Chợ xép vùng cao toàn đặc sản nhìn đã sợ, chuột, nòng nọc, ấu trùng
Chợ xép là những lán nhỏ được dựng lên bên đường trong các bản làng, lề đường, vỉa hè thị trấn…; bày bán những mặt hàng được coi là đặc sản vùng cao như: Chuột rừng, ấu trùng chuồn chuồn, cá khe, các loại rau rừng…
Những lán dựng tạm ở các bản làng là nơi người dân bày bán những sản vật hái, đánh bắt được trên rừng như: rau, quả rừng; thú rừng; cá khe, suối. Ảnh: Hùng Cường
Những quả dưa nại, đào Mông được đưa từ núi rừng biên giới Việt – Lào về với phố huyện Kim Sơn (Quế Phong). Ảnh: Hùng Cường
Dâu da rừng được nhiều khách là phụ nữ chọn mua. Ảnh: Hùng Cường
Video đang HOT
Cỏ rau choóc (tiếng Thái gọi là “phắc bớ hín”) có vị ngọt thanh, ăn sống với canh ột, măng chua, cũng có thể nấu với cá sông, thịt gà tạo món ăn rất hấp dẫn; ngoài ra còn có tác dụng giải nhiệt, trị táo bón. Ảnh: Hùng Cường
Nòng nọc ếch, nhái được coi là một đặc sản sạch. Ảnh: Hùng Cường
Chuột rừng để nấu canh “ột” được người dân vùng cao ưa chuộng, có giá bán từ 40.000 – 60.000 đồng/con. Ảnh: Hùng Cường
Ấu trùng chuồn chuồn (tiếng Thái gọi là niêu, khuộc) ăn có vị ngọt, tính thanh nên rất được ưa dùng cho bữa ăn giải nhiệt mùa hè. Ảnh: Hùng Cường
Những gắp cá sông, suối nướng là đặc sản được nhiều khách miền xuôi chọn mua. Ảnh: Hùng Cường
Theo Hùng Cường (Báo Nghệ An)
Kiếm 100 triệu mỗi năm từ rau "đặc sản" bò khai bén rễ đất cà phê
Bò khai là loại rau rừng chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, đặc sản của vùng núi phía Bắc. Nay rau "vượt đèo" bén rễ trên đất Tây Nguyên mang theo ước vọng làm giàu của những con người dám nghĩ, dám làm.
Lập gia đình, anh Chu Văn Dũng (SN 1993, người Nùng, thôn 4, xã Nam Dong, huyện Cư Jút, Đắk Nông) được bố mẹ cho 5 sào cà phê để ra ở riêng. Vợ chồng anh siêng năng chăm sóc vườn cà nhưng lợi nhuận thu về chẳng được bao nhiêu. Tháng 8/2017, thấy người quen trồng rau bò khai bán 50 nghìn đồng/kg, cao gấp 4-5 lần rau ngoài chợ, anh tò mò tìm hiểu. Biết loại rau này mọc nhiều ở vùng núi phía Bắc, anh gọi điện về quê Lạng Sơn nhờ người thân mua 100 nhánh trồng thử nhưng chết gần hết. Anh gặng hỏi các già làng thì biết: Rau bò khai mọc trên núi đá, khí hậu quanh năm mát lạnh, khi đưa vào vùng "chảo lửa" Đắk Nông, rau rất khó sống.
Gốc rau bò khai anh Dũng nhờ đào trên núi đá.
Không bỏ cuộc, anh bỏ tiền thuê người lên núi đào 100 gốc rau về trồng. Lần này, anh làm nhà lưới tạo bóng mát, lắp hệ thống tưới nhỏ giọt giữ độ ẩm cho đất, cuối cùng rau bò khai đã chịu bén rễ, tỉ lệ sống đạt 97%. Vừa trồng, anh vừa theo dõi, rút ra kinh nghiệm, rau bò khai không kén đất, chúng chỉ không sống được ở vùng ngập úng. Khi trồng, ta chỉ cần cắm rễ sâu xuống đất, ngọn rau ngoi lên mặt đất chừng một gang tay, che chắn, tưới nước đủ ẩm, trong vòng 35-60 ngày sẽ mọc chồi dần đều. Rau bò khai rất "kỵ" phân hóa học, nếu bón vào cây vàng lá chết hết. Từ lúc trồng đến thu hoạch, rau mọc tự nhiên, đặc biệt không có sâu bọ, rầy rệp nên rất tuyệt vời để làm rau sạch.
Nhận thấy tiềm năng lợi nhuận từ loại rau rừng này, anh Dũng mạnh dạn nhân rộng vườn rau thêm 2 sào với 900 gốc. Sau đó, anh thu ngọn mang đến nhà hàng, khách sạn... ở Đắk Nông, Đắk Lắk, TPHCM, Lâm Đồng... để chào hàng. Khách ăn, họ khen mùi vị, hương thơm rau trồng tại Tây Nguyên ngon không kém gì rau mọc ở vùng núi phía Bắc. Để duy trì lượng khách hàng tiềm năng, anh Dũng nhập rau bò khai ngoài quê vào bán với giá 70 nghìn đồng/kg vẫn cháy hàng. Anh cũng nhập bán giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cho người dân trong vùng. Hiện, anh bán ra thị trường hơn 2.000 cây giống với giá 30 nghìn đồng/gốc. Mục tiêu anh hướng đến là tạo ra nguồn rau ổn định và thu mua lại sản phẩm của bà con nông dân.
Anh Dũng nhẩm tính: Một sào rau bò khai đầu tư cả giống, mái che, hệ thống tưới nhỏ giọt hết khoảng 20 triệu đồng. Trồng 8 tháng, rau bắt đầu cho thu hoạch quanh năm, 12 năm sau mới tàn. Với vườn rau kinh doanh, 1 tuần cho thu 30-40 kg ngọn/sào, giá bán trung bình 50 nghìn đồng/kg. Như vậy mỗi tháng người trồng thu về 6-7 triệu đồng/sào, một năm thu gần 100 triệu đồng/sào là cao hơn nhiều so với nhiều loại cây khác.
Bò khai là loại rau rừng chứa nhiều giá trị dinh dưỡng. Không chỉ làm thức ăn, rau còn có tác dụng chữa bệnh, nhu cầu tiêu thụ rất cao. "Hy vọng, mục tiêu biến rau bò khai rừng thành thương phẩm của mình trở thành sự thật. Rau bò khai sẽ là rau xóa đói, rau làm giàu cho thanh niên người dân tộc thiểu số như mình", anh Dũng tâm sự.
Theo Huỳnh Thủy (Tiền Phong)
Lạng Sơn: Được bảo vệ, cá chép bình an tiễn Táo quân Những năm trước, nhiều người tranh thủ dịp nhà nhà cúng tiễn Táo quân để chặn bắt cá chép kiếm lời. Nhưng năm nay, do tuyên truyền tốt cũng như cắt cử người canh nơi thả cá nên không còn xảy ra tình trạng cá bị bắt trở lại. Cũng như phong tục tại nhiều nơi khắp cả nước, ngay từ sáng nay...