Choáng: Mỗi ngày Hà Tĩnh thải ra môi trường gần 50 tấn rác ni lông
Trong môi trường tự nhiên, nilon phải mất 200 – 500 năm mới phân hủy, gây nên hiện tượng ô nhiễm nặng nề và đang trở thành vấn nạn trên địa bàn Hà Tĩnh.
Hầu hết rác thải nilon ở Hà Tĩnh lẫn lộn với rác thải sinh hoạt, chưa được phân loại.
Tiện dụng, giá thành thấp nên người dân thường có thói quen dùng túi nilon, do đó, lượng rác thải nilon ngày một gia tăng. Theo thông tin từ Sở TN&MT Hà Tĩnh, với dân số gần 1,3 triệu người, lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn phát sinh bình quân 563 tấn/ngày, trong đó rác thải có chứa nilon chiếm khoảng 7 – 8%, tương đương gần 50 tấn/ngày.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 2 nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt (Nhà máy Chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt tại xã Cẩm Quan – Cẩm Xuyên và Nhà máy Chế biến rác thải sinh hoạt Hoành Sơn tại xã Kỳ Tân – huyện Kỳ Anh); 6 lò đốt với công suất thiết kế từ 5 – 20 tấn/ngày đêm đang hoạt động. Tại các nhà máy xử lý chất thải, phần lớn túi nilon được thu gom, phân loại để bán cho các cơ sở thu mua, tái chế phế liệu. Trung bình, mỗi năm, toàn tỉnh thu gom được khoảng 300 tấn rác thải nilon.
Ô nhiễm do túi nilon gây ra được các nhà khoa học gọi là “ô nhiễm trắng”, nếu túi nilon đã qua sử dụng không được xử lý đúng cách, sẽ gây ra hàng loạt hệ lụy khôn lường…
Ông Lê Quang Nam – Trưởng phòng Tổ chức Hành chính – Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Hà Tĩnh cho hay: Tại TP Hà tĩnh, chất thải nhựa, nilon chưa được phân loại đầu nguồn. Riêng chất thải nhựa, một phần nhỏ được người dân gom để bán, phần lớn còn lại để lẫn trong rác thải sinh hoạt.
Đối với túi nilon, hầu hết lẫn lội cùng rác thải sinh hoạt, sau đó, được công nhân thu gom, vận chuyển vào nhà máy để xử lý. Rác thải sinh hoạt sau khi được đưa về nhà máy xử lý rác (xã Cẩm Quan) sẽ được đưa vào dây chuyền phân loại bằng máy, rác nilon được gom lại bán cho các đơn vị tái chế để sản xuất hạt nhựa.
Video đang HOT
Tình trạng ô nhiễm tại hồ Bình Sơn, huyện Hương Khê. Ảnh chụp tháng 6/2018.
Theo ông Đặng Hữu Bình – Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở NN&PTNT Hà Tĩnh, với đặc tính bền vững trong tự nhiên, rác thải nhựa (chai nhựa, túi nilon, hộp đựng đồ ăn, cốc…) cùng với các chất gây ô nhiễm môi trường khác đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường, kinh tế, xã hội và sức khỏe con người.
Chất thải nhựa đang trở thành một thách thức lớn đối với cộng đồng và xã hội. Đặc biệt, tình trạng sử dụng túi nilon chưa đúng cách và việc tái chế, tái sử dụng trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn. Do loại túi này rất tiện dụng và thường được phát miễn phí nên đa số người dân chưa sẵn lòng tham gia chương trình giảm thiểu sử dụng túi nilon mặc dù có hiểu biết về những tác hại của nó. Trong khi đó, các loại túi nilon thân thiện với môi trường thường có giá thành cao gấp nhiều lần túi nilon khó phân hủy.
Rác thải nilon được xử lý bằng cách đốt tại các lò đốt trên địa bàn.
Mặc dù Luật Thuế bảo vệ môi trường đã có quy định việc thu thuế bảo vệ môi trường đối với túi nilon nhằm góp phần giảm thiểu tiêu thụ nilon khó phân hủy, tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện quy định này trên địa bàn tỉnh còn nhiều vướng mắc, bất cập do khái niệm về bao bì rất rộng, việc phân biệt giữa các loại túi, bao bì phải tính thuế và loại không phải tính thuế gặp khó khăn.
“Thời gian tới, ngành môi trường sẽ tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nilon khó phân hủy, trong đó, không chỉ tập trung ở khu vực đô thị mà cả ở nông thôn. Ngoài ra, vận động các ban quản lý chợ trên địa bàn tỉnh ban hành các quy định về hạn chế tiêu thụ túi nilon khó phân hủy đối với các tiểu thương kinh doanh; vận động các siêu thị, trung tâm thương mại sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường. Đồng thời, có cơ chế hỗ trợ các hợp tác xã môi trường trong vận chuyển, xử lý rác thải; tiếp tục đẩy mạnh việc thu gom, tái chế chất thải túi nilon khó phân hủy” – ông Bình nói thêm.
