Cho vay thì dễ nhưng để đòi 1 triệu đồng từ bạn thân, cô gái phải đánh đổi bằng máu và nước mắt khiến dân mạng phẫn nộ
Quả thực là tiền cho người khác vay thì dễ nhưng đến lúc đòi lại thì không phải khi nào cũng thuận lợi.
Người ta thường nói, có tiền cho vay thì dễ nhưng đến khi đòi lại thì chưa chắc đã như vậy. Đã có bao nhiêu chuyện vì đồng tiền mà bạn bè bao năm trở mặt, mất tiền mất cả tình bạn.
Những chuyện này vẫn được kể nhan nhản trên mạng xã hội như một lời nhắc nhở mọi người nên chọn mặt cho vay.
Thế nhưng không phải ai và bất cứ lúc nào chúng ta cũng giữ được sự cảnh giác. Mới đây, câu chuyện một cô gái phải khổ sở mới đòi lại được 1 triệu đồng cho bạn thân vay 2 năm lại một lần nữa khiến nhiều người ngẩm.
Câu chuyện đòi nợ của cô gái khiến nhiều người bức xúc.
Cụ thể, T. có người bạn thân cả hơn chục năm trời. Năm 2016, cô cho bạn vay một lần 1 triệu và một lần khác hơn 1 triệu. Sau đó, cô bạn có thuê người bạn kia làm shipper để trừ nợ. Tuy nhiên, điều đáng nói là người bạn T. quá trảo trở. Sau khi biết mối hàng, người đó cướp luôn mối, chuyển sang bán hàng và cướp khách của T.
“ Thôi cái này thì bạn kiếm được tiền thì mình mừng cho bạn, mình chưa chửi nó câu nào và hỏi lấy lại số tiền đã vay thì nó không trả. Sau đó nó chuyển sang bán mỹ phẩm, mình cũng sân si mua hàng và kêu nó trừ nợ nhưng nó vẫn tính tiền bình thường, còn tặng lọ trị mụn ghi giá 1 triệu nhưng thực chất là 300 nghìn bảo trừ vào nợ và kêu khó khăn…
Nó chuyển bán loại hàng khác, mình giúp đỡ, mỗi ngày kéo thêm cả chục đơn, lãi mỗi đơn ít nhất 50 nghìn. Vậy mà mình đề cập trả nợ thì nó bảo: “Tao không trả. Tao tuyên bố không trả”.
Video đang HOT
Tiền nợ đòi được thì tình bạn cũng mất mà cả cô gái và người yêu đều phải đổ máu.
Mình tìm đến tận nhà đòi thì nó đánh mình, đấm bụp bụp như đàn ông, mẹ nó giữ tay nên mình không đánh lại được. Mình ngã vào chậu cây vỡ tan tành. Người yêu thấy tiếng đổ vỡ chạy lên, thấy mình bị đánh thì cũng nhảy vào choảng nhau. Đứa kia tay cầm đồ đâm sượt người yêu mình cái, máu bắn tung toé ra”.
Cuối cùng sau khi đòi nợ được số tiền 1 triệu đồng thì cả cô gái và người yêu đều phải đổ máu.
Câu chuyện này sau khi được chia sẻ trên mạng xã hội đã nhanh chóng nhận được sự chú ý của nhiều người. Hầu hết ý kiến đều lên tiếng chỉ trích người bạn của cô gái nhưng một số ý kiến cũng cho rằng, trong trường hợp này cô gái đã quá tin người và quá nhiệt tình với bạn bè.
Ảnh minh hoa.
“Bạn của bạn tráo trơ quá, kiểu trơ trẽn ấy”, bạn T.N chia sẻ.
“Bạn của bạn trơ trẽn quá nhưng đã thế bạn nên tránh xa ngay từ đầu. Đã thấy nó thái độ thế thì thôi cạch ra luôn, coi như mình đánh rơi 1 triệu bạc, làm gì mà cứ đeo đuổi mãi món nợ nhỏ thành ra mình cũng nhỏ nhen”, bạn T.L chia sẻ.
