Chớ ỷ lại vào kem chống nắng
Những hiểu biết về kem chống nắng của người sử dụng đôi khi còn mơ hồ, đặc biệt là cách dùng thế nào cho đúng thì không phải ai cũng rành.
Ánh nắng mặt trời giúp cơ thể tổng hợp vitamin D và diệt một số mầm bệnh… nhưng cũng đồng thời gây hại nếu như ta phơi nắng quá mức. Mặt tiêu cực này chính là do tia cực tím (tử ngoại).
Người ta chia tia cực tím (Ultra Violet, viết tắt UV) làm 3 loại theo độ dài bước sóng: tia UVA, UVB và UVC.
- UVC là nguy hiểm nhất nhưng trên đường chiếu xuống bề mặt trái đất chúng bị tầng ozone hấp thu hầu hết.
- UVA có mặt khắp nơi, quanh năm, cả trong bóng râm và xuyên được qua kính, là nguyên nhân gây lão hóa da.
- UVB là thủ phạm làm da sạm nắng, ung thư da, phỏng nắng…
Hiện có 2 loại thuốc thoa chống nắng phổ biến. Loại lý học có tác dụng như một tấm màn che giúp ngăn ngừa, phản xạ hoặc phân tán các tia, làm cho chúng không đến da được. Đại diện cho nhóm này là các chất oxide kẽm, dioxide titanium… Ưu điểm là hiệu quả cao nhưng lại tạo một lớp màng trắng thấy rõ và khá dày.
Video đang HOT
Còn loại hóa học là loại dùng những chất hóa học để hấp thụ hoặc chuyển hóa ánh sáng qua cơ chế phản ứng hóa học. Loại này cho tính thẩm mỹ cao hơn khi dùng nhưng hiệu quả chống nắng thì không bằng.
Hiểu đúng chỉ số chống nắng
SPF là chữ viết tắt của Sun Protection Factor (yếu tố che chở ánh sáng mặt trời). Chỉ số chống nắng càng cao thì khả năng bảo vệ da càng tốt.
Tuy nhiên, trên thực tế chỉ cần dùng kem chống nắng có SPF từ 15 – 30 là đủ. Vì dù chỉ số chống nắng dù cao hơn 40, 50 hoặc hơn thế thì khả năng chống nắng cũng không cao hơn bao nhiêu.
Theo quy ước của cơ quan Dược phẩm và thực phẩm của Mỹ, các sản phẩm có chỉ số hơn 30, dù gấp bao nhiêu lần thì cũng chỉ ghi là SPF 30 . Nếu sử dụng cùng lúc 2 sản phẩm chống nắng, như bôi kem chống nắng bên dưới rồi đánh chồng phấn chống nắng lên trên, thì chỉ số chống nắng vẫn được tính theo sản phẩm có SPF cao hơn chứ không phải là cộng dồn hai chỉ số.
Ai cần dùng kem chống nắng?
Ngoại trừ trẻ quá nhỏ dưới 6 tháng tuổi hoặc những người có tiền sử dị ứng với các thành phần chống nắng, bất cứ ai cũng cần bôi kem chống nắng vì cái độc của tia tử ngoại trên da sẽ tích luỹ dần theo thời gian mà việc dùng quần áo, mũ nón, khẩu trang vẫn bị tia UVA xuyên qua phần nào.
Đặc biệt, với những người có màu da càng sáng thì càng nên bảo vệ. Những người bị các bệnh da nhạy cảm ánh sáng như lupus đỏ, porphyrie da, viêm da ánh sáng, mụn, nám, tàn nhang… hoặc những người đang dùng thuốc tăng cảm quang như thuốc ngừa thai, tetracycline, doxycycline, vitamin A… cũng rất cần dùng kem chống nắng.
Phải đúng cách, đúng liều
Kem chống nắng dạng kem phổ biến nhất. Ngoài ra, còn có dạng thỏi để dùng cho vành tai, môi, mắt; dạng xịt, dạng khăn lau, dạng phấn trang điểm, dạng gel thích hợp cho tóc…
Trước tiên, cần lựa chọn loại kem phù hợp làn da. Phải thoa kem trước khi ra nắng từ 15 – 30 phút trên tất cả những vùng da phơi bày. Khi đi biển, bơi lội ngoài trời thì chọn loại không thấm nước hoặc kháng nước (waterproof hoặc water resistant). Tuy nhiên, chúng cũng chỉ bảo vệ được 40-80 phút khi ngâm trong nước mà thôi.
Trẻ em cần sử dụng loại kem chống nắng riêng. Sau khi vận động, đổ mồ hôi nhiều hoặc gió bụi nhiều, nên thoa lại lớp kem mới sau 2 giờ. Chú ý bảo vệ cả môi, mắt, vành tai và tóc bằng các sản phẩm phù hợp.
Lượng thuốc chống nắng vừa đủ cho toàn cơ thể là từ 25-30g (khoảng 6 muỗng cà phê), cho mặt là 2,5g (khoảng gần nửa lóng tay). Cần thoa kể cả lúc trời có mây hoặc lúc ta đang ở trong bóng râm. Hãy chọn mua các sản phẩm chứa oxide kẽm, titanium dioxide hoặc chất avobenzone vì chúng lọc được tia UVA hoặc chọn những loại có phổ chống nắng rộng vừa tia UVA, vừa tia UVB.
Điều cuối cùng mà người sử dụng phải lưu ý, chớ quá ỷ lại vào kem chống nắng bởi không có loại kem hay thuốc nào có thể bảo vệ ta một cách tuyệt đối trước sự tấn công của các tia cực tím. Tốt nhất là tránh ra nắng từ 10 giờ sáng đến 14 giờ và dù có dùng sản phẩm chống nắng, chúng ta vẫn nên đội mũ nón, mang găng, đeo kính mát hỗ trợ.
Theo Alobacsi
Mệt mỏi vì lấy nhầm chồng họ "hứa"
Chồng em cứ hứa sửa đổi hết lần này đến lần khác rồi không giữ lời.
Gửi chị Hạnh Dung! Em 32 tuổi, đã có gia đình, có một con trai năm tuổi. Chồng em ham mê rượu chè, sống không có trách nhiệm với vợ con và ngay cả với bản thân mình.
Em đi làm lương chẳng bao nhiêu nhưng phải lo cho con và mọi chi phí trong nhà nên rất vất vả, túng bấn. Em khuyên anh đi làm kiếm tiền đỡ đần cho vợ nhưng gợi ý làm gì anh cũng không chịu, mẹ vợ xin cho làm chỗ này chỗ kia anh cũng không đồng ý. Giờ em thật sự mệt mỏi, nhiều lần muốn ly hôn nhưng lại tội nghiệp con còn quá nhỏ, không có cha cũng thiệt thòi. Nhưng có lúc em lại nghĩ, cha như vậy thì có để làm gì? Em đang mất phương hướng, không biết phải làm gì lúc này, chị giúp em một lối thoát.Bảy năm hôn nhân là một quãng đời dài em đợi chờ trong vô vọng sự sửa đổi của chồng. Chồng em cứ hứa sửa đổi rồi không giữ lời, hết lần này đến lần khác. Mẹ chồng cho một khoản tiền làm vốn bán đồ trang trí nội thất, chỉ một thời gian ngắn là anh ăn nhậu hết cả vốn lẫn lời. Sau khi em sinh con, gia đình chồng lại cho vốn, động viên anh bán đồ điện; lại chỉ một năm là anh đổ nợ đến 20 triệu, mẹ chồng phải trả thay. Rồi anh nghe bạn bè bày chuyện nuôi ếch nhưng không chịu lo chăm sóc nên mất sạch vốn... Từ đó, anh không thèm làm gì nữa, chỉ ở nhà... vô tư chơi bời ăn nhậu.
Thủy (Hóc Môn)
Chồng em hứa sửa đổi hết lần này đến lần khác rồi không giữ lời (Ảnh minh họa)
Em Thủy mến,
Nhiều phụ nữ luôn nghĩ như em khi thất bại trong hôn nhân, muốn tìm lối thoát bằng con đường ly hôn: sợ con còn nhỏ, thiếu cha thì tội nghiệp; dù ai cũng nhìn thấy sự thật hiển nhiên là con mình có người cha như thế cũng như không. Không chỉ thế, nghĩ xa hơn, người cha ấy còn tạo ra một tấm gương xấu mà đứa con càng trưởng thành càng bị ảnh hưởng. Phân tích như thế để em thấy rõ hơn, đừng tránh né sau mấy chữ "tội nghiệp con" mà không dám đối diện với thực tế của cuộc sống vợ chồng đã "thật sự mệt mỏi", đối diện với người chồng vô trách nhiệm đã không còn thuốc chữa.
Có lẽ do nhà chồng có điều kiện, chồng em được cưng chiều từ bé nên sự ỷ lại và thói vô trách nhiệm đã thành nết. Giờ nếu còn muốn vực lại cuộc hôn nhân đang tàn lụi, sau vô số lần chồng em hứa hão, em hãy tạo điều kiện cho anh ấy thêm một lần hứa nữa. Em nên ngồi lại nói chuyện thật thẳng thắn và cương quyết với chồng, yêu cầu anh ấy phải sống tích cực hơn, có trách nhiệm với gia đình hơn và phải làm việc để chia sẻ gánh nặng gia đình cùng em. Anh ấy phải làm sao để em có thể nhìn thấy anh ấy thật sự là chỗ dựa của vợ con. Hãy cho anh ấy thêm một khoảng thời gian nhất định để thay đổi, nếu không có gì biến chuyển, nếu anh ấy cứ tiếp tục hứa, em có chia tay cũng chẳng còn gì luyến tiếc.
Em đừng nghĩ chia tay là khổ cho con mà nên nghĩ theo hướng ngược lại, chia tay để làm lại cuộc đời mới là vì con, vì chính bản thân mình. Hãy dũng cảm đối mặt với thực tế là mình đã chọn sai người, giờ phải chọn lại, chứ không nên cắn răng cam chịu cả đời. Chúc em sớm vượt qua bước chuyển khó khăn này.
Theo Eva
HIV tiếp tục hoành hành HIV là một đại dịch vô cùng nguy hiểm, đã và đang diễn biến hết sức phức tạp ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. Ủy ban Quốc gia phòng chống ma túy, mại dâm và HIV đề ra nhiều chương trình mục tiêu và đã triển khai rộng khắp ở các địa phương trong toàn quốc. Những năm qua...