Chợ “tử thần” Kim Biên: Thứ gì cũng có!
Dù đã có thông báo rà soát, nghiên cứu phương án di dời (hoặc cải tạo) các cơ sở kinh doanh hóa chất không đảm bảo an toàn về PCCC, tình hình buôn bán hóa chất sỉ và lẻ vẫn đang diễn ra hết sức tràn lan và ẩn chứa nhiều nguy hiểm trên địa bàn TPHCM.
Kim Biên là ngôi chợ nổi tiếng ở TPHCM chuyên kinh doanh hóa chất. Được thành lập từ năm 1965, sau hơn 50 tồn tại, chợ Kim Biên được người dân gọi là chợ “tử thần” bởi tình hình kinh doanh hóa chất ở đây khá phức tạp.
Toàn khu chợ có hàng chục cửa hàng hóa chất. Đa số các cửa hàng ở đây đều không đáp ứng đủ những điều kiện kinh doanh hóa chất, ngoại trừ có giấy phép đăng kí kinh doanh. Theo tiết lộ của một tiểu thương, từ chất hóa học dùng trong thí nghiệm đơn giản, chất phụ gia thực phẩm, chất phụ gia công nghiệp… đến các loại hóa chất bị cấm kinh doanh như hàn the, chất tạo nạc cho heo, chất ủ trái cây chín nhanh… ở chợ Kim Biên đều có bán.
Hóa chất bày bán ở chợ Kim Biên được dựng trong thùng nhựa, không ghi rõ nhãn mác hay hướng dẫn sử dụng
Điều đáng nói là hóa chất khi được bày bán đều được đựng trong thùng, can, chai nhựa, không nhãn mác, hay hướng dẫn sử dụng. Khi khách hàng đến mua, chủ cửa hàng lấy hóa chất vào túi nilon rồi đưa khách mang về. Tiểu thương này cho biết: “Chúng tôi bán hóa chất ở đây mấy chục năm rồi, có xảy ra chuyện gì đâu”.
Ông Phan Ngọc Lâm (41 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương), một khách hàng mua hóa chất ở chợ Kim Biên cho biết, nhà ông có vườn trái cây nên phải thường xuyên đến đây mua chất ủ chín trái cây, vì ở đây… “thứ gì cũng có”.
Sau vụ nổ do hóa chất ở công ty Đặng Huỳnh hồi tháng 10/2014, khiến 3 người chết và nhiều căn nhà hư hỏng, UBND Q.5, TPHCM đã kiên quyết di dời chợ Kim Biên về một Trung tâm thương mại gần đó nhằm đảm bảo an toàn. Nhưng do sự không đồng thuận của các tiểu thương, chủ trương này vẫn nằm trên giấy và tình trạng mua bán ở đây vẫn tiếp tục diễn ra.
Video đang HOT
Ngoài chợ Kim Biên, TPHCM còn có rất nhiều cơ sở kinh doanh hóa chất không đảm bảo an toàn khác. Giống như chợ Kim Biên, hóa chất bày bán trên tuyến đường Tô Hiến Thành, Q.10 rất đa dạng về chủng loại, xuất xứ và được đựng trong thùng nhựa, túi nilon, chai, lọ, can, không nhãn mác… Tình hình buôn bán ở đây cũng rất tấp nập. Đa số khách hàng đều đến mua hương liệu, phẩm màu thực phẩm.
Các chủ cơ sở hóa chất ở đây cho biết, những năm gần đây, các loại như phẩm màu, hương liệu thực phẩm chủ yếu được các tiểu thương nhập từ Trung Quốc về bởi “hương liệu của Trung Quốc rất đa dạng và được ưa chuộng”.
Trên tuyến đường Tô Hiến Thành, các loại phẩm màu, hương liệu rất đắt khách
Hóa chất là một loại hàng hóa đặc biệt. Tuy nhiên, có không ít cơ sở kinh doanh hóa chất vì lợi nhuận mà không đảm bảo những quy định về an toàn. Tại TPHCM, thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ cháy, nổ nghiêm trọng gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Tính riêng trong năm 2014, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 301 vụ cháy nổ; khiến 26 người chết và 27 người bị thương.
Nhằm hạn chế tối đa số vụ cháy nổ trên địa bàn, UBND TPHCM vừa đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương tổ chức rà soát, nghiên cứu phương án di dời (hoặc cải tạo) các cơ sở không đảm bảo an toàn về PCCC và điều kiện thoát nạn. Đặc biệt chú ý các công trình tập trung đông người như chợ; nhà cao tầng; cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến hóa chất, hàng hóa dễ cháy nổ…
Công Quang – Lê Nhiều
Theo Dantri
Nguồn phóng xạ được quản lý... trên giấy tờ (!)
