanh với đủ các loại rau trái như bầu, bí, cà chua, súp lơ, đậu bắp…
Chị Trúc Hòa là người gốc Quảng Nam. Hiện tại chị đang sinh sống cùng gia đình ở Đà Nẵng. Từ một người gần như không biết gì về nông nghiệp, chị bắt đầu tập tành và tìm hiểu nghiêm túc về việc trồng cây trên sân thượng. Chị thường dành thời gian rảnh rỗi để thăm vườn, chăm cây. Bên cạnh đó, chị Hòa thường vào facebook của các cao thủ để học hỏi.
Chị chia sẻ: “Yêu thích trồng cây nhưng sống ở đô thị nên mình chon cách làm vườn trên sân thượng. Mình thường vào facebook của những người làm vườn trên sân thượng để ngắm nhìn các loại cây trồng. Nhờ đó, mình có thêm động lực trồng cây khi mới bắt đầu. Bên cạnh đó, vì ngại inbox hỏi về cách trồng, chăm sóc sợ phiền nên chị chọn cách chịu khó đọc tất cả các comment”.
Cũng từ khi trồng rau quả trên sân thượng, chị Hòa cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc vì được ngắm nhìn cây cối tốt tươi mỗi ngày, được thu hoạch thành quả sau những ngày vất vả chăm sóc. Vui hơn nữa đó là được nhìn thấy những bữa ăn an toàn thực phẩm dành cho người thân. Hơn nữa, việc thường xuyên leo lên sân thượng trồng rau giúp chị giữ dáng, thỏa mãn sở thích bài trí, chụp ảnh, chia sẻ niềm vui thú vị ấy với mọi người.
Khu vườn xanh tươi trên sân thượng được thiết kế kiên cố.
Chị làm giàn trồng các loại cây dây leo.
Góc trồng dưa tươi tốt.
Thu hoạch rau quả trên sân thượng.
Chị Trúc Hòa bên góc trồng rau xanh tốt.
Thu hoạch các loại dưa.
Từ một người không có kinh nghiệm, chị Hòa đã biến thành nông dân sân thượng sau 2 năm “tập sự”. Mọi kinh nghiệm được chị cóp nhặt từng chút một, từ làm đất, chọn giống đến phòng ngừa sâu bệnh, lựa chọn cây trồng đúng với khoảng thời gian trong năm.
“Thời gian đầu, vợ chồng mình mua chậu, sắt về cải tạo vườn, chia nhau chăm sóc, tưới rau, làm giá thể. Mỗi ngày, vợ chồng mình đều có mặt tại vườn từ 6 – 6 giờ và 20 – 21 giờ, nhiều lúc muốn bắt hệ thống tưới tự động nhưng nghĩ phải tưới tay mới theo dõi được sự phát triển, sâu bệnh để còn “cứu cây” kịp thời”, chị Hòa chia sẻ thêm.
Chị Hòa trồng đa dạng các loại rau quả.
Củ cải.
Video đang HOT
Ươm hạt.
Theo kinh nghiệm của chị Hòa, để có được khu vườn sân thượng tươi tốt như hiện tại cần đến khá nhiều yếu tố. Yếu tố đầu tiên cần chú ý là giống. Giống cây quyết định 40% thành công. Chị Hòa chọn giống F1 ở những trang bán uy tín.
Khi chọn được giống, cần lưu ý cách ủ hạt. Chị Hòa thường ngâm hạt với nước 1 sôi 2 lạnh trong nhiệt độ 40 độ C khoảng 2 tiếng. Tiếp đó, chị bỏ hạt vào bông ướt hoặc giấy ướt bọc kỹ và để nơi mát qua 24 tiếng.
Bên cạnh hạt, chị chú ý đến việc sử dụng đất. Đất ươm được chị dùng xơ dừa đã qua xử lý có trộn thêm ít phân trùn quế. Chị ươm từng bầu để khi trồng được dễ dàng hơn. Khi cây được khoảng 4 lá thật thì sang chậu.
Vợ chồng chị phân chia hợp lý để trồng đủ các loại rau quả.
Với đất trồng cây, chị trộn theo tỉ lệ 50% đất thịt, 30% chất tạo xốp (tro trấu, xơ dừa, tro bếp), 20% phân (phân bò đã ủ hoai mục, phân trùn quế, bột bánh dầu, bột đậu nành hoặc bã đậu nành), trộn thêm ít vôi vừa bổ sung canxi vừa khử mầm bệnh cho đất. Tất cả được chị Hòa trộn đều, tưới đẫm để một tuần mới trồng. Vôi và bánh dầu rất nóng, nếu trồng cây luôn sẽ dễ khiến cây bị chết.
