Cho vàng cưới xong… đòi lại
Tôi nghiêng người định vòng tay qua ôm mẹ thay lời xin lỗi, nhưng vết mổ đau nhói nên phải nằm yên mà nghe hối hận dâng trào.
Ngay ngày “nhị hỉ”, mẹ chồng đã gọi vợ chồng chúng tôi ngồi lại và bảo:
- Vợ thằng Tâm à, cho mẹ xin lại sợi dây chuyền nhé! Hôm qua mẹ cho con bông, dây là để cho con nở mặt nở mày thôi, chứ mẹ bốn thằng con trai, cưới vợ chỉ cho một đôi bông thôi à.
Tôi chưa hết ngỡ ngàng thì chồng e dè:
- Mẹ ơi… đó là với các anh, còn con là trai út, mai này vợ con chăm sóc cha mẹ già, thờ phụng ông bà, cho vợ con hơn các chị cũng được mà mẹ?
- Ô hay! Thằng bé này mới cưới vợ một ngày mà bắt đầu cãi mẹ xoen xoét rồi sao?
- Con không có cãi. Con chỉ nói ra ý kiến con thôi.
- Ý kiến con hơn lời mẹ dạy à?
Tôi đã hiểu lầm mẹ chồng suốt thời gian dài. Ảnh minh họa
Thấy vụ việc sẽ to ra nên tôi dịu giọng:
- Dạ, mẹ bảo sao con nghe vậy ạ. Tình vợ chồng còn dài chứ đâu phải có sợi dây chuyền là lạt phai tình cảm ạ?
Video đang HOT
- Ờ, con bé Vân nó ngoan đó!
Mẹ chồng cười mãn nguyện.
Tôi trở vào phòng lấy sợ dây chuyền ra trả mẹ mà ấm ức trong lòng. Rồi tôi sẽ ăn nói với cha mẹ tôi thế nào về món trang sức cưới vừa trao tay hôm qua, hôm nay đã trả lại này?
Thấy tôi không vui, chồng cứ theo an ủi và chọc ghẹo cho tôi cười. Nhưng tôi vẫn không nuốt trôi cục tức này. Cha chồng mất từ lâu, mẹ một mình nuôi dạy bốn con trai. Gian nan vất vả biết bao nhiêu nên con của mẹ mới nên người. Dù công việc không cao sang nhưng các anh chồng tôi đều có việc làm ổn định, có một mái nhà riêng dù nhỏ nhưng ấm áp. Đó là sự kỳ công của mẹ. Nhưng sao có thể vì sự kỳ công đó mà đòi lại trang sức cưới đã cho chứ?
Vì việc đòi lại vàng cưới mà tình cảm của tôi dành cho mẹ đã có vết nứt. Ảnh minh họa
Trước cưới, chồng bảo là chúng tôi sẽ không bao giờ có chuyện ra riêng, vì mẹ chỉ còn một mình. Tôi biết thân dâu út cực đến mức nào. Một năm mấy cái giỗ, bao cái tiệc, mấy khi mẹ ốm đau… đều một tay dâu út lo liệu. Nhưng vì yêu anh, tôi chấp nhận tất cả, chỉ là vụ cho vàng cưới rồi… đòi lại thì thật ngoài sức tưởng tượng.
Một thời gian dài, tôi “né” về thăm cha mẹ ruột, vì sợ cha mẹ không thấy tôi đeo dây chuyền sẽ hỏi. Mãi sau này hơn cả năm, vợ chồng làm lụng sắm lại được sợ dây, tôi mới dám về nhà cha mẹ thường hơn.
Thế nhưng tình cảm giữa tôi và mẹ chồng đã có một vết nứt, dù khi tôi bầu bì, mẹ hết lòng chăm sóc từ miếng ăn, giấc ngủ nhưng sự oán hờn trong lòng tôi về sợi dây chuyền cưới vẫn không nguôi. Tôi chỉ nói chuyện với mẹ chồng những câu cần thiết, những lúc cần thiết chứ không thể tâm sự cho tình mẹ con gần gũi được.
Mấy tháng cuối thai kỳ của tôi “có biến”, bao tiền bạc, vàng vòng vợ chồng dành dụm đều mang ra để dưỡng bầu. Ngay cả đôi bông tai ngày cưới cũng bán đi để lấy tiền cho những chuyến thăm khám hàng tuần.
Ngày tôi trở dạ, trong túi chồng không còn đồng nào, bạn bè toàn công nhân cả, có mượn nợ cũng chẳng được là bao. Vậy rồi mẹ chồng vào viện, lặng lẽ đóng hết các khoản viện phí, mua sắm thêm ít vật dụng sản phụ, mua cả lon sữa non dành cho bé khi mẹ chưa kịp có “sữa về”.
Mẹ vuốt tóc tôi mà những giọt lệ già nua rưng rưng. Ảnh minh họa
May mắn tôi mẹ tròn con vuông. Mẹ cầm tay tôi run run chúc mừng:
- Đàn ông đi biển có đôi, đàn bà đi biển mồ côi một mình. Mừng con đã an toàn, đừng giận mẹ nữa nhé, cầm số tiền này lo mà ăn ngon ngủ kĩ cho cháu nội của mẹ đủ sữa bú nha!
- Dạ thôi ạ… nhiều quá, con không dám nhận…
- Của con chứ của ai mà không dám nhận? Mẹ biết con hiểu lầm mẹ suốt hai năm nay. Sợi dây chuyền ba chỉ vàng đó, mẹ “mượn” lại là vì sợ tụi con trẻ người non dạ nên xài hết. Bây giờ mẹ bán ra, lấy tiền cho con sinh nở, là của con chứ có phải của mẹ đâu?