Ông Nguyễn Kim Trường - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - cho biết, Đoàn kiểm tra của Sở có kiểm tra định kỳ Nhà máy thép Pomina 3 nhưng chỉ kiểm tra hồ sơ giấy tờ vì thời điểm đó dây chuyền sản xuất thép đang hoạt động.
Công tác tìm kiếm nguồn phóng xạ Co-60 bị thất lạc vẫn đang được tiến hành
Theo kết quả kiểm tra, các thiết bị của hệ thống dây chuyền vẫn đầy đủ. Thời điểm kiểm tra còn có chữ ký xác nhận của ông Đào Đức Hùng - nhân viên an toàn bức xạ của nhà máy (nay đã nghỉ việc).
Phó Giám đốc Sở KH&CN cho biết, thời điểm kiểm tra, nhà máy thép đang hoạt động nên không thể yêu cầu dừng lại để kiểm tra các thiết bị của dây chuyền sản xuất. Đoàn kiểm tra chỉ xem hồ sơ và sau đó đo đạc mức phóng xạ, vẫn đảm bảo an toàn.
Trong khi đó, Nhà máy thép Pomina 3 cũng phủ nhận lời khai của ông Hùng về việc nguồn phóng xạ bị mất từ tháng 11/2014. Phía nhà máy thép cho biết, vào tháng 12/2014 - thời điểm Đoàn kiểm tra của Sở KH&CN đi kiểm tra định kỳ - nguồn phóng xạ Co-60 vẫn còn và có biên bản kiểm tra hẳn hoi.
Ông Nguyễn Kim Trường cho biết thêm, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có khoảng 38 cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ để sản xuất trong công nghiệp và có tới 500 nguồn phóng xạ.
Liên quan đến vấn đề quản lý, kiểm soát nguồn phóng xạ, ông Lê Thanh Dũng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - cho biết, thời gian tới sẽ rà soát những cơ sở có nguồn phóng xạ và tiến hành gắn thiết bị định vị.
Nhiều khả năng nguồn phóng xạ vẫn nằm trong nhà máy thép
Trong khi đó, trao đổi với báo chí, Đại tá Bùi Văn Thảo - Phó Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu - nhận định: "Khả năng mua bán nguồn phóng xạ để hại người là rất thấp. Nhiều khả năng nguồn phóng xạ vẫn đang nằm trong nhà máy thép".
Tính đến thời điểm hiện tại, công tác triển khai tìm kiếm nguồn phóng xạ vẫn đang tiếp tục, tập trung vào các điểm thu mua ve chai trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó cũng tính toán đến khả năng mở rộng địa bàn tìm kiếm qua Bình Dương, Đồng Nai, TPHCM.
Trong thời gian tới, Cơ quan Cảnh sát điều tra sẽ lấy lời khai của một số cá nhân liên quan đến việc thất lạc nguồn phóng xạ Co-60 để làm rõ sự việc và trách nhiệm. Nếu quả thật nguồn phóng xạ mất vào tháng 11/2014 như lời khai của ông Đào Đức Hùng, Cơ quan điều tra sẽ phải làm rõ nguyên nhân tại sao nhà máy thép Pomina 3 lại thông báo trễ. Từ những chứng cứ thu thập được sẽ xử lý các đơn vị, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Trong những ngày qua cũng có một số tin báo về vật khả nghi nguồn phóng xạ đang tìm kiếm. Trong đó có tin báo của một công nhân máy xúc báo trong quá trình xúc than có phát hiện một vật khả nghi là nguồn phóng xạ. Tuy nhiên qua xác minh đó là bình chữa cháy cũ.
Cơ quan điều tra cũng loại trừ khả năng nguồn phóng xạ đang nằm trong bãi rác ở xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành, bởi thời gian mất và thời gian nhìn thấy vật khả nghi nguồn phóng xạ có sự chênh lệch nhau.
Nếu trong thời gian tới không tìm được nguồn phóng xạ sẽ lên phương án tìm kiếm lâu dài. Phía công an tỉnh cũng sẽ kiến nghị cơ quan chức năng có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn đối với các nguồn phóng xạ hiện tại có trên địa bàn. Trách nhiệm và cách xử lý sẽ được xem xét tính toán khi cơ quan điều tra làm rõ vụ việc. Trước mắt sẽ tập trung vào công cuộc tìm kiếm nguồn phóng xạ đang bị thất lạc.
Nguyễn Nam
Theo Dantri
Hà Nội tiếp tục chặt hạ cây nguy hiểm trong mùa mưa bão Để bảo đảm tính mạng, tài sản của người dân, ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội - yêu cầu Sở Xây dựng khảo sát, đánh giá để thay thế những cây nguy hiểm có nguy cơ đổ gãy trong mùa mưa bão. Ngày 9/4, UBND thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ...