Choáng khi vợ đòi quyền bình đẳng trong cả chuyện này!
Vì chuyện này mà dù vợ đang mang thai tháng thứ 8, chúng tôi cũng nhất quyết chiến tranh lạnh.
Tôi phải làm gì để thuyết phục vợ bây giờ? (Ảnh minh họa)
Tôi 33 tuổi còn vợ ít hơn tôi 5 tuổi. Chúng tôi gặp nhau khi cùng sinh hoạt ở Fan club của một đội bóng. Tôi bị ấn tượng ngay với cô ấy bởi ngoại hình, cá tính và khả năng ăn nói lưu loát, hài hước. Phải nói là vợ tôi cao ráo, xinh xắn, trắng trẻo, thuộc hàng hot girl đấy nhưng lại rất thân thiện.
Cô ấy là huấn luyện viên ở một phòng tập thể dục thẩm mỹ nên cho dù cũng điệu đà nhưng không đến nỗi ẽo ợt, mềm yếu như những cô gái khác. Gặp nhau thêm mấy lần nữa, tôi gần như bị cuốn hút và hạ gục bởi những nét nổi bật ấy.
Tôi cũng thuộc dạng đẹp trai, cao lớn và có vị trí công việc tốt, gia đình tôi cũng lại có danh thế nên cũng không quá khó để chinh phục cô ấy. Nhưng quan trọng hơn là tính chúng tôi hợp nhau, nói ít hơn làm. Và cho đến khi yêu nhau, tôi cũng chẳng phải mệt mỏi vì chuyện nhõng nhẽo, mít ướt của người yêu. Em luôn chứng tỏ rằng mình chẳng thua kém người đàn ông nào, mình có thể làm mọi việc đàn ông con trai làm được.
Sau hơn 1 năm yêu nhau thì chúng tôi làm đám cưới. Quả thực, cũng khen tôi lấy được cô vợ không chỉ có công việc ổn định, quảng giao, được nhiều người yêu quý mà còn xinh đẹp nổi trội.
Cho đến khi yêu nhau, tôi cũng chẳng phải mệt mỏi vì chuyện nhõng nhẽo, mít ướt của người yêu. (Ảnh minh họa)
Lấy nhau về, được sống riêng nên em thể hiện rõ cá tính của mình. Vợ tuyên bố, mọi chuyện đều phải bình đẳng, từ tiền nong, chi tiêu đến phân công công việc. lịch trình được nêu rõ ràng: Nếu vợ nấu cơm thì chồng rửa bát, vợ lau nhà thì chồng đổ rác, vợ giặt thì chồng phơi… với tôi điều đó cũng rất bình thường, và luôn sẵn sàng làm mọi việc mong đỡ đần phần nào cho vợ.
Video đang HOT
Từ khi kết hôn, tôi từ chối hầu hết những cuộc hẹn nhậu nhẹt để về nấu cơm, quét nhà cho vợ, rồi đến trông con giặt giũ… thỉnh thoảng có đi một hôm thì cũng phải xin phép rõ ràng và đổi lại hôm sau tôi phải trông con, làm việc bù cho vợ đi chơi.
Nhiều người nói tôi “sợ vợ”, tôi thấy cũng chẳng sao, miễn là gia đình tôi vui vẻ là được. Thế nhưng, đôi khi tôi cũng hơi buồn phiền vì vợ đòi quyền bình đẳng một cách hơi quá.
Nhớ có lần, bố mẹ đưa em gái tôi lên khám bệnh, ở lại mấy ngày. Thế mà vợ vẫn phân công công việc rạch ròi, chẳng thay đổi gì. Mẹ tôi thì khó chịu ra mặt, còn bố tôi thì chỉ cười và lắc đầu. Hiểu ý bố mẹ, tôi phải nói, nài nỉ mãi vợ mới đồng ý làm hộ và tạm quên “lịch công tác” của tôi. Nhưng ngay khi bố mẹ và em về thì tôi lại phải còng lưng trả nợ bởi như vợ nói: “Những ngày qua em đã làm hộ anh rồi”.
Quả thực, những chuyện nhỏ nhặt đó, tôi cũng chẳng than phiền gì nhiều. Nhưng hơn 1 tuần nay, vợ tôi khiến tôi không khỏi choáng váng, điên đầu. Vì chuyện này mà vợ chúng tôi đang chiến tranh lạnh. Tôi cũng hiểu vợ đã thích đã muốn gì thì sẽ làm quyết liệt và bằng mọi giá. Nhưng nếu là việc khác tôi sẽ nhường em, nhưng chuyện này nó nhảm nhí, ngươc đời và trái lẽ tự nhiên, nên tôi không thể nào chấp nhận.
Chuyện là, con trai đầu nhà tôi đã 4 tuổi, nên vợ đang mang thai thêm đứa nữa. Em bé đã sang tháng thứ 8 rồi, chẳng mấy chốc mà sinh. Vì đứa đầu vợ ưu tiên cho tôi đặt tên, nên lần này vợ đòi quyền đặt tên, và nhất nhất nói “dù con trai hay con gái em cũng sẽ đặt tên, và bắt buộc phải theo họ của em”. Tôi nghe mà không khỏi giật mình. Nhưng vợ lại tiếp “ Pháp luật không ngăn cấm nên đứa họ bố, đứa họ mẹ cho công bằng”. Và cô ấy đã nghĩ sẵn, con trai đặt tên gì, con gái đặt như thế nào rồi, chỉ đợi đẻ là làm giấy khai sinh luôn.