“Đúng rồi đã biết thế thì nghỉ chơi thôi, cần gì phải giúp đỡ tìm khách này nọ. Những người đã trơ trẽn như vậy họ cũng không biết ơn bạn đâu”, một nickname khác lên tiếng
Phi Phi
Theo saostar
Vay trực tuyến lãi cắt cổ 100%/tháng: Không thể cấm?
Không chỉ là vay lãi suất 30-50% một tháng, người cho vay nếu "hét" lãi suất tới 100% một tháng thì hiện cũng không có quy định nào để quản lý.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu đã nêu cảnh báo này tại buổi công bố báo cáo kinh tế quý 3 sáng 10/10.
Nhắc tới thông tin hình thức cho vay trực tuyến lãi cắt cổ tới 700%/một năm thời gian gần đây, ông Hiếu cho rằng, đây là một hình thức cho vay ngang hàng (P2P). Nếu như truyền thống, người có nhu cầu vay tiền sẽ tới ngân hàng thì hiện tại, công nghệ thông tin sẽ kết nối người có tiền và người cần vay tiền. Điều này theo ông lý giải giống như dịch vụ Uber và Grab trong giao thông.
Điều này mặc dù đã có ở các nước khác khoảng 5 năm nay nhưng với Việt Nam, đây là việc mới được nhắc tới nhiều trong năm nay. Điều này cũng đồng nghĩa hiện có khoảng trống về vấn đề trên vì chưa có các quy định pháp luật tương ứng.
"Tôi tới ngân hàng, công ty tài chính vay thì được quy định trong Luật các tổ chức tín dụng nhưng vay một người nào đó được giới thiệu qua dịch vụ vay ngang hàng thì chưa có luật quy định", vị chuyên gia nói.
Việc thỏa thuận vay giữa hai người, lãi suất không chỉ vài chục phần trăm, có khi 100% thì hiện cũng không có quy định cụ thể.
Ông cũng nhắc tới việc, các giao dịch dân sự thì được quy định tại Luật Dân sự. Tuy nhiên, vấn đề là ngay cả Luật Dân sự hiện cũng bỏ ngỏ về nội dung này.
Việc cho vay ngang hàng theo ông là không thể cấm. Quy định chỉ có thể cấm với hành vi một người dùng thủ đoạn đòi nợ để chiếm đoạt tài sản. Ngược lại, việc thỏa thuận vay giữa hai người, lãi suất không chỉ vài chục phần trăm, có khi 100% thì cũng không có quy định cụ thể.
"Tôi chưa thấy vụ nào được đưa ra tòa vì cho vay nặng lãi", ông bày tỏ.
Tuy nhiên, vị này cảnh báo, vấn đề cần làm ngay hiện tại là đưa cá nhân cho vay vào khuôn khổ vì thực tế đã chứng kiến không ít người bị nhóm xã hội đen thu hồi nợ phi pháp hay tình trạng "vỡ nợ". Điều này tạo ra hệ lụy xấu trong xã hội.
Quan trong nhất, theo ông là Chính phủ, Quốc hội cần có quy định tạm thời trước khi sửa Luật về vấn đề này. Ví dụ như: vay giữa các cá nhân thì lãi suất bao nhiêu, phương pháp trả nợ ra sao, cách thu hồi nợ như thế nào.
Ông cũng nhắc tới việc mới đây Ngân hàng Nhà nước đã lên tiếng rằng cơ quan này không chịu trách nhiệm vấn đề vay cắt cổ trên mạng. Ông cho rằng, cần phải tính tới một cơ quan quản lý việc cho vay ngang hàng, có thể là Bộ Tài chính, Công Thương hoặc một cơ quan nào đó.
Theo Danviet
Ôm nợ vì tham lãi cao Nhiều người ở 2 tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk đang phải ôm những khoản nợ lớn vì con nợ biến mất với số tiền cho vay được hứa hẹn trả lãi suất cao. Bà Phương đọc lại số nợ bà Lan đã vay Gần 1 năm qua, bà Nguyễn Thị Hà (SN 1959, ở xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk...