Chớ vội mừng khi con bắt chước bố mẹ
Hóa ra đứa con trai năm tuổi của tôi bắt chước bố mẹ chơi trò vợ chồng với bạn. Thằng bé ghì chặt cô bạn rồi hôn hít…
Đọc bài của chị 14 tuổi – Con tôi khiến bạn gái mang bầu, tôi thấy có nhiều nét tương đồng với hoàn cảnh của mình, có chăng chỉ là con của tôi còn nhỏ và chưa gây ra hậu quả gì nghiêm trọng. Nhưng cũng không thể không lo xa được, vì một lần con vô tình nhìn thấy 2 vợ chồng chúng tôi đang làm “chuyện ấy”. Tôi lo lắng không biết chuyện đó có ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển của cháu không nữa.
Con tôi năm nay mới 5 tuổi, vì có con nhỏ nên chuyện chăn gối của vợ chồng tôi trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Nhà cửa thì chật chội, 2 vợ chồng lại không có không gian riêng nên chẳng biết làm sao để gần gũi nhau được, vì bé con nhà tôi rất thính ngủ. Chỉ cần một tiếng động nhẹ đã đủ đánh thức bé dậy. Dậy rồi bé không ngủ tiếp mà quấy khóc.
Vợ chồng trẻ nên lúc nào cũng hưng hực lửa yêu, thế mà lúc nào chồng chạm vào, tôi cũng phải cố đẩy ra vì sợ anh làm con thức giấc rồi xảy ra chuyện không hay. Thành ra hai vợ chồng nhiều lúc phải “liều mình ăn vụng” con. Nhiều khi 2 vợ chồng phải kéo nhau ra… nhà vệ sinh xử lý. Những lúc như thế phải làm “thần tốc” không sợ con phát hiện ra.
Chúng tôi đã rất cẩn thận thế nhưng “tai nạn” vẫn xảy ra. Trong một buổi trưa cuối tuần, khi đang tận cùng cảm giác sung sướng khi gần lên đỉnh, tôi bất ngờ mở mắt ra và thấy con mình đứng lù lù trước mặt. Trân trối nhìn bố mẹ một lúc rồi bất ngờ lao vào đánh bố bùm bụp.
Bé hét toáng lên: “Sao bố lại đánh mẹ. Mẹ đau mẹ kêu đây này”.
Hai vợ chồng tôi cuống luống vớ vội cái chăn che lên người, may mà tôi nhanh trí giải thích vì “Mẹ khó ngủ nên bộ đấm bóp cho mẹ dễ ngủ đấy mà”. Tôi còn cố gắng nói cho bé hiểu “đó là cách thể hiện tình yêu của người lớn, cho dù thế nào thì cha mẹ vẫn yêu quý con. Lớn lên con sẽ biết đến cách thể hiện cảm xúc như vậy”.
Cũng may bé không hỏi thêm gì nhiều. Hai vợ chồng thót tim nhưng cũng yên tâm vì tưởng con chưa biết gì.
Ai ngờ, hôm sau khi đến đón con ở lớp mẫu giáo, tôi bị cô giáo gọi vào trách móc , bảo con tôi có những hành vi rất lạ đối với các bạn nữ cùng lớp. Hóa ra đứa con trai năm tuổi của tôi bắt chước bố mẹ chơi trò vợ chồng với bạn. Thằng bé ghì chặt cô bạn rồi hôn hít…
Về nhà tôi có hỏi vì sao con lại làm như thế với bạn thì bé hồn nhiên trả lời: “Tại con thấy bố mẹ yêu quý nhau đều làm thế, con quý bạn nên con bắt chước theo thôi”.
Video đang HOT
Con mới lên 5 tuổi mà đẫ đòi ôm hôn bạn gái. Ảnh minh họa.
