Choáng ngợp khi nhìn thấy bên trong nhà máy nước thải đẹp nhất TG
Vì kiến trúc nhà máy này quá đẹp khiến nó trở thành nơi rất hút khách du lịch.
Nằm trên bờ sông Thames, cách quận Greenwich, vương quốc Anh khoảng 9km về phía đông là 1 tòa nhà 2 tầng được ví như nhà máy nước thải hay trạm bơm nước đẹp nhất thế giới.
Nơi này có tên trạm bơm Crossness, hay còn được gọi là “thánh đường trên bùn lầy”, một công trình kỷ niệm cống rãnh của London có từ thời Victoria.
Trạm bơm Crossness được thiết kế bởi Sir Joseph Bazalgette, kỹ sư trưởng của hội đồng công trình Metropolitan, nhằm giải quyết vấn đề nhức nhối của London. Đó là xử lý nước thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp xuống sông Thames. Trước khi có công trình này, sông Thames lúc nào cũng hôi thối, nguồn cung cấp nước cho cả thành phố bị đe dọa, dẫn tới nhiều dịch bệnh nguy hiểm như tả xuất hiện.
Kế hoạch của Bazalgette là đưa nước thải ra khỏi thành phố càng xa càng tốt, thông qua dòng chảy và động cơ bơm chạy bằng hơi nước, sau đó đổ xuống sông Thames về phía đông nam của thành phố.
Video đang HOT
Để làm được điều này, ông đã xây dựng một mạng lưới cống ngăn chặn, chạy song song với con sông. Công trình này có quy mô xây dựng rất lớn vào thời điểm đó. Ngoài việc dẫn nước thải tới nơi cần xử lý, trạm bơm này còn được xây dựng để tích trữ nước cho cả thành phố.
Vào thời điểm đó, trạm bơm ở Abbey Mills và Crossness là những công trình kiến trúc tráng lệ nhất với những mái vòm được trang trí công phu như một nhà thờ Byzantine.
Nhà sử học kiến trúc Nikolaus Pevsner đã mô tả kiến trúc của tòa nhà là “một sự pha trộn không chính thống theo phong cách Gothic Ý đầy mơ mộng. Các ô cửa sổ Byzantine và đèn lồng hình bát giác ở giữa khiến cho nơi này trở nên cực kỳ nổi bật.”
Điều ấn tượng hơn nữa là bên trong trạm bơm này có 4 động cơ chạy bằng hơi nước khổng lồ, được đặt theo tên của các thành viên trong gia đình hoàng gia: Nữ hoàng Victoria, Hoàng tử Consort, Albert Edward và Alexandra.
Những cỗ máy khổng lồ có thể xử lý 6 tấn nước thải ở độ cao 10 – 20m, đổ vào một hồ chứa, sau đó được xả vào sông Thames khi kỳ thủy triều dâng.
Khi trạm bơm ngừng hoạt động vào những năm 1950, chi phí tháo dỡ các động cơ rất đắt nên chúng được giữ nguyên hiện trạng. Trong hơn 50 năm, trạm bơm và máy móc nằm im lìm, phủ bụi cho đến khi chúng được khôi phục thành một điểm thu hút khách du lịch vào năm 2015.
Các tác phẩm đoạt giải ảnh thiên văn của năm 2021
Dưới đây là danh sách tóm tắt các tác phẩm nhiếp ảnh với chủ đề không gian và thiên văn đoạt giải Astronomy Photo của năm 2021 do Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich của Anh tổ chức.
Bầu trời ở vùng bắc cực quang (hay còn gọi là aurora) ở Iceland trở nên hoàn hảo khi màn đêm buông xuống vào mùa đông. Để thực hiện bức ảnh này, nhiếp ảnh gia đã chụp toàn cảnh trước sau đó tự chụp bản thân mình trên băng. Những nỗ lực của nhiếp ảnh gia khắp thế giới đã giúp người xem có cơ hội ngắm những hình ảnh tuyệt đẹp của tự nhiên trong bối cảnh hạn chế về du lịch được áp dụng trên toàn cầu bởi đại dịch.
Tại Nga, các nhiếp ảnh gia cũng có thể ghi lại hình ảnh cực quang hiếm gặp ngay tại vịnh Kola ở thành phố Murmansk. Đây là thành phố lớn nhất nằm trong vòng Bắc Cực và được mệnh danh là nơi ngắm cực quang rẻ nhất thế giới. Du khách quốc tế thường đến nơi đây để tìm cơ hội ngắm cực quang vào mùa đông, khi hiện tượng đêm ở vùng cực khiến thành phố chìm trong bóng tối suốt 40 ngày.
Trong bức ảnh này là vườn hoa oải hương tím đậm trên cao nguyên Valensole của Pháp. Các nhiếp ảnh gia đã ghi lại được bức tranh toàn cảnh đầy mê hoặc của thiên hà Milky Way trên bầu trời. Đây cũng là cao nguyên hoa oải hương lớn nhất nước Pháp với diện tích khoảng 800 km2.
Các tinh vân Veil hiện trong bức ảnh này là tàn tích của một vụ nổ siêu tân tinh khổng lồ trong vũ trụ. Tấm ảnh này chỉ phản ánh một phần của bộ tinh vân thực tế, lớn gấp 6 lần so với đường kính của Mặt Trăng.
Lâu đài Hoàng gia tại Chambord ở vùng Loir-et-Cher nước Pháp là công trình dễ nhận diện, nổi bật với phong cách Phục Hưng kết hợp với nét tinh tế thời Trung cổ. Để ghi lại được hình ảnh phản chiếu của tòa lâu đài với ánh sáng kỳ ảo của mây trời, nhiếp ảnh gia đã phải chụp nhiều nhất có thể số ảnh để lưu lại khoảnh khắc đẹp nhất.
Du khách đứng ở biển Durdle Door ở miền Nam nước Anh (trái) vào buổi đêm sẽ dễ dàng quan sát được thiên hà Milky Way xuất hiện trên bầu trời. Bạn cũng có thể quan sát được Sao Mộc ngay trên phía đường chân trời qua bức ảnh được ghi lại và đạt giải. Còn bên phải là khung cảnh trên nóc nhà của một nhiếp ảnh gia ngay trung tâm nước Pháp ghi lại một người đang theo dõi quỹ đạo của Mặt Trăng.
Một trong những tác phẩm tưởng chừng chụp cảnh Mặt Trời mọc tưởng chừng như đơn giản nhưng được ghi lại dưới 4 độ phơi sáng khác nhau tại Thượng Hải (Trung Quốc). Kỹ thuật này cũng cho thấy công sức của nhiếp ảnh gia thực hiện để làm nên tác phẩm không hề nhỏ.
Mãn nhãn chiêm ngưỡng những dòng sông đẹp nhất thế giới Trung Quốc có Trường Giang, nước Anh có sông Thames, còn tại Colombia ai nấy đều phải ngẩn ngơ ngắm nhìn vẻ kỳ diệu của dòng sông đẹp nhất thế giới Cano Cristales. Trong số "món quà" kỳ diệu mà Mẹ Thiên nhiên ban tặng cho con người, bên cạnh những dãy núi hùng vĩ, cánh rừng xanh bạt ngàn thì không thể...