Choáng cụ bà 94 tuổi sáng tác tiểu thuyết ngàn trang trên… máy tính
Dù đã bước sang tuổi 94 nhưng cụ Thi vẫn còn khá minh mẫn, khỏe mạnh. Điều đặc biệt, cụ không chỉ tự làm mọi công việc sinh hoạt cá nhân mà còn vẽ tranh, sáng tác thơ ca, viết nhật ký và lên mạng đọc tin tức mỗi ngày.
Những tưởng để làm được những việc đó, cụ phải nắm giữ công thức hoặc chế độ chăm sóc sức khỏe nào đó đặc biệt. Nhưng kỳ thực, bí quyết của cụ lại vô cùng đơn giản.
94 tuổi vẫn lướt web, chơi facebook
Cụ Thi sáng tác tiểu thuyết trên máy tính
Chúng tôi tìm về làng Xa La (Q.Hà Đông, Hà Nội) hỏi thăm cụ Lê Thi vẽ tranh, không ai là không biết. Theo chỉ dẫn của người dân địa phương, chúng tôi đi hết ngõ thì dừng lại trước một ngôi nhà được xây theo kiểu biệt thự nhà vườn có không gian thoáng đãng. Trước mắt chúng tôi là một bà cụ với mái tóc trắng được cắt ngắn gọn gàng, nước da trắng hồng, mịn màng. Lưng tuy còng nhưng cụ vẫn đi lại nhanh nhẹn, vẫn tự làm những công việc cá nhân mà không cần đến sự giúp đỡ của con cháu.
Khi biết chúng tôi là phóng viên, muốn đến tìm hiểu về bí quyết sống trường thọ, cụ cười hiền bảo: “Cái nghề báo là tôi thích lắm, được đi đây đi đó, cái gì cũng biết. Tôi hơn chín chục tuổi rồi nhưng vẫn cập nhật tin tức thường xuyên đấy nhé. Lúc thì nghe đài, lúc lại xem tivi. Ngày trước còn hay đọc báo giấy, giờ có máy tính, mạng internet nên tôi toàn vào mạng để đọc tin tức đấy. Các cô viết gì là tôi biết hết”. Nghe cụ nói vậy, tôi cứ ngỡ cụ đùa. Bởi ở tuổi của cụ, sử dụng máy vi tính thành thạo quả là điều hiếm có.
Như để minh chứng cho lời nói, cụ Thi mở chiếc laptop để trên ghế cạnh giường khiến chúng tôi vô cùng ngạc nhiên. Cụ thao tác rất thành thạo: Gõ mật khẩu mở máy, rồi mở cho tôi xem hàng trăm bài thơ do cụ sáng tác, bản thảo tiểu thuyết “Ngược Dòng” đã được in thành sách từ năm 2009. Gần một ngàn trang nhật ký được cụ đánh máy, căn chỉnh lề, đánh số trang cẩn thận. Rồi cụ truy cập vào mạng xã hội facebook, đọc báo điện tử, đọc thơ ca,…
Chia sẻ về cơ duyên làm bạn với chiếc laptop này, cụ Thi cho hay: “Tôi sinh ra trong một gia đình đông anh em ở huyện Đông Sơn (tỉnh Thanh Hóa). Ngày đó, con gái không được đến trường. Nhưng vốn tính hiếu động, nghịch ngợm, tôi thường học mót, học trộm sách của cha, anh trai và bạn bè. Cũng vì thế, tôi vẫn đọc thông viết thạo dù không được một ngày đến trường. Đến khi lập gia đình rồi chồng mất, một mình nuôi con nên cuộc sống vô cùng vất vả. Sau này khi con trai thành đạt, đón mẹ ra Hà Nội an hưởng tuổi già, tôi mới có cơ hội sáng tác thơ ca. Tôi viết nhiều lắm, ngoài thơ ca, tiểu thuyết, tôi còn viết nhật ký mỗi ngày. Đến năm 2007, tay tôi bị run, viết nhiều rất mỏi. Thấy mấy đứa cháu nội sử dụng máy tính nên tôi bảo chúng hướng dẫn. Ban đầu học cũng thấy khó khăn, gõ chữ như cò mổ ấy. Nhưng chỉ sau một tuần, tôi đã đánh văn bản thành thạo”.
