“Choáng” loài sóc tiến hóa thông minh, biết nhờ chim làm gián điệp
Tuy không thể bắt chước ngôn ngữ của các loài chim, sóc thông minh lại có “biện pháp nghiệp vụ” rất cao siêu. Chúng áp tai xuống đất, cố gắng nắm bắt ý chính cuộc trò chuyện của những con chim để do thám môi trường xung quanh.
Con người nên không bao giờ đánh giá thấp kỹ năng sinh tồn của một con sóc thông minh. Chúng không chỉ là những động vật nhanh nhẹn, lém lỉnh, còn là những tay nhào lộn có năng khiếu, trí não phát triển, luôn biết đi trước một bước khi nguy hiểm xảy ra.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy, những con sóc biết thu thập da rắn đuôi chuông đã lột xác và chà mùi hương của xác rắn lên lông của mình để tạo ra một thứ “nước hoa phòng vệ”, chống lại và đánh lừa các loài động vật ăn thịt.
Mới đây, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Plos One cho hay, những con sóc có thể dựa vào mạng lưới xã hội của chim để biết được lúc nào an toàn và lúc nào nguy hiểm, không nên ra khỏi tổ.
Khi những con chim hót líu lo, với tất cả khả năng đáng kinh ngạc của mình, mặc dù không thể bắt chước ngôn ngữ của các loài chim, sóc lại có “biện pháp nghiệp vụ” rất cao siêu. Chúng áp tai xuống đất, cố gắng nắm bắt ý chính cuộc trò chuyện của những con chim.
Mời quý vị xem video: Bác làm vườn và con chim sâu
Qua quan sát, các nhà nghiên cứu đến từ đại học Oberlin, Ohio đã nhận ra, loài sóc biết sàng lọc âm thanh để nhận biết tình hình bên ngoài. Nói cách khách, sóc đã lợi dụng chim để do thám môi trường xung quanh.
Nghiên cứu này cũng cho thấy, việc nghe lén thông tin của sóc xám rất phổ biến. Chim và sóc vốn là hai loài không phụ thuộc. Thế nhưng khi một con sóc tình cờ có những con chim làm hàng xóm, nó sẽ lợi dụng tối đa mạng lưới thông tin của chim.
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã theo dõi 67 con sóc xám hoạt động xung quanh thành phố Oberlin. Sau khi quan sát chúng trong một khoảng thời gian, nhóm nghiên cứu đã phát một đoạn clip ngắn ghi âm tiếng kêu của các loài chim khi chim ưng đuôi đỏ xuất hiện.
Như dự đoán, những con sóc đã thực sự lo lắng, chúng đứng im tại chỗ – một chiến lược phòng thủ điển hình giữa loài gặm nhấm và nhìn lên bầu trời để tìm dấu hiệu của nguy hiểm.
Sau đó, các nhà khoa học đã phát một đoạn clip ghi âm tiếng hót của những chim khi môi trường an toàn. Ngay lập tức, mhững con sóc đã quay trở lại cách tìm kiếm thức ăn của chúng như thể muốn nói, nếu môi trường đủ an toàn cho chim, thì nó đủ an toàn cho loài sóc.
Kiều Dụ
Theo kienthuc.net.vn/AF
Đây là loài chim lớn nhất Việt Nam
Không chỉ là loài chim to nhất, có lẽ chúng cũng là một trong số những loài chim xấu xí nhất tồn tại trên mảnh đất Việt Nam.
Đại bàng đầu trọc (Aegypius monachus) là loài chim có kích thước lớn nhất trong thế giới các loài chim ăn thịt.
Địa bàn phân bố chính của đại bàng đầu trọc trải dài từ Bắc Phi tới Trung Á. Chúng xuất hiện ở miền Bắc Việt Nam dưới dạng chim di cư.
Với trọng lượng có thể lên đến 14kg, chúng là loài chim to nhất tồn tại trong tự nhiên ở Việt Nam.
Tương ứng với thân hình đồ sộ là sải cánh dài trên 3m, chỉ thua kém một chút so với kỷ lục thế giới là 3,5m của chim hải âu khổng lồ.
Vóc dáng của kền kền đầu trọc khiến loài chim này được mệnh danh là "chúa sơn lâm của không trung".
Dù vậy, những "chúa sơn lâm" này hiếm khi đi săn mồi. Thức ăn chủ yếu của chúng là xác của các loài động vật chết.
Sự vượt trội về tầm vóc khiến chúng giành ưu thế với những kẻ cạnh tranh khác.
Xét về "nhan sắc", độ xấu xí của đại bàng đầu trọc tỉ lệ thuận với kích thước của chúng.
Theo Sách Đỏ, đại bàng đầu trọc là một loài chim rất quý hiếm của Việt Nam
Tại một số địa phương, sự xuất hiện của loài chim khổng lồ này thường đi kèm với các tin đồn mang màu sắc mê tín.
Theo T.B/Kiến thức
Những loài động vật đỏ rực như máu ở Việt Nam Những loài động vật kỳ lạ này sở hữu màu sắc đỏ rực như máu vô cùng nổi bật và thu hút. Trong số những loài động vật có màu đỏ rực như máu ở Việt Nam, ve sầu đỏ có lẽ là loài động vật lạ lùng nhất. Đây là loài ve sầu bụng đỏ (Huechys sanguinea) sinh sống tại nhiều vùng...