Choáng “hàng hiệu” 3 USD, bán giá 60 triệu đồng
Tình trạng hàng giả, hàng quá hạn sử dụng, hàng kém chất lượng so với công bố trên nhãn, bao bì…được bày bán xen lẫn với hàng hóa có chất lượng, có xuất xứ rõ ràng gây khó cho cơ quan chức năng.
Hàng hiệu Italy “đội lốt” Trung Quốc bị cơ quan Công an bắt giữ.
Tại cuộc họp giao ban Công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của Ban chỉ đạo 127/TƯ, bà Nguyễn Thị Như Mai, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội cho biết, việc ngăn chặn chống hàng lậu là rất khó khăn và phức tạp. Hiện 40% lực lượng quản lý thị trường thuộc Chi cục QLTT Hà Nội không có thẻ nghề và đã có tuổi. Khi đi kiểm tra không có nghiệp vụ, họ chỉ biết khuôn vác hàng hóa, đó là tồn tại của xã hội.
Ông Vương Trí Dũng, Chi cục phó Chi cục quản lý thị trường Hà Nội: Cho biết, ngay cả các hãng thời có thương hiệu cũng nhập lậu: Điển hình như hàng nhập lậu của Gucci & Milano lên tới gần 30 tỷ đồng. Có món hàng Gucci & Milano trong hóa đơn chỉ 3 đến 5 USD, nhưng khi trưng bày niêm yết giá bán lên tới 60 triệu đồng. Bằng các nghiệp vụ với tinh thần trách nhiệm cao, đối tượng đã thừa nhận gần 8.000 sản phẩm các loại với giá trị trên 29,6 tỷ đồng. Từ những vụ việc cụ thể, qua công tác đấu tranh chống buôn lậu
Video đang HOT
Chúng ta cần xây dựng một cơ chế để cho những người đó được nghỉ sớm nhưng vẫn được hưởng chế độ nhằm thu hút nguồn nhân lực mới có trí tuệ có sức khỏe để cống hiến cho ngành cho xã hội, bà Mai nói.
Ngoài ra cần đầu tư phương tiện đáp ứng được với sự phát triển hiện nay của xã hội. Hiện các đối tượng buôn lậu đi những chiếc xe có tính an toàn, tốc độ cao, trong khi lực lượng QLTT vẫn ì ạch chiếc xe U-oát. Thêm vào đó, nhiều văn bản hiện gây khó khăn cho quá trình thực thi công việc. Có đêm phát hiện 10 xe tải chở hàng lậu, thức trắng cả đêm để kiểm đếm hàng hóa, nhưng về sau chốt lại họ “chạy” được giấy tờ để hợp thức hóa lô hàng đó (mua hàng thu gom từ cư dân biên giới), thế là hòa cả làng.
Theo bà Mai: Hiện nay phổ biến là các mặt hàng thuốc chữa bệnh, thực phẩm, mỹ phẩm, được làm giả, nhái, thay đổi nhãn mác, hạn sử dụng. Đối với hàng tiêu dùng và hàng thời trang không rõ nguồn gốc xuất xứ được gẵn nhãn hiệu lô gô các nhãn hiệu nổi tiếng của nước ngoài, có giá bán thấp so với hàng chính hãng, như mỹ phẩm, kính mắt, điện thoại di động, quần áo, giày dép thời trang tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh.
Tình trạng gỡ bỏ nhãn gốc thay nhãn ghi hạn sử dụng mới vẫn xuất hiện không chỉ ở các vùng ngoại thành mà còn tồn tại ngay các quận nội thành của thành phố Hà Nội. Các tụ điểm buôn lậu như Ninh Hiệp, Đồng Xuân, sân bay Nội Bài, các bến bãi tập kết hàng hóa.
Chủ yếu là hàng Trung Quốc
Hàng hóa nhập lậu chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc với đủ các chủng loại. Các mặt hàng được vận chuyển chủ yếu bằng đường bộ và đường sắt từ biên giới Trung Quốc qua các cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), Hữu Nghị, Tân Thanh (Lạng Sơn), cửa khẩu Quốc tế Lào Cai (Lào Cai), Trà Lĩnh, Trà Lùng (Cao Bằng) rồi chuyển về Hà Nội.
Năm 2012, Ban chỉ đạo 127/TP Hà Nội đã chủ động bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo 127/TƯ (Bộ Công Thương). Đã kiểm tra 82.990 lượt, xử lý 70.738 vụ (trong đó hàng cấm, hàng nhập lậu 2.614 vụ Hàng giả, kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ là 3.856 vụ Gian lận thương mại 6456 vụ phạm khác 57.812 vụ). Đã khởi tố 90 vụ với 144 đối tượng. Tổng thu nộp ngân sách gần 1.500 tỷ đồng.