Không chỉ sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản, cụ Thi còn vào mạng đọc tin tức, tham gia diễn đàn thi ca. Đặc biệt, cụ biết sử dụng cả facebook để liên lạc với đứa cháu trai đang du học tại Nga. “Mình già rồi nên việc học cũng kém hơn bọn trẻ. Nhưng cứ cái gì không biết là tôi gọi con cháu đến chỉ giúp. Được cái, mấy đứa đều thương nội, không chỉ hướng dẫn tận tình mà còn tặng luôn cho tôi cái máy tính này để tôi sử dụng. Thằng út đang đi nghiên cứu sinh bên Nga, đều đặn mỗi tuần 2 – 3 lần, bà cháu lại gặp nhau trên facebook để cập nhật tình hình sức khỏe, công việc nên tôi rất yên tâm”, cụ Thi cho biết.
Một bức tranh mới được cụ Thi hoàn thiện.
Miệt mài lao động nghệ thuật
Ngoài viết nhật ký, sáng tác thơ, truyện, cụ Thi còn thích vẽ tranh dù không học qua một trường lớp nào. Đến với nghệ thuật khi ngoài 70 tuổi, đến nay cụ đã có gia tài tranh đồ sộ với khoảng gần 5.000 bức vẽ. Tranh của cụ không chỉ tham gia hơn chục triển lãm mà còn đạt nhiều giải thưởng như: Giải B của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, giải thưởng Văn học nghệ thuật Nguyễn Trãi hay bằng khen của Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ VH-TT&DL). Bên cạnh giá trị nghệ thuật tự thân, dường như mỗi tác phẩm của cụ còn là câu chuyện về sức sáng tạo không mệt mỏi của một họa sĩ tóc bạc, da mồi. Cụ Thi tâm sự: Năm 1982, người con trai của cụ đi công tác bên Nga gửi về cho con gái mình hộp màu vẽ. Cụ vừa dạy cháu vẽ những hình khối cơ bản vừa tìm hiểu về lĩnh vực hội họa bằng cách đọc những sách hướng dẫn vẽ tranh của cháu. Đến khi ngồi dạy cháu học bài, để bài học thêm sinh động, dễ hiểu, mỗi khi dạy đến một chữ cái nào đó, cụ thường vẽ hình minh họa.
Đến năm 1994, cụ bắt đầu vẽ những bức tranh đầu tiên. Nhưng cụ bảo, đọc thì đọc vậy, đến khi ngồi trước tấm toan, cụ lại bỏ qua hết tất cả những nguyên tắc về màu sắc, bố cục, hình khối mà hoàn toàn vẽ theo cảm xúc. Vốn yêu những bức tranh phong cảnh của danh họa người Nga Lêvitan, lại được người cháu tặng cho cuốn sách chụp những tranh của danh họa này, trong vòng một tháng, cụ ngồi tỉ mẩn chép lại hơn 30 bức tranh của Lêvitan. Cụ bảo, chép tranh không chỉ khiến tay mềm mại, uyển chuyển mà cụ còn học được ở đó những nét vẽ, bố cục mà cụ chưa biết. Từ đó sáng tạo những nét mới lạ cho vào tranh vẽ của mình.
Video đang HOT
Cụ chia sẻ: “Tôi cứ vẽ theo sở thích, vẽ những gì gần gũi, thân thuộc, cũng chẳng nghĩ sau này mình lại được nhiều người biết đến”. Cho đến khi, tình yêu hội họa của bà cụ đã ở vài cái tuổi “thất thập cổ lai hy” lan đến Vụ Mỹ thuật. Lãnh đạo Vụ bèn cử người đến tìm hiểu tranh của cụ. Ngay sau đó, đích thân đồng chí Bộ trưởng Nguyễn Khoa Điềm đến thăm, tặng bằng khen và tổ chức triển lãm tranh cho riêng cụ.
