Cho vịt “ăn sang ở sướng” để chất lượng thịt ngon tuyệt
Cùng với sử dụng thức ăn chủ yếu là bắp, đậu, lúa mầm và hạn chế thức ăn tổng hợp, trong khuôn viên trang trại của mình, anh Thuận còn dành gần 4.000m2 chia làm các khu để vịt tắm, đi dạo, vận động… nhằm tăng tối đa độ chắc thịt khi vịt xuất chuồng.
Sau một thời gian tìm hiểu, cách đây hơn 1 năm, anh Nguyễn Đức Thuận (41 tuổi) đã chọn mua hơn 2.000 con vịt giống 1 ngày tuổi từ tỉnh Lạng Sơn với giá khoảng 20.000 đồng/con đưa về nuôi để bán thịt tại thôn Phú Thuận Tây, xã Nghĩa Thuận, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi).
Giống vịt Lạng Sơn trưởng thành được nuôi tại trang trại anh Thuận
Để tránh việc tiêu thụ khó khăn khi xuất chuồng cùng lúc với số lượng lớn sau này, anh Thuận không mua và đưa toàn bộ vịt giống về 1 lần mà chia làm nhiều đợt, có số lượng từ 500-700 con/đợt.
Cũng như các vật nuôi khác của mình tại đây như gà, lợn, bò… nhằm tạo cho sản phẩm của mình có chất lượng thịt sạch và ngon nhất, anh Thuận chủ yếu sử dụng các loại lúa, bắp, rau… làm thức ăn cho vịt và hạn chế tối đa thức ăn tổng hợp.
Một khu vực đất trống dành riêng cho vịt vận động
Khu ao nước để bơi
Video đang HOT
Bên cạnh đó, trong khuôn viên trang trại của mình, anh Thuận dành một diện tích đất khá lớn, với gần 4.000m2 để chia làm 3 khu khá riêng biệt như nơi nuôi nhốt, ao để bơi và xung quanh trồng cỏ để vịt tự kiếm ăn, đất trống để vận động… nhằm tăng sự săn chắc cho thịt vịt.
Thức ăn chủ yếu của vịt nuôi ở đây là lúa ủ mầm, rau…
“Với cách nuôi này, tuy thời gian nuôi lâu và chi phí nhiều tốn kém, lợi nhuận ít hơn thế nhưng bù lại vịt xuất chuồng không những có chất lượng thịt vô cùng ngon mà có phần vượt trội hơn so với giống vịt cỏ truyền thống của địa phương”, anh Thuận bày tỏ.
Tính đến thời điểm này, sau hơn 1 năm thả nuôi, tổng số lượng vịt mà anh Thuận đã xuất bán ra thị trường (mà chủ yếu là hàng quán ăn) đạt trên 1.500 con với trọng lượng từ 2,2-2,4 kg/con, mức giá 120.000 đồng/con.
Một góc khuôn viên trang trại dành nuôi vịt
Chị Võ Thị Thu (40 tuổi), chủ quán bán thịt vịt ở TP.Quảng Ngãi bày tỏ: “Giống vịt Lạng Sơn mua về bán từ trang trại của anh Thuận giá cả “mềm”, chất lượng thịt rất ngon, dai… nên được khách ưa chuộng”.
Nói về hướng đi của vật nuôi này trong thời gian tới, anh Thuận không giấu giếm: “Tạm thời tôi không tăng số lượng đàn mà tập trung sử dụng thức ăn tự nhiên, có sẵn… để tạo chất lượng thịt của vịt nuôi cao hơn nữa”.
Theo Danviet
Ốc lông nhìn "hơi ghê" nhưng thịt khỏi chê
Khác với bề mặt ngoài vỏ phủ lớp lông tua tủa trông hơi gớm, thịt ốc lông có vị ngon không kém gì so với các loại ốc biển nổi tiếng và đắt tiền khác.
Những ngày này cũng là thời gian cao điểm vụ thu hoạch ốc lông của người dân ở nhiều vùng ven biển Quảng Ngãi, thuộc các huyện Mộ Đức, Đức Phổ, Bình Sơn.... Theo đó cứ vào sáng sớm, ngư dân lại í ới gọi nhau mang kính lặn, vợt rồi chèo thuyền hay đi ghe máy ra khu vực gành, rạn đá ngầm, san hô... ở gần bờ để lặn bắt ốc lông.
Ghe ngư dân Đức Minh đi lặn ốc lông trên đường về bến
Ốc lông, hay còn gọi là ốc nhung có kích cỡ to bằng khoảng một nửa cổ tay người lớn, với vẻ bề ngoài thoạt nhìn khá giống con ốc nhảy. Tuy nhiên trên bề mặt vỏ phía ngoài của nó có phủ nhiều lông ngắn, nhỏ li ti làm những ai nhìn và sờ vào có cảm giác "hơi ghê".
Bề ngoài của ốc lông có nhiều lông nhỏ li ti nhìn hơi ghê, nhưng thịt rất ngon
Tuy nhiên khác với vẻ ngoài xấu xí, ốc lông có thịt thơm ngon, giòn, béo... không kém gì những loại ốc được xem là đắt tiền và "cao cấp" khác. Đặc biệt khi chế biến, thịt của ốc lông không hề bị teo đi như nhiều đồng loại của nó.
Ốc lông ngay sau khi ngư dân lặn mang về được đổ ra ngay trên bãi biển
Lựa sơ để phân loại với các loại ốc khác
Với kinh nghiệm hơn 10 năm đi lặn bắt ốc lông, ngư dân Võ Thanh Tùng (41 tuổi, quê ở xã Đức Minh, huyện Mộ Đức) cho biết: "Trừ những ngày sóng to, biển động làm nước đục... thì ốc lông có thể lặn bắt được quanh năm".
Cân bán ốc lông ngay trên bãi biển
Dù thịt khá ngon, nhưng giá ốc lông bán khá rẻ, chỉ từ 20.000-40.000 đồng/kg
"Tùy theo sức, thời gian lặn của từng người và vị trí của từng khu vực biển mà số lượng ốc lông bắt được khác nhau. Riêng ở đây mỗi ngày ra khơi lặn từ 4-5 giờ/ngày (từ 6-11 giờ) thì cũng kiếm được 5-7 kg/người. Tuy nhiên không ít buổi "vô mánh" gặp nơi có nhiều thì được trên 10 kg/người', ông Tùng tâm sự.
Được biết tuy thịt khá ngon và hiện ngày càng được nhiều người ưa chuộng, thế nhưng hiện giá bán ốc lông khá rẻ, chỉ từ 20.000-40.000 đồng/kg ốc lông sống.
Theo Danviet
Nửa đêm lội suối bắt khé Loài khé hay còn gọi là cua đá thường sống trong các khe suối ở miền Tây xứ Nghệ. Khé thường ra khỏi hang ban đêm để đi kiếm ăn, đây là thời điểm "vàng" để bắt chúng. Loài khé có thân lớn hơn cua đồng, thịt thơm, ngọt nên từ lâu đã được người dân vùng cao ưa thích. Khé thường kiếm...