Theo Dương Chiến (Báo Hà Tĩnh)
Tránh nắng như thiêu đốt, nông dân ra đồng lúc nửa đêm
Thay vì làm việc vào ban ngày thì gần 1 tuần nay, nhiều người nông dân tại Hà Tĩnh lại tiến hành sản xuất vào ban đêm để tránh cái nắng cháy da cháy thịt.
Vừa tránh được cái nắng vừa đảm bảo kịp thời vụ nên người dân tiến hành sản xuất vào ban đêm
Gần 1 tuần nay, Hà Tĩnh không có mưa và nền nhiệt độ vào ban ngày luôn trên 40 độ C. Đây được xem là một trong những đợt nắng nóng nhất từ nhiều năm nay.
Để tránh cái nắng cháy da, cháy thịt, nhiều người nông dân ở Hà Tĩnh đã thay đổi phương án sản xuất theo kiểu "ngủ ngày cày đêm".
Cứ khoảng 19h tối khi mặt trời lặn thì cũng là lúc những người nông dân ra đồng cấy lúa.
Chị Nguyễn Thị Hoa ở xã Thạch Trung (TP Hà Tĩnh) chia sẻ, việc chuyển sang sản xuất về đêm cũng nhiều khó khăn nhưng lại tránh được nắng nóng.
Việc sản xuất vào ban đêm không làm xáo trộn cuộc sống của người dân
"Năm nay có thể nói là nắng nóng nhất từ nhiều năm trở lại đây. Buổi ngày đa phần người dân chúng tôi ở trong nhà. Để vừa tránh được cái nắng vừa đảm bảo kịp thời vụ nên chúng tôi tiến hành sản xuất vào ban đêm. Một là dậy từ 4h sáng ra đồng làm việc đến 7h sáng thì về. Buổi tối thì ra đồng từ 19h đến 23h đêm", chị Hoa nói.
Việc thay đổi thời gian lao động không những không ảnh hưởng đến mùa màng mà tạo thêm một không khí khá vui vẻ, thú vị.
"Về ban đêm nhiệt độ rất mát mẻ. Ngoài đồng có đông người cùng sản xuất nên khá thú vị", anh Trần Bá Huân (xã Thạch Trung, TP Hà Tĩnh) vui vẻ nói.
Ngoài giàn tưới tự động, những ngày vừa qua người trồng cây ăn trái, cây trên cạn ở Hà Tĩnh phải lắp thêm máy bơm để tăng cường tưới, bổ sung nước cho cây trồng
Cũng giống như ở miền xuôi, thì gần 1 tuần nay ở các vùng miền núi như huyện Hương Khê, Vũ Quang ...những người nông dân cũng đang phải gồng mình giải cứu cây trồng trước đợt nắng nóng này.
Nhiều diện tích cây trồng của người dân như chè, cam, bưởi... đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Anh Nguyễn Hữu Thắng ở xã Hương Trà (huyện Hương Khê) lo lắng: "Nếu nắng nóng tiếp tục kéo dài thêm vài ngày nữa thì nhiều cây trồng nhất là cây chè sẽ có nguy cơ bị chết".
"Ngoài hệ thống giàn tưới tự động, chúng tôi còn phải trang bị thêm máy bơm công suất lớn để chống hạn cho cây chè", anh Thắng cho biết thêm.
Ngày 5/7, trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Trí Hà, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt (Sở NN&PTNT Hà Tĩnh) cho biết đợt nắng nóng mấy ngày vừa qua đã khiến hơn 200 ha lúa chủ yếu ở các huyện Thạch Hà, TP Hà Tĩnh, Lộc Hà... bị thiếu nước cục bộ. Nhiều diện tích cây trồng, cây ăn trái ở các huyện Vũ Quang, Hương Khê... cũng bắt đầu bị héo.
"Trong thời điểm này người dân cần phải tận dụng các nguồn nước để bổ sung kịp thời cho các diện tích lúa. Còn đối với cây ăn trái và cây trồng cạn thì phải vun gốc và cũng phải tiến hành tưới để bổ sung nước", ông Hà nói.
Xuân Sinh
Theo Dantri
8 năm không xây xong một khu neo đậu tàu thuyền Dù nhu cầu là hết sức bức thiết thế nhưng sau 8 năm thi công, dự án Khu neo đậu, tránh trú bão cho tàu cá cửa khẩu ở xã Kỳ Hà, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh vẫn không xong, khiến người dân hết sức lo lắng, bức xúc. Sau 8 năm triển khai thì mới chỉ hoàn thành bản mặt bằng...