Cụ bảo, niềm yêu thích của cụ với văn học nghệ thuật đã có từ khi còn rất nhỏ. Cha cụ là ông cử rất mê văn chương nên nhà có nhiều sách. Mỗi khi cha không để ý, cụ lại lấy sách, báo của cha đọc trộm. Vớ cái gì đọc cái nấy, từ Phong Hóa, Thời nay, Phụ nữ tân văn,… đến truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ của các tác giả Nguyễn Công Hoan, Thế Lữ… Trong đầu óc non nớt của cô bé Thi ngày ấy có một tình yêu, sự hâm mộ đặc biệt với các văn nghệ sĩ. Bên cạnh đó, làm thơ, hội họa cũng là niềm đam mê của cô. Cô vẽ bất cứ khi nào rảnh rỗi, ở bất cứ đâu (lấy que vẽ xuống đất, lấy than vẽ lên tường..). Đặc biệt, cụ Thi thường chú ý tới không gian sáng tác để tạo cảm hứng cho sự ra đời của những tác phẩm. Vì thế, hàng chục năm trước, cụ đã làm hẳn một ngôi nhà sàn giống người Mường để ở và sáng tác hội họa.
“Sáng bánh cuốn, trưa cháo, tối mì tôm”
Tuy lao động nghệ thuật hăng say như vậy nhưng thực đơn của cụ Lê Thi trong vài năm trở lại đây là bánh cuốn, cháo trắng muối hạt và mì tôm. Chia sẻ về bí quyết trường xuân của mình, cụ Thi cười bảo: “Tôi chẳng có bí quyết gì đặc biệt đâu. Ngay từ nhỏ tôi đã rất kén ăn, chủ yếu ăn cơm với rau dưa thôi, ăn ít thịt. Vài năm trở lại đây, sức khỏe suy giảm nhiều, răng cũng rụng gần hết nên tôi thường ăn những đồ mềm. Thực đơn một ngày của tôi thường là sáng ăn bánh cuốn hoặc bún, phở; trưa ăn cháo hoa với chút muối trắng, tối làm gói mì tôm hoặc uống sữa, canh rau, hoa quả là chính. Thỉnh thoảng, tôi lại ăn cơm hoặc thay đổi thực đơn một chút cho đỡ ngán”.
Cũng theo cụ Thi, ngoài chế độ ăn uống thanh đạm, cụ còn tích cực vận động chân tay và trí óc. Ngày còn khỏe mạnh, cụ thường xuyên đi chơi, đi du lịch vừa để thư giãn vừa để lấy cảm hứng vẽ tranh. Khi ở nhà, ngày nào cụ cũng dành khoảng 2-3 tiếng cho việc vẽ tranh. Thời gian còn lại, cụ vào mạng đọc tin tức, sáng tác thơ, viết tiểu thuyết, viết nhật ký hoặc chát với cháu, người thân ở nước ngoài,… Buổi chiều thì quét dọn nhà cửa, tưới rau, nhổ cỏ ở mảnh vườn nhỏ trước nhà. Khi con cháu bận, cụ lại giúp việc chợ búa cơm nước.
Cụ cho hay: “Tôi cũng không có một kế hoạch nào cụ thể mà cứ làm những việc mình thích. Luôn cố gắng làm tất cả những việc sức khỏe mình cho phép, đặc biệt là sinh hoạt cá nhân. Đến giờ, khi sức khỏe đã giảm sút nhiều, mắt cũng mờ dần, tôi vẫn cố gắng tự chủ trong vệ sinh cá nhân và ăn uống. Bởi tôi không muốn làm phiền tới con cháu và đây cũng là cách để cơ thể vận động nhằm giảm bớt tê mỏi, đau nhức xương khớp. Một điều rất quan trọng nữa, tôi nghĩ là tinh thần. Tinh thần phải thoải mái, không cáu giận, không căng thẳng, trong gia đình luôn thuận hòa thì mới sống lâu, sống khỏe mạnh được. Chính vì thường xuyên vận động chân tay, lao động trí óc nên hiện nay tuy sức khỏe không còn được như trước nhưng tôi rất ít khi đau ốm”.