Kết quả thu hàng lậu của các lực lượng chức năng trên địa bàn TP Hà Nội năm 2012 với 2.614 vụ hàng cấm, hàng lậu, tịch thu sung công quỹ gần 200 tỷ đồng. Hàng lậu lọt được vào thủ đô là do chưa ngăn chặn triệt để từ các tuyến biên giới phía bắc.
Theo Dantri
Hàng Trung Quốc phải giấu nơi sản xuất
Bị người tiêu dùng nhiều nước tẩy chay và đề phòng vì chất lượng kém, hàng hóa Trung Quốc vẫn tìm mọi chiêu trò để "thay tên đổi họ".
Đã xuất hiện những sản phẩm Trung Quốc cố tình thay đổi dòng chữ "made in China" thành "made in PRC" nhằm đánh lừa người tiêu dùng hay bán hàng trên mạng với giá rẻ nhưng thực chất không rẻ chút nào.
Hàng Trung Quốc đổi chiêu, thay dòng chữ made in China thành made in PRC (Ảnh chụp từ Facebook)
Hàng hóa từ "nước mới" - made in PRC
Gần đây cộng đồng mạng truyền nhau thông tin về việc một số hàng hóa Trung Quốc đã thay dòng chữ "made in China" thành "made in PRC" (viết tắt của made in People's Republic of China) để qua mặt người tiêu dùng. Thông điệp và hình ảnh về cách "lách" này đã được chia sẻ và bình luận mạnh mẽ trên trang mạng xã hội facebook.
Tuy vậy, đây không phải là thông tin hoàn toàn mới, dòng chữ này đã xuất hiện trên các bao bì cách đây hơn một năm, đã có nhiều người lầm tưởng là hàng của các nước Cộng hòa Creczch, Chile... Bạn Ngọc Diễm - sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM chia sẻ: "Một lần mình mua bình giữ nhiệt, thấy họ ghi dòng chữ made in PRC, tưởng của Cộng hòa Séc hay Rumani gì đó nên mua, mãi sau nghe mọi người nói mới biết hàng của Trung Quốc".
Chia sẻ trên diễn đàn linkhay, một bạn ký tên là TKM nói: "Viết PRC là để tránh chữ China, nó chả có gì sai cả, nó chỉ thể hiện một thực tế rằng hàng China đồng nghĩa với chất lượng thấp nên phải tìm cách qua mắt người tiêu dùng về xuất xứ. Việc che giấu nguồn gốc xuất xứ mà không đổi chất lượng thì đúng là cố gắng cào cấu đánh lừa người tiêu dùng nước ngoài thêm một thời gian nữa".
Tràn lan hàng Trung Quốc bán trực tuyến
Không chỉ thay đổi cách ghi nguồn gốc xuất xứ, hàng Trung Quốc còn tìm được một phương thức sống mới là các trang bán hàng trực tuyến. Đánh vào tâm lý ham khuyến mãi ham rẻ, các trang bán hàng qua mạng tha hồ đưa những thông tin giảm giá 40%, 50% khiến cho người tiêu dùng khó cầm lòng. Tuy nhiên, đọc kỹ thông tin về sản phẩm thì hầu hết đây là những mặt hàng có ghi nguồn gốc từ Quảng Châu, Thượng Hải, Thâm Quyến... Những mặt hàng này thường là hàng gia dụng, thời trang, mỹ phẩm... Thậm chí còn có cả các sản phẩm công nghệ xuất xứ Trung Quốc quảng cáo là kết nối được với cả 3 mạng Mobifone, Vinaphone, Viettel, bán với giá 399.000 đồng.
Các trang mạng đẩy giá các sản phẩm lên cao ngất ngưởng rồi hạ xuống, đánh tiếng là đang giảm giả để người tiêu dùng có cảm giác mua được hàng giá rẻ. Chưa cần so về chất lượng, chỉ so về giá cả với các sản phẩm tương tự có nguồn gốc xuất xứ từ những nước như Singapore, Malaysia, Thái Lan... được bán tại các siêu thị thì các măt hàng Trung Quốc đang rao nhan nhản trên mạng kia chỉ rẻ hơn vài ngàn đồng.
Theo Dantri
Hàng Trung Quốc bủa vây người tiêu dùng Người tiêu dùng đang có tâm lý e ngại hàng Trung Quốc, dù vậy, nó vẫn tràn ngập thị trường nhờ giá rẻ và chiêu núp bóng hàng nội. Từ củ tỏi, cọng rau... Rạng sáng, ở chợ đầu mối Thủ Đức, các container hàng nông sản Trung Quốc (TQ) xếp thành hàng dài. Khi có giao dịch thành công, người ta nhanh...