Tôi dù có sốc, bực lắm nhưng cũng phải mềm mỏng thuyết phục rằng không sai pháp luật nhưng nhà có hai đứa con, đứa họ bố đứa họ mẹ thì ai xem được, người ngoài sẽ nghĩ thế nào. Chưa kể, ông bà nội ngoại có đồng ý hay không nữa. Tôi còn khéo đến mức, bảo vợ đặt cả hai họ nhưng họ bố trước rồi họ mẹ sau, nhưng vợ nhất định không chịu…
Cô ấy còn cương quyết đến mức, nếu tôi không đồng ý thì dù đang mang thai, cô ấy cũng sẽ ly hôn và danh chính ngôn thuận cho con mang họ me, để mọi người khỏi bàn tán. Rồi sau đó, nếu thích thì lại tái hôn cả gai đình về sống một nhà, còn không thích thì giải tán luôn một thể.
Tôi không nghĩ nổi, có nhà nào như nhà mình không? Vợ tôi chẳng phải gàn dở, cũng không phải không hiểu biết mà lại có những đòi hỏi khác người, ngược đời đến vậy. Tôi phải làm gì để thuyết phục vợ bây giờ, tôi hiểu cứ đà này em sẽ vẫn làm theo ý mình mà thôi?
Theo Afamily
8 thói quen của vợ chồng dễ dẫn đến ly dị
Cố nín nhịn hay luôn cãi lý giành phần thắng về mình đều làm các mâu thuẫn trong hôn nhân leo thang và khiến vợ chồng dễ xa nhau.
ảnh minh họa
Nếu muốn giữ gìn hạnh phúc gia đình, dù là vợ hay chồng, đều nên tránh sa vào các thói quen xấu dưới đây, theo Magazine Foxnews:
Liên tục cằn nhằn
Chúng ta đều biết những lời phàn nàn chẳng mang lại hiệu quả gì nhưng nhiều người vẫn không bỏ được thói xấu này. Kêu ca, nói to và dai còn khiến bạn đời cảm thấy bất mãn và dễ gây đổ vỡ hôn nhân.
Trách móc, chỉ trích và dán nhãn
Những điều này chỉ thể hiện sự coi thường bạn dành cho người mình đã thề yêu thương và chung sống suốt đời. Thái độ đó không khiến họ cải thiện các nhược điểm hay muốn cố gắng cùng bạn vun đắp hạnh phúc mà chỉ làm khoảng cách giữa hai người ngày càng xa.
Bắt nạt, thô lỗ và ích kỷ
Những tính xấu này thể hiện cho vợ hay chồng bạn thấy rằng, trong mắt bạn, họ chẳng có chút giá trị nào. Hẳn không ai muốn duy trì mối quan hệ kiểu này lâu dài.
Chịu đựng mọi thứ, xoa dịu mọi mâu thuẫn
Thái độ "thế nào cũng được" có thể giữ cho nhà bạn yên ắng nhưng sẽ khiến bạn dần chẳng còn vai trò gì trong gia đình. Cố nín nhịn sẽ khiến bạn ấm ức, luôn ở thế phòng thủ và miễn cưỡng. Như vậy thì còn gì vui trong hôn nhân?
Lúc nào cũng cãi lý
Cuộc sống không phải một phép toán hay theo công thức cố định. Lúc nào cũng muốn cãi lý, rạch ròi đúng sai không chỉ khiến bạn đánh mất tình cảm mà còn ngầm nói với bạn đời rằng cảm xúc của họ chẳng đáng bận tâm.
Luôn lảng tránh
Bày ra đủ trò để tránh tập trung vào các việc cụ thể, kể cả khi trò chuyện với bạn đời - thường là một cách lảng tránh sự gần gũi hay các vấn đề khó khăn. Điều đó chỉ khiến vợ hay chồng bạn chán nản và thất vọng.
Chiến tranh lạnh
Cuộc chiến tranh lạnh sẽ làm ngưng ngay trận cãi vã và xây lên một bức tường ngăn cách giữa hai vợ chồng. Điều này khiến mọi vấn đề sẽ không được giải quyết và sự ức chế, phẫn nộ càng leo thang.
Tự quyết định việc lớn
Đôi khi, bạn có thể một mình chọn màu sơn phòng tắm và chẳng sao cả. Nhưng nếu bạn tự ra quyết định lớn về tiền bạc, thời gian, con cái và cuộc sống gia đình mình mà không hề nghĩ đến bạn đời thì mọi chuyện lại khác. Điều này có thể khiến sự gắn kết gia đình bị rạn vỡ và hủy hoại.
Theo VNE
Phụ nữ muốn không khổ thì phải làm ra tiền, nuôi được con chứ đừng dựa dẫm vào đàn ông! Phụ nữ độc lập về tài chính sẽ có tiếng nói trong gia đình, đây là điều chắc chắn. Còn nếu không, đừng bao giờ đòi hỏi quyền bình đẳng. Phụ nữ thường có xu hướng tìm một người đàn ông "giàu vật chất" để cưới làm chồng với suy nghĩ rằng sẽ không phải lo lắng tương lai, hay kinh tế. Quẩn...