Tôi quá choáng khi nghe con nói như vậy, hóa ra cháu hiểu sai hoàn toàn ý của tôi. Cháu cứ tưởng cách thể hiện tình yêu thương với bạn là phải hôn hít rồi ôm ấp này kia. Bây giờ tôi không biết phải giải thích với cháu thế nào cho đúng nữa, chỉ vì phút hớ hênh của 2 vợ chồng tôi để con bắt gặp làm chuyện ấy mà bây giờ lại ảnh hưởng đến cách suy nghĩ và hành vi của con như vậy. Chỉ sợ sau này con lớn lên lại bị những hình ảnh “mát mẻ” của bố mẹ làm ảnh hưởng thì làm sao mà tôi có thể dạy dỗ được con nữa.
Thực sự tôi rất muốn nói ra với bạn bè để xin họ lời khuyên, nhưng đây cũng là chuyện tế nhị nên chả thể giãi bày một cách thoải mái được, vì nói ra cũng ngượng lắm! Có khi chẳng ai giúp được gì lại còn bị cười thối mũi cũng nên.
Tôi hoang mang không biết phải làm sao đây?
Theo Người Đưa Tin
Trung Quốc "chạy đua tri thức": Sáng tạo hay bắt chước?
Thế kỷ 21 chứng kiến sự trỗi dậy của nhóm các quốc gia mới phát triển như Brazil, Ấn Độ hay nổi bật nhất là Trung Quốc. Vậy những quốc gia này đang nằm ở đâu trong cuộc đua tri thức trên thế giới?
Sự trỗi dậy về tri thức
Ngày 16-6, trong buổi hội thảo chuyên đề "Khối BRICS: Sự trỗi dậy của các cường quốc tri thức", tổ chức bởi Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Sài Gòn (SCIS) thuộc đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV) - Tp.HCM, PGS.TS Maximilian Mayer đến từ đại học Bon (Đức) đã trình bày sơ lược về các điểm nổi bật trong nghiên cứu và giáo dục tại các quốc gia thuộc nhóm BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi).
Tiến sĩ Maximilian Mayer nói về nhóm BRICS trong cuộc đua tri thức (Ảnh: Hồng Hưng)
Trong buổi nói chuyện, ông nhấn mạnh rằng nhóm quốc gia này đã đạt những bước tiến lớn trong các nghiên cứu và sáng tạo. Đơn cử là chỉ trong khoảng thời gian 5-10 năm, cả 5 quốc gia này đã chen chân được vào danh sách tốp 10 quốc gia đăng ký bản quyền nhiều nhất thế giới. Trung Quốc cũng đồng thời qua mặt Nhật Bản và Đức về số lượng các công trình khoa học được đăng ký và xuất bản.
Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Brazil lọt vào tốp 10 quốc gia đăng ký bản quyền nhiều nhất thế giới năm 2013 (Biểu đồ của học giả)
Các quốc gia này cũng dần định hình đươc thế mạnh về khoa học của mình, như với Ấn Độ là ngành công nghệ thông tin, hay với Nam Phi là các công nghệ thích ứng với biến đổi khí hậu. Ông Mayer cũng nhận định, Trung Quốc là thành viên có bước phát triển nổi bật nhất trong nhóm quốc gia này. Tuy nhiên, nhìn chung các quốc gia này đều gặp phải những khó khăn nan giải về hệ thống giáo dục, cách thức quản lý và đầu tư nghiên cứu phát triển.
"Sáng tạo" hay "bắt chước"?
Mặc dù những thành quả từ mô hình quản lý nghiên cứu phát triển "từ trên xuống" của Trung Quốc trong những năm gần đây đã đạt được một số thành công nhất định. Chính sách tập trung hóa với chính phủ nắm vai trò trung tâm trong nghiên cứu và phát triển của Bắc Kinh cũng bắt đầu đối mặt với những giới hạn của mình.
