Choáng clip thầy giáo và nữ sinh hôn nhau say đắm trong lớp học
Một đoạn clip dài gần 4 phút ghi lại màn “khóa môi” nóng bỏng của một cặp đôi được cho là thầy giáo và nữ sinh của một trường đại học, đang được cộng đồng mạng truyền tay nhau chóng mặt.
Trong clip, cặp trai gái tỏ ra khá tự nhiên và thoải mái dành cho nhau những cử chỉ hôn hít, ôm ấp và vuốt ve vô cùng say đắm, riêng tư ngay giữa khung cảnh một lớp học. Theo một số thành viên cộng đồng mạng, đoạn clip này được cho là xảy ra tại giảng đường của một trường đại học trên địa bàn Hà Nội.
Cảnh tình cảm được cho là của một thầy giáo và nữ sinh một trường đại học trên địa bàn Hà Nội
(Ảnh cắt từ clip)
Video đang HOT
Hiện vẫn chưa xác định được danh tính của 2 người trong clip và ngôi trường này. Tuy nhiên, clip đã gây xôn xao cộng đồng mạng. Nhiều người cho rằng việc thầy giáo và sinh viên yêu nhau là việc hết sức bình thường, nhưng việc “diễn cảnh yêu đương” ngay tại lớp học là điều không thể chấp nhận được.
Cả hai “diễn” tiếp màn tình cảm mà không hề biết có người lén quay clip
(Ảnh cắt từ clip)
“Chuyện yêu đương giữa thầy giáo và học sinh chẳng sao cả. Nhưng thể hiện tình cảm một cách quá đà như thế này ở ngay tại lớp học là không nên. Dù sao cũng là môi trường dạy học nghiêm túc, làm như vậy chẳng khác nào tự làm tổn hại thanh danh cho trường và cho chính mình”, một thành viên chia sẻ.
“Ngay cả học sinh với học sinh mà thể hiện tình cảm như thế này ở lớp cũng là không nên chứ chưa nói gì đến thầy giáo và học sinh”, một thành viên khác nói.
Trong khi đó, không ít thành viên tỏ ra bức xúc trước sự việc. Thành viên Hoang Hai nói: “Ngay trong môi trường giáo dục mà còn như vậy thì thử hỏi sao đạo đức giới trẻ ngày nay không xuống cấp cho được”. Và cũng có ý kiến cho rằng, đây lại là một vụ “đổi tình lấy điểm”.
Theo ANTD
Không thể để những thông tin xấu trên mạng làm hỏng lớp trẻ
Mới nhất, một clip của nữ sinh Nghệ An đánh nhau được đưa lên mạng và ngay sau đó được các trang tin điện tử cũng như các trang mạng xã hội đua nhau thổi lên như một clip hot. Rồi chia sẻ, rồi bình luận với những giọng điệu phê phán cũng có nhưng dường như tất cả hả hê vì có chuyện mà phẩm bình.
Trước đó, một clip của một cô người mẫu mặc thiếu vải nhảy múa đâu đó được đưa lên facebook. Và ngay sau đó lại sẻ chia, lại đăng lại ở khắp nơi. Rồi cô nào đó mặc áo xuyên thấu, cô nào đó lỡ đứt khuy áo... Rồi một trang điện tử khởi đầu cho một loạt bài phản ánh sự oán trách, thậm chí là lên án của những đứa con với cha mẹ. Loạt bài đã tạo ra hệ quả là các trang mạng bắt đầu đưa những bài, những ý kiến của con cái công kích cha mẹ. Rồi một số các nhà nghiên cứu dở người đưa những ý kiến đó như một phản ứng "giải thiêng" của xã hội...
Chỉ mới cách đây vài năm, những tin tức loại này rất hiếm khi được đưa lên mạng chưa nói gì đến những clip với hình ảnh thô thiển. Và nếu có lọt ra đâu đó kể cả trên mạng, sẽ hứng chịu một cơn bão công kích. Không chỉ công kích những người trong cuộc mà cả những kẻ đã tung nó lên mạng. Thậm chí đã có những kẻ đã phải chịu hình phạt vì hành vi đưa những tin xấu, những clip phản cảm lên mạng. Nhưng bây giờ thì đầy rẫy. Và đáng tiếc, những chế tài dành cho những kẻ đưa những tin, những clip xấu này cũng ít được thực hiện.
Các nhà nghiên cứu xã hội học đã nói rất nhiều về tác hại của cơn bão nhảm nhí này. Nó là một công cụ tuyên truyền cho một lối sống thiên về nhục dục, sẵn sàng gây sự chú ý của dư luận bằng bất kỳ giá nào. Quan trọng hơn, internet bây giờ không còn là mảnh đất dành riêng cho người lớn nữa mà đa số thiếu niên và cả thiếu nhi cũng hàng ngày vào mạng đọc, xem đủ mọi thứ. Và tác hại của các tin, bài, clip này với các em thật là khủng khiếp.
Nhưng vấn đề ở chỗ, tại sao bây giờ những sản phẩm văn hóa xấu này lại phổ biến trên mạng internet? Có lý do của nó. Thứ nhất là do lợi dụng tính ẩn danh của internet, đặc biệt là các trang mạng xã hội đã tạo điều kiện cho những kẻ vô trách nhiệm, những kẻ bệnh hoạn, những kẻ có ý đồ xấu truyền bá những quan điểm xấu. Lý do thứ hai, đó chính là phản ứng xã hội trước những biểu hiện xấu trong đời sống đã yếu đi. Không còn nhiều sự đồng lòng lên án cái xấu như trước đây. Lý do thứ ba, các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa cương quyết trừng trị những hành vi vi phạm pháp luật trong sử dụng internet. Mặc dù chúng ta tôn trọng các quyền tự do trên internet nhưng bất kỳ hành vi nào cũng phải có công cụ pháp luật điều chỉnh. Chúng ta đã có Nghị định 72/CP, công cụ pháp lý để thực hiện quản lý việc đưa thông tin lên mạng internet. Đã đến lúc cần phải thực hiện nghiêm các quy định của Nghị định này. Thêm nữa, cần khuyến khích những phản ứng xã hội tích cực trước những sản phẩm văn hóa xấu độc này. Kinh nghiệm qua những cuộc tranh luận thẳng thắn trên các trang mạng xã hội với những phản ứng tích cực của đông đảo cư dân mạng đã phần nào hạn chế những tuyên truyền của các phần tử chống đối Nhà nước. Phản ứng tích cực cùng sự cương quyết của các cơ quan bảo vệ pháp luật chắc chắn sẽ đẩy lùi những cơn sóng bẩn của những kẻ bệnh hoạn, những kẻ có ý đồ xấu.
Theo ANTD
Lấy trộm đôi bông tai của mẹ, 5 học sinh lớp 4 trốn nhà đi bụi Vốn là những đứa trẻ nghiện game, sợ chơi ở quán gần nhà thì sẽ bị bố mẹ bắt gặp nên nhóm gồm 5 học sinh lớp 4 rủ nhau sang huyện bên chơi. Lần đầu đi xa, không có tiền nên 1 em trong nhóm đã lấy trộm đôi bông tai vàng của mẹ. Tuy nhiên, không quen đường nên các em...