Theo Ngọc Mỹ – Lê Hương
Báo Gia đình & Xã hội
2 người mẹ điên và những đứa trẻ sống bằng... rau rừng
2 người đàn bà điên dại và 1 đứa trẻ nhếch nhác bẩn thỉu, đói lả ngồi tựa lưng vào nhau, chờ bà đi rừng về... Đã nhiều năm, cuộc sống của họ hoàn toàn trông chờ vào "sức lực" của bà lão nay đã 76 tuổi.
Tình cảnh éo le kể trên diễn ra hằng ngày, là của một hộ gia đình dân tộc thiểu số ở một xã vùng cao thuộc huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Vào một buổi trưa đầu mùa hạ, chúng tôi cùng đoàn cán bộ xã Phong Dụ Hạ đến thăm gia đình bà Bàn Mùi Khé đang sinh sống ở bản Khe Kìa, một bản làng hẻo lánh nhất của xã. Vừa bước qua ngưỡng cửa thấp của căn nhà lụp xụp nằm cheo leo trên sườn núi, là mùi ẩm mốc hôi hám, tanh tưởi sực lên.
Ngôi nhà xập xệ của gia đình bà Khé, nằm cheo leo trên sườn núi.
Dưới sàn nhà bừa bộn nào là rác rưởi, xoong nồi cáu bẩn, quần áo rách rưới vứt lung tung, bừa bãi...2 người phụ nữ quần áo xộc xệch và 1 đứa trẻ con mặt mũi nhem nhuốc, đói lả ngồi bệt trên nền bếp lạnh tanh, mắt không rời con ngõ, trông ngóng bà lão đi rừng về sẽ có cái ăn?
Chị Triệu Mùi Pham (35 tuổi) bị tâm thần từ nhỏ, Chị thường bỏ nhà đi lang thang...
...để rồi sinh ra bé Triệu Mùi Ghến, vì thiếu dinh dưỡng nên bé Ghến đã 5 tuổi nhưng trông em như đứa trẻ lên 3.
"Khổ lắm, các bác ơi, tôi không tốt số nên chồng con chết gần hết rồi. Giờ chỉ còn 2 đứa bị điên và 2 đứa cháu sống cùng thôi." Với vốn tiếng Kinh chưa sõi của mình bà Khé mở đầu câu chuyện với chúng tôi bằng lời than phiền não nề. Rồi chỉ tay về phía đứa bé lấm lem đang ngồi dựa vào cột nhà, bà Khé nói tiếp: "Đây là con Ghến, cháu ngoại tôi, mẹ nó là con Pham bị tâm thần từ nhỏ, cứ đi lang thang rồi về nhà đẻ ra nó đấy...nó mới được 5 tuổi thôi mà..."
Chị Triệu Mùi Piền (45 tuổi) là con dâu bà Khé, cũng bị phát điên sau khi chồng chết.
Quả thật, khó ai có thể ngăn được cảm xúc khi mà được nghe câu chuyện của gia đình bà, đến nỗi một anh cán bộ trong đoàn phải thốt lên: "Đúng là một bi kich có một không hai!". Còn tôi nghe bà kể mà cổ họng đắng nghẹn, sống mũi cay sè... Chồng chết sau cơn bạo bệnh, khi bà mới sinh đứa con thứ 8. Một mình bà chèo chống nuôi đàn con lít nhít, khó có thể nói hết nỗi cơ cực, cay đắng mà người đàn bà dân tộc thiểu số này đã phải trải qua...Nghèo đói, bệnh tật, các con lần lượt bỏ bà "ra đi", hiện chỉ có 2 người con điên dại cùng 2 đứa cháu đang ở với bà.
2 người đàn bà điên này ngày ngày chỉ biết đi lang thang, đói bụng thì mò về nhà.