Theo nghiên cứu của tiến sĩ Mayer, hiện vẫn chỉ có Hoa Kỳ, Nhật Bản và Đức là những nước thật sự thu đươc lợi nhuận từ những phát minh của mình. Trong khi đó, Trung Quốc hiện vẫn đang phải tốn tiền nhiều hơn là sinh lời từ các "phát minh" của họ.
Đại diện trường Đại học KHXH&NV tặng hoa cho diễn giả (Ảnh: Hồng Hưng)
Nghiên cứu của tiến sĩ Maximilian Mayer cho rằng sự sáng tạo tri thức của Trung Quốc lại ít mang tính chất "bản xứ", tức là do chính các công ty và đơn vị của Trung Quốc phát hiện và xây dựng. Chủ yếu các thành quả sáng tạo lại xuất phát từ những nhân tố, công ty nước ngoài hoặc có vốn nước ngoài, chi phối đầu tư nghiên cứu của công ty, tại Trung Quốc.
Nền giáo dục của Trung Quốc đang đứng trước nhiều đòi hỏi cải cách, đặc biệt là về triết lý giáo dục.Các nhà tuyển dụng đánh giá rằng những nhân viên người Trung Quốc không có được sự sáng tạo tương đương với những đồng nghiệp khác. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng chính triết lý giáo dục Nho giáo và Khổng giáo đang ngăn cản sự tự do sáng tạo của người học.
Trung Quốc tốn tiền nhiều hơn là sinh lời từ các đăng ký bản quyền của họ (Biểu đồ của học giả)
Không những thế, nhận định liệu nền tảng nghiên cứu của Trung Quốc đã thoát khỏi cái bóng "bắt chước" và đi lên thành "sáng tạo" thực chất, tạo ra những giá trị và thị trường hoàn toàn mới, hay chưa vẫn còn nhiều tranh cãi. Một trong những quan tâm lớn nhất của giới học giả Đức khi bàn luận về Trung Quốc là vấn nạn ăn cắp các bí mật khoa học công nghệ thông qua các chương trình hợp tác sản xuất.
Trong 5-10 năm tới, những trường đại học của Trung Quốc và các quốc gia thuộc nhóm BRICS khác vẫn chưa đủ lực chen chân vào nhóm các trường đại học hàng đầu thế giới. Điều này sẽ giúp cho Hoa Kỳ và phương Tây tiếp tục giữ vững vị trí của mình trong cấu trúc quyền lực tri thức thế giới.
"Trung Quốc không phải là mô hình phù hợp" Trao đổi về chiến lược "công xưởng thế giới" mà Trung Quốc đã tiến hành trong suốt thời gian qua, tiến sĩ Mayer không đánh giá cao tính hiệu quả của mô hình này. Tiến sĩ Mayer đánh giá mô hình "công xưởng" này không phải là "mô hình phù hợp" cho các nền kinh tế nhỏ học hỏi và áp dụng. Cụ thể, ông Mayer đưa ra ví dụ về việc phân chia lợi nhuận thu được từ chiếc điện thoại iPhone. Theo đó, nếu một chiếc điện thoại trị giá 400USD thì hết gần 70% giá trị sẽ dịch chuyển về Mỹ, 20% cho Nhật Bản và 5-10% cho Đài Loan. Trong khi với Trung Quốc, nơi gần như làm mọi công việc sản xuất và lắp ráp chiếc điện thoại iPhone, chỉ nhận được một "mẩu bánh" vỏn vẹn có 2% tổng giá trị.
Kiệt Anh
Theo_PLO
Những biểu tượng ảnh hưởng đến gu mặc của sao Việt Audrey Hepburn, Phạm Băng Băng, Taylor Swift... là những biểu tượng thời trang được nhiều sao Việt bắt chước phong cách. Biểu tượng thời trang, nhan sắc mọi thời đại Audrey Hepburn là một trong những ngôi sao được Lý Nhã Kỳ học hỏi phong cách. Đến dự Liên hoan phim Cannes vừa qua, cựu Đại sứ du lịch Việt Nam đầu tư...