Choáng ngợp cảnh tượng hai thiên hà kết hợp
Với sự hỗ trợ của kính Hubble, các nhà thiên văn học đã chụp được ảnh một sự kiện thót tim đang xảy ra trong phạm vi hệ thống thiên hà IC 1623: hai thiên hà đang kết hợp ở giai đoạn cuối cùng.
Hình ảnh vừa được bình chọn là ảnh trong tuần của Hubble ESA/HUBBLE & NASA
Bức ảnh chụp sự va chạm của bộ đôi thiên hà đã trở thành ảnh trong tuần của Hubble, với tựa đề “Sự chạm trán của những gã khổng lồ”, theo trang SciTechDaily hôm 21.6.
Theo các nhà thiên văn học, hình ảnh mới được tập hợp từ dữ liệu của Camera trường rộng 3 (WFC3), và kết hợp quan sát từ 8 bộ lọc, trải dài từ bước sóng hồng ngoại đến tia cực tím, để lấy được chi tiết rõ hơn về IC 1623.
Hệ thống thiên hà IC 1623 cách Trái đất (thuộc Dải Ngân hà) khoảng 275 triệu năm ánh sáng. Và bức ảnh mới ghi nhận thời điểm hai thiên hà trong nhóm đang ở giai đoạn cuối cùng của quá trình kết hợp. Ước tính đây là quy trình phải mất hàng trăm triệu năm mới hoàn tất và theo đó sản sinh các ngôi sao mới.
Các nhà thiên văn học sẽ tiếp tục theo dõi bộ đôi thiên hà trên nhằm hiểu thêm về các quá trình hình thành sao khi hai thiên hà đang sát nhập.
Hệ thống thiên hà IC 1623 thuộc dạng xoắn ốc, lần đầu tiên được nhà thiên văn học người Mỹ Lewis Swift phát hiện năm 1897 ở vị trí chòm sao Kình Ngư. Do vị trí của nó, các nhà nghiên cứu Trái đất chỉ có thể quan sát IC 1623 vài lần trong năm, và trong những lần đó nó chỉ lộ diện một phần.
Kình Ngư là chòm sao lớn thứ tư trên bầu trời đêm Trái đất. Các láng giềng của nó là Bạch Dương, Song Ngư và Bảo Bình.
Phát hiện sao nhấp nháy đầu tiên ở gần tâm Dải Ngân hà
Các nhà thiên văn học vừa tìm thấy một ngôi sao nhấp nháy với kích thước khổng lồ, gấp 100 lần so với mặt trời, ở khu vực gần trung tâm của Dải Ngân hà.
Mô phỏng ngôi sao nhấp nháy ESO
Thông qua các kính viễn vọng, các nhà nghiên cứu phát hiện chỉ trong vòng vài trăm ngày, ngôi sao này mờ đi đến 97% trước khi tỏa sáng như ban đầu. Họ đặt tên cho nó là VVV-WIT-08, nằm cách địa cầu hơn 25.000 năm ánh sáng.
"Nó xuất hiện theo kiểu từ trên trời rơi xuống", báo The Guardian dẫn lời tiến sĩ Leigh Smith đang công tác tại Đại học Cambridge (Anh). Nó bắt đầu mờ đi vào đầu năm 2012 và gần như biến mất vào tháng 4 cùng năm trước khi khôi phục ánh sáng ban đầu trong vòng 100 ngày kế tiếp.
Các nhà thiên văn học đã chú ý đến sự tồn tại bí ẩn của ngôi sao trên trong lúc rà soát dữ liệu do kính viễn vọng Vista thu thập về Dải Ngân hà. Đây là đài thiên văn của Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ châu Âu tại Nam bán cầu (ESO) đặt tại Chile.
Vì đối tượng tọa lạc trong khu vực chen chúc nhiều sao của Dải Ngân hà, các nhà nghiên cứu cho rằng nhiều khả năng ngôi sao bị một hành tinh che mờ trong lúc di chuyển trên quỹ đạo và che chắn ánh sáng truyền đến ống kính của Trái đất.
Đây không phải là ngôi sao nhấp nháy duy nhất đã được nhân loại phát hiện, dù nó là đại diện đầu tiên của Dải Ngân hà. Một ngôi sao khổng lồ thuộc hệ Epsilon Aurigae thuộc chòm Ngự Phu luôn bị mờ khoảng 50% trong mỗi 27 năm. Một ngôi sao khác được đặt tên TYC 2505-672-1 cũng mờ đi mỗi 69 năm.
Việc phát hiện một ứng viên mới nhất của nhóm sao nhấp nháy cho phép các nhà thiên văn có thể nghiên cứu sâu hơn về dòng sao này.
Công bố hình ảnh chưa từng thấy ở trung tâm Dải Ngân hà Hình ảnh được tổng hợp từ 370 quan sát được thực hiện trong suốt 2 thập kỷ, mô tả hàng tỷ ngôi sao và vô số lỗ đen ở trung tâm của Dải Ngân hà. Hình ảnh được tạo ra từ tia X và tần số vô tuyến có màu giả này được NASA công bố vào ngày 28/5, cho thấy các luồng...