Rửa nắm rau bà vừa đi rừng về kiếm được, rồi cho vào cái chảo to, thêm ít nước và vài hạt muối. Bữa trưa của gia đình chỉ có thế, nhưng có lẽ vì quá đói nên cả nhà xì xụp ăn ngon lành, nhất là con bé Ghến, nó ăn tì tì mấy bát. Bà Khé xúc cho cháu thêm muôi rau nữa: "Mày ăn nhiều vào, chiều bà về muộn đấy...".
Chỉ vào người phụ nữ đang ngồi thơ thẩn trên bậu cửa sau khi ăn xong "bữa trưa", bà bảo: "Đây là con Piền, nó cũng bị điên sau khi chồng nó chết, con nó là Vẳng, tôi đang gửi đi học nội trú ở dưới huyện..., tiền trợ cấp của nhà nước cho phải để dành cho con Vẳng đi học. Ở nhà tôi đi rừng kiếm được cái gì thì ăn cái đó thôi, hôm nào ốm không kiếm được cái gì, thì nhịn đói thôi..."
Bữa ăn trưa nay của mọi người và bé Ghến chỉ là rau rừng
"Mày ăn nhiều vào, chiều bà về muộn đấy...", thương cháu đói bà Khé múc thêm cho cháu một bát rau nữa.
Khi tôi dạm hỏi, bà có muốn đưa chị Piền và chị Pham đi chữa bệnh không? Mắt bà lão vụt sáng, rồi lại sầm tối cúi mặt u uất nói: "Muốn lắm chứ, nhưng ăn còn chẳng có, thì chúng nó đi chữa bệnh thế nào đươc, chỉ dám mơ ước ngày nào cũng có cơm ăn thôi...Bụng tôi đói cũng được, nhưng bụng con Ghến còn bé, nó đói..., thương nó lắm..."
Nói về gia cảnh đặc biệt này, anh Hà Cơ Yếu chủ tịch UBND xã Phong Dụ Hạ ái ngại cho biết: "Xã mình là vùng sâu vùng xa nên phần đông bà con vẫn nghèo khó, nhưng gia đình bà Khé đây là khổ nhất. Cả gia đình gồm 2 người điên và 2 đứa trẻ con trông cả vào bà lão 76 tuổi. Xã cũng đã nhiều lần phải phát gạo và mì tôm cứu đói, nhưng cũng chỉ được trước mắt thôi, còn việc đưa chị Piền và chị Pham đi chữa bệnh thì chịu chưa tìm đâu ra được nguồn cả. Qua đây, đại diện chính quyền địa phương cũng mong mỏi cơ quan báo chí cùng các nhà hảo tâm chung tay giúp đỡ gia đình bà, giúp cho chị Piền và chị Pham được chữa bệnh, nhất là giúp cho tương lai hay cháu Ghến và Vằng..."
Nhìn lên ngọn núi trơ trọi sau nhà bà Khé, bất chợt trong tôi một cảm giác lo sợ xâm chiếm, không biết ngày mai cuộc sống của gia đình này sẽ ra sao!? Khi mà đôi chân của bà lão không còn leo rừng được nữa!
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1758: Bà Bàn Mùi Khé, địa chỉ thôn 5, bản Khe Kìa, xã Phong Dụ Hạ, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái Ban đọc có thể liên hệ giúp đỡ qua chị Phạm Thị Liên, cán bộ Thương binh xã hội xã Phong Dụ Hạ. ĐT 0948 456 823 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Hương Hồng
Theo Dantri
Đau lòng cảnh mẹ già nhốt đứa con duy nhất vào lồng sắt. Chính tay nhốt đứa con gái điên dại trong lồng sắt. Đứa cháu ngoại sinh ra do bị hãm hiếp cũng đành phải gửi vào trại trẻ mồ côi nuôi dưỡng. Đau lòng lắm, nhưng bà cũng không còn sự lựa chọn nào khác, khi mà giờ đây, đến bản thân, bà cũng chẳng thể tự lo được nữa. Vượt qua một đoạn...