Các loại cây muốn phát triển tốt cũng cần chú ý đến chậu trồng. Chậu càng to trồng càng thưa thì cây phát triển tốt hơn, lưu ý kiểm tra thoát nước. Dưới đáy chậu trước khi trồng, chị Hòa lót lớp phân rác rồi mới đổ đất lên. Trước khi trồng, chị trộn thêm một ít Trichodema phòng các bệnh nấm rễ, đồng thời cải tạo đất và ít phân lân để kích thích rễ.
Một góc thư giãn trên sân thượng.
Rau mùng tơi.
Ươm hạt vào từng bầu nhỏ trước khi trồng chậu.
Góc trồng rau.
Với các loại cây dây leo, lúc mới trồng chị thường trộn thêm phân. Khi cây chuẩn bị ra hoa, chị bón thêm phân gà viên, trùn quế… định kỳ 10 ngày/ lần. Khi cây ra hoa, chị tưới thêm dịch chuối 1 tuần/ lần. Trong dịch chuối có kali giúp cây dễ đậu quả.
Để hạn chế sâu bệnh, chị Hòa phun phòng 10 ngày/ lần bằng tỏi, ớt, gừng ngâm với rượu hoặc thuốc lào ngâm. Loại dung dịch này chỉ có tác dụng khi sâu nhỏ và xuất hiện mầm bệnh. Khi sâu lớn, chị thường bắt trực tiếp.
Thành quả của “người nông dân” khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Từ khi có khu vườn trên sân thượng, chị Hòa cảm thấy ngôi nhà của chị đẹp hơn khi được phủ xanh các loại rau quả sạch. Những bữa ăn gia đình cũng ngập tràn tiếng cười. Gia đình như có sự gắn kết nhiều hơn nhờ việc chăm sóc cây, gần gũi với thiên nhiên.
Nguồn ảnh: NVCC
Vườn hồng 70 loại hoa của bà mẹ trẻ
Từ một người không có kiến thức về trồng và chăm sóc hoa, sau hai năm, chị Đinh Diệu Hiền đã phủ kín ban công, sân thượng 70 m2 nhà mình với đủ loại hoa hồng.
Đinh Diệu Hiền, 36 tuổi, ở quận 11 đang kinh doanh tự do tại nhà. Cô có niềm yêu thích đặc biệt với hoa hồng. Hai năm trước, Hiền bắt đầu trồng một vài giống hồng ở những ban công căn nhà 3 tầng của mình. Do số lượng cây ngày càng nhiều, lại có những loại cần nhiều nắng nên Hiền mở rộng lên sân thượng.
"Sân thượng rộng gần 70 m2 nhưng trước đây bỏ không, chỉ đặt cái bồn nước, một năm mình chỉ lên một lần ngắm pháo hoa dịp Tết. Ban đầu chỉ vài cây nhưng giờ có gần 70 giống hồng ở đây", Hiền khoe.
Bà mẹ trẻ chọn trồng những giống hoa mình yêu thích, chủ yếu là hồng ngoại nhưng hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của Việt Nam, giá vừa phải, dao động từ 150 nghìn - 3 triệu đồng một cây. Mỗi giống cô trồng một vài cây.
Mỗi ngày chị dành khoảng hai tiếng vào buổi sáng, chiều để tưới, chăm sóc hoa, cuối tuần có nhiều thời gian sẽ bón phân, xịt thuốc. "Từ ngày trồng hoa, tôi thường dậy từ 5h sáng, trước đây tôi ít khi nào dậy sớm như vậy", Hiền nói.
Khi bắt đầu trồng hồng, Hiền hoàn toàn không có kiến thức về cách chăm sóc loại hoa này, cô nghĩ cây phát triển tốt là nhờ phân bón. Nhưng chăm cả năm mà không thấy hoa nở đẹp, Hiền tìm hiểu mới biết chậu đất nhà mình không thoát nước tốt, cây ứ nước nên không ra hoa. Sau hôm đó, cô thay toàn bộ đất trồng, khoan thêm lỗ dưới đáy chậu.
Với thành phần đất gồm 25% đất thịt phù sa xay nhỏ, 45% phân trùn quế, xơ dừa đã xử lý, trấu hun, phân dơi và đá Perlite, nước tưới vào chảy liền xuống đáy chậu, hoa nhà chị Hiền bắt đầu phát triển tốt, ra nhiều hoa.
Giống hoa Robe A La Francaise được Hiền chăm sóc tốt, hoa nở đều và to. "Trước đây mình chỉ có thể ngắm thỏa thích hoa hồng khi lên Đà Lạt hoặc xem trên mạng nhưng bây giờ ước mơ ngắm hoa xứ Tây ở Sài Gòn của mình đã thành hiện thực", chị Hiền nói.
Mac Spice là một trong những giống hồng cô thích nhất, trong vườn có đến 6 cây. Chị mua được ở Buôn Mê Thuột với giá 600 nghìn mỗi cây, loại hồng này bắt đầu "sốt" từ đầu năm nay.
Dòng hoa chùm Vineyard Song rất sai hoa, vòng hoa lặp nhanh, thích nghi tốt với thời tiết nóng ở Sài Gòn. Để cây dễ cho mầm gốc có hoa chùm dài, Hiền cắt dưới chùm 4 - 5 nách lá, cắt bỏ hết những cành tăm cành xấu.
Một vụ hoa xong thì cắt tỉa, khi cây ra nụ mới Hiền ngắt bỏ bớt những nụ to già để dưỡng cây. Sau vụ ngắt dưỡng đó, đợt hoa tiếp theo sẽ cho một chùm hoa nở đều đẹp.
"Tất cả những kinh nghiệm ấy tôi đều tự học thêm trên mạng, trong quá trình chăm sóc nảy sinh vấn đề gì thì hỏi những người bạn trong nhóm trồng hoa trên Facebook", bà mẹ hai con chia sẻ.
Pine Dream màu vàng đồng là một trong những giống hoa khó chinh phục nhất. Loại này trồng ở xứ nóng rất dễ bệnh đặc biệt vào mùa mưa, hoa nhỏ và không chuẩn màu.
Lúc mới trồng cô từng làm chết vài cây. Sau khi tham khảo nhiều nơi, Hiền bón phân chứa nhiều kali, thường là dịch chuối ngâm khi hoa đóng nụ, từ đó hoa nở to và chuẩn màu hơn.
Sân thượng nhà Hiền hưởng nắng cả ngày, nên chị thường tưới nước ngày 2 lần sáng, chiều, phun xịt lá kỹ. Ngoài ra, cô còn che mát cho mặt chậu bằng rơm, vỏ thông, hoặc trồng thêm những loại rau, cỏ, hoa rễ ngắn để cung cấp oxy, vừa mát cho bộ rễ. Đồng thời, phải giữ cho cây thông thoáng, ngắt bỏ lá vàng lá già ở gốc, tuyệt đối không được bỏ lá hồng trên mặt chậu.
Hiền trồng những giống hồng cần ít nắng ở ban công. Ngày chỉ tưới xịt lá kỹ vào buổi sáng, nếu trời nóng thì chiều chỉ phun sương trên lá trước 17h giờ. Không bón phân nhiều đạm vì ít nắng nhiều đạm cây dễ sinh bệnh.
Cô không sử dụng thuốc hay phân bón hóa học mà dùng bánh dầu bổ sung đạm, tảo biển để kích rễ, đậu tương ủ, dịch chuối ngâm... Phòng bệnh nấm bằng dầu neem, phun tinh dầu cam để diệt nhện.
Từ ngày mở rộng vườn ở sân thượng, chị Hiền trồng thêm giàn bầu, mướp và một số loại rau. Để cây nở hoa đồng loạt, chị Hiền đợi hoa trên cây tàn hết, cắt 1 lần duy nhất. "Hơn nữa, mình thích ngắm hoa tự tàn trên cây, thỉnh thoảng mới cắt cắm bình một lần, mình cũng đang thu hoa để làm trà", Hiền chia sẻ.
Hai cô con gái rất thích lên sân thượng cùng mẹ chăm hoa. Chồng chị Hiền dù bận rộn với công việc kinh doanh nhưng cũng thường chăm con giúp vợ vào cuối tuần để chị dành nhiều thời gian bón phân, xịt thuốc. Thỉnh thoảng anh chở cô đi mua đất trồng cây, phụ cô khiêng chậu.
Kỷ niệm 10 năm ngày cưới vào đầu năm nay, Hiền được thưởng một bình hoa đẹp nhất từ cây Mon Coeur. "Suốt hai năm, cây cho hoa bé tí nhưng gần tới ngày đặc biệt bỗng dưng nở tưng bừng, chuẩn phom nhất như đền đáp công sức 2 năm qua của mình vậy", chị kể.
"Nông trại" chăn nuôi chim cút và trồng đầy cây trái trên sân thượng 90m của con trai làm để tặng mẹ ở Sài Gòn Không gian sân thượng trong ngôi nhà của anh Duy Khoa (Gò Vấp, TP. HCM) khiến nhiều người trầm trồ ngưỡng mộ bởi được anh cùng mẹ trồng đủ loại rau xanh, tận dụng sân thượng một cách khéo léo để nuôi thêm cả đàn chim cút. Khoảng sân thượng rộng 90m, khá rộng rãi và thoải mái để tạo lập một khu...