Sản phụ không được khóc, nhưng không hiểu sao nước mắt ở đâu cứ tràn về trên mi tôi. Tôi nghiêng người định vòng tay qua ôm mẹ thay lời xin lỗi, nhưng vết mổ đau nhói nên phải nằm yên mà nghe hối hận dâng trào.
Mẹ chồng vuốt mấy sợi tóc lòa xòa trên mặt tôi, giọt lệ già nua của mẹ cũng vừa chực rưng rưng.
Theo phunuonline.com.vn
Thông gia xót con trách móc, mẹ chồng liền nói thẳng: "Không có sữa cho con bú thì cần gì phải tẩm bổ, ăn ngon"
Mỗi lần như vậy, mẹ chồng em lại than thở với những người nằm giường kế bên em: "Người ta ăn rau ăn mắm cũng khỏe. Con dâu nhà tôi thì đến chán, lúc nào cũng yếu như sên".
Sau khi sinh con, em gần như bị trầm cảm. Nhà mẹ đẻ ở xa nên em không thể nhờ vả được bố mẹ. Ở nơi đất khách quê người này, ai cũng đối xử tệ bạc với em. Ngay cả người mà em từng thương yêu nhất giờ đây cũng chỉ biết nghe lời mẹ mà hằn học với em.
Trước đây tình cảm của em với mẹ chồng khá tốt. Có lẽ vì ngày đó, em mới chỉ yêu chồng mình và thường xuyên gửi quà cáp về nên mẹ chồng em mới quý mến. Cưới xong, mẹ chồng em nói thẳng với dâu mới: "Con đưa vàng cưới cho mẹ giữ. Các con còn trẻ, chưa biết quý trọng đồng tiền". Em biết mẹ chồng muốn lấy tiền của mình nên đã từ chối khéo. Vậy là từ đó, mẹ chồng đối xử với em khác hẳn.
Chỉ đơn giản là chuyện chào hỏi cũng thành một vấn đề lớn. Em đi làm về, chào lớn thì mẹ chồng bảo điếc tai, chào nhỏ bà lại nói em không có miệng, không biết chào.
Cơ thể em không được khỏe mạnh như những người khác, lúc mang bầu lại càng yếu hơn. Có thai được 5 tuần thì em phải nằm viện 3 lần. Mỗi lần như vậy, mẹ chồng em lại than thở với những người nằm giường kế bên em: "Người ta ăn rau ăn mắm cũng khỏe. Con dâu nhà tôi thì đến chán, lúc nào cũng yếu như sên".
Sau lần thứ 3 phải nằm viện giữ thai, em nghỉ việc để ở nhà tĩnh dưỡng. (Ảnh minh họa)
Sau lần thứ 3 phải nằm viện giữ thai, em nghỉ việc để ở nhà tĩnh dưỡng. Quyết định thôi việc là điều khiến em ân hận đến tận bây giờ. Nói là dưỡng thai nhưng mẹ chồng đùn đẩy cho em hết mọi việc trong nhà. Em nói chuyện với chồng thì anh gắt lên: "Có mỗi việc nhà mà em cũng kêu ca. Em tưởng trên đời này mình em có bầu à?".
Em chẳng còn ai đứng về phía mình. Đến ngày đi đẻ còn phải lau nhà, quét dọn từ tầng 1 đến tầng 3 cho thật tươm tất rồi mới xách giỏ vào viện. Vì sức khỏe yếu nên em không đẻ được, bác sĩ chỉ định mổ.
Truyền nhiều kháng sinh trong người, em gần như không có sữa. Những ngày trong viện, thấy mẹ chồng bế con xin người khác sữa, em xót con và trách bản thân vô cùng. Trở về nhà, em cố gắng kích sữa không quản ngày đêm.
Thế nhưng để kích sữa thành công, tâm lý cũng quan trọng lắm. Em thì ngày nào cũng rơi nước mắt vì chồng vô tâm, mẹ chồng quá quắt. Chồng em chẳng dành thời gian chơi với con được bao nhiêu, về đến nhà là anh lao vào điện thoại. Mẹ chồng em thì kiêng cho con dâu được vài ngày rồi cũng bắt em phải dậy làm việc.
Đôi lúc em cảm thấy số phận mình thật hẩm hiu. (Ảnh minh họa)
Sáng nay mẹ em bất ngờ lên thăm. Nhìn thấy mâm cơm cữ của em, mẹ em ái ngại hỏi thông gia: "Chị ơi, cháu nó ăn thế này bảo sao không có sữa cho con bú hả chị?". Mẹ chồng tôi chẳng nể nang gì mà nói thẳng luôn: "Không có sữa cho con bú nên cần gì phải tẩm bổ, ăn ngon".
Mẹ em tự ái xin cho mẹ con em về ngoại thì mẹ chồng tôi nhất quyết không cho. Chiều nay mẹ về, em thấy mẹ vừa bước ra khỏi cửa đã lau vội nước mắt vì thương con. Đôi lúc em cảm thấy số phận mình thật hẩm hiu. Lỡ sa chân vào gia đình chẳng ra gì, lại gặp phải người chồng không biết thương vợ. Em không biết rồi những tháng ngày sau này họ sẽ đối xử với em thế nào đây.
Theo afamily.vn
Vàng cưới về tay ai? Không ít trường hợp, mới về sống chung, đôi vợ chồng son đã "cơm chẳng lành canh chẳng ngọt", chuyện quyền sở hữu và chia chác vàng cưới sớm được đặt ra. "Thôi... thì trả của lại đây" là bi kịch của nhiều cặp ly hôn xanh. Vàng là món quà vật chất - tinh thần mà tất cả các đấng sinh thành...