Cho trẻ uống siro ho thoải mái có thể ảnh hưởng đến thần kinh
Đánh giá quá cao độ “lành tính” của siro ho có thể khiến bạn gặp rắc rối khi trị ho cho con trẻ.
Ảnh minh họa: Internet
Không hoàn toàn từ thảo dược
Gắn mác Đông y, siro ho đã lấy được niềm tin từ các ông bố, bà mẹ về độ an toàn của nó khi dùng cho trẻ em. Sự thật thì siro ho không thuần khiết là sản phẩm Đông y như chúng ta nghĩ. Không phủ nhận đa phần các thuốc siro chống ho đều được bào chế từ thảo dược.
Nhưng nếu chỉ có thảo dược thì cần khá nhiều thời gian mối mang lại hiệu quả điều trị (có thể kéo dài vài tuần). Để tăng tốc, các công ty dược đã cố tình cho thêm một số hoạt chất tây y, phổ biến nhất là natri benzoat (một loại thuốc long đờm). Những hoạt chất này nhìn chung khá lành tính, ít gây độc. Nhưng dù sao nó cũng khiến cho siro không còn thuần khiết Đông y nữa.
Vẫn cần chú trọng liều lượng
Video đang HOT
Đa phần các bà mẹ thường lo ngại khi cho trẻ uống thuốc viên (vì sợ tác dụng phụ) nhưng lại khá thoải mái và dễ dãi với siro, cứ ho là cho con uống. Một phần bắt nguồn từ quan niệm, siro ho có nguồn gốc đông y nên sẽ ít tác dụng phụ và an toàn hơn thuốc tây.
Thực tế thì siro cũng là thuốc nên cũng nếu tùy tiện sử dụng cũng có thể gây hại và không phải “ho dạng nào cũng trị được”. Ví dụ: Trẻ bị ho do viêm mũi thì không dùng siro chống ho dạng bổ phế vì bản chất những thuốc này làm long và tiêu đờm trong phế quản. Còn trong trường hợp này bé bị ho là do nước mũi chảy từ cửa mũi sau xuống họng, chỉ cần dùng thuốc nhỏ mũi là hết.
Mặt khác, trong siro chống ho cũng có những thành phần dược lý giống như trong thuốc viên (chỉ có một điểm khác là được làm loãng để giảm nồng độ thuốc), nên nó cũng có thể gây ra tác dụng phụ nếu lạm dụng. Và thảo dược cũng có thể gây hại nếu sử dụng quá liều. Thực nghiệm với cây bách bộ (được dùng để bào chế siro chống ho) cho thấy: Dùng rượu ngâm bách bộ 1/10 (1 phần bách bộ, 10 phần rượu) phun vào con rận hay con rệp, chúng bị chết chỉ sau một phút. Chứng tỏ nó cũng có khả năng gây hại trên con người nếu dùng sai liều lượng.
Có thể ảnh hưởng đến thần kinh
Thông thường các loại siro ho có chứa một loại thảo dược có tác dụng an thần nhẹ hoặc có tác dụng ức chế thần kinh trung ương để giảm ho. Các hoạt chất trong các loại thảo dược này ngấm vào não bộ, gây ức chế để mang lại tác dụng an thần. Tuy nhiên, nó đồng thời cũng gây ra những tác động làm giảm sự phát triển thần kinh trẻ em. Tác hại phụ thuộc vào liều lượng lớn hay nhỏ và thời gian dùng dài hay ngắn.
Tiếp tục lấy ví dụ về cây bách bộ, hoạt chất stemonin trong cây này có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, ức chế trung tâm ho nên làm giảm ho. Nhưng chất này cũng được chứng minh là có tác dụng một số trung tâm khác của não bộ, khi dùng dài ngày có thể làm giảm sự kết nối thần kinh trong giai đoạn đầu đời của trẻ.
Theo SKGD
Cách dùng tâm sen chữa bệnh
Tâm sen là chồi mầm nằm trong hai lá mầm (hạt sen), có màu xanh, tên thuốc y học cổ truyền gọi là liên tâm hay liên tử tâm, có vị đắng, tính hàn, không độc.
Có tác dụng thanh tâm, an thần, chữa mất ngủ, khát nước sau đẻ do hư nhiệt, giải nhiệt, trừ cảm nắng. Thường dùng đơn độc hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Cách dùng như sau:
An thần, gây ngủ: Tâm sen 5g, lá vông 20g, táo nhân 10g, hoa nhài tươi 10g. Tâm sen sao thơm; táo nhân sao đen, đập dập; lá vông sấy khô, tán bột. Tất cả trộn đều, hãm với 1 lít nước, cho hoa nhài vào khi nước thuốc còn ấm, rồi uống làm nhiều lần trong ngày.
Chữa mất ngủ do nóng trong, tiểu ít: Tâm sen 8g, cam thảo 5 tán bột, hãm với nước sôi uống trong ngày.
Chữa khó ngủ, tâm phiền, hồi hộp, lo âu: Tâm sen 8g, hạt muồng 20g sao khô, mạch môn 15g, hãm uống thay trà trong ngày. Kiêng cà phê, nước chè đặc.
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, phòng chống rối loạn nhịp tim: Tâm sen 3g cho vào cốc, đổ nước sôi hãm 10 - 15 phút. Ngày uống 1 - 2 lần. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, tâm sen có tác dụng hạ huyết áp thông qua cơ chế làm giãn cơ trơn thành mạch máu và giảm trở lực huyết quản, phòng chống rối loạn nhịp tim, cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim nhờ khả năng làm giãn thành mạch máu, giảm lượng tiêu thụ ôxy của cơ tim và cải thiện lưu lượng tuần hoàn động mạch vành. Lưu ý không dùng cho người bị huyết áp thấp.
Thanh nhiệt, lương huyết, dưỡng tâm, an thần: Tâm sen 5g, gạo tẻ 100g, hai thứ đem ninh nhừ thành cháo, chế thêm một chút đường phèn, chia ăn vài lần trong ngày. Món ăn này có công dụng thanh nhiệt, lương huyết, dưỡng tâm, an thần, thích hợp dùng cho người già bị suy nhược cơ thể, hoa mắt chóng mặt, táo bón kéo dài...
Chữa ù tai, lưng đau, nước tiểu vàng, di tinh, mộng tinh: Tâm sen 8g, đậu đen 20g, thục địa 20g, khiếm thực 16g, hạt sen 16g, quả dành dành sao 12g, hạt hòe 10g. Sắc uống ngày một thang. 10 ngày là một liệu trình.
Lưu ý: Tâm sen tính hàn nên những người tỳ vị hư yếu, hay rối loạn tiêu hóa và đi lỏng mạn tính không được dùng. Không nên dùng tâm sen kéo dài để chữa mất ngủ mà cần đi khám chuyên khoa để được điều trị đúng.
Theo Suckhoevadoisong
Trầm cảm do suy nhược thần kinh Suy nhược thần kinh có những biểu hiện như: buồn chán, suy nghĩ bi quan, mất ngủ, mệt mỏi, hay cáu gắt và không quan tâm đến mọi thứ xung quanh... Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ rơi vào trạng thái trầm cảm, hậu quả xấu là xuất hiện những hành vi tiêu cực, thậm chí có ý nghĩ...