Cho trẻ sử dụng kháng sinh trị ho sẽ làm tăng khả năng bị bệnh trong tương lai
Việc cho trẻ sử dụng kháng sinh trị ho và trị cảm lạnh có thể làm gia tăng khả năng mắc lại những bệnh này nhiều hơn sau này.
Các nhà khoa học tại Đại học Oxford ở Anh cho biết, trrẻ em không nên được kê đơn thuốc kháng sinh khi ho và cảm lạnh vì nó làm tăng khả năng bị bệnh trong tương lai. Đều này là do kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn có lợi có thể giúp trẻ chập chững chống lại các mầm bệnh và nhiễm trùng khác.
Việc sử dụng nhiều kháng sinh cho trẻ sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh và giảm khả năng chữa bệnh sau này. Ảnh: Dailymail
Uống thuốc kháng sinh cũng làm tăng số lượng vi khuẩn kháng thuốc mà trẻ mang theo. Điều này có nghĩa là các loại thuốc sau này trẻ uống có thể có thuốc sẽ không còn có tác dụng.
Nghiên cứu dựa trên dữ liệu NHS cho 250.000 trẻ em từ một đến năm tuổi. Những người đã được kê hai hoặc nhiều đơn thuốc kháng sinh khi bị ho, cảm lạnh và viêm họng có khả năng nhập viện cao hơn 30% hoặc cần được chăm sóc y tế khác trong năm tiếp theo. Các bác sĩ đã kêu gọi các bậc cha mẹ hiểu rằng thuốc kháng sinh không có tác dụng đối với mọi trường hợp nhiễm trùng.
Tác giả nghiên cứu Oliver van Hecke cho biết: “Khi trẻ em uống nhiều kháng sinh hơn, khả năng tư vấn và kê đơn thuốc sau của bác sỹ khó khăn hơn để tìm ra loại thuốc phù hợp. Phần lớn các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em là do virus, tự giới hạn trong nhiều trường hợp không cần thiết phải sử dụng kháng sinh”.
Video đang HOT
Các bác sĩ đa khoa đã nhiều lần được yêu cầu giảm số lượng thuốc kháng sinh mà họ đưa ra trong bối cảnh lo ngại rằng việc lạm dụng kháng sinh đang gây ra một cuộc khủng hoảng.
Giáo sư Helen Stokes-Lampard, chủ tịch của Royal College of GPs, cho biết: ‘Các bác sĩ đa khoa cần nhận thức sâu sắc về những nguy cơ tiềm ẩn của việc kê đơn thuốc kháng sinh khi chúng không thực sự cần thiết”.
Cha mẹ hiểu con cái hơn bất cứ ai và nếu lo lắng về một vấn đề y tế hoặc bệnh tật dai dẳng nên cho trẻ đến các trung tâm y tế, bệnh viện lớn để khám bệnh và có được sự tư vấn của các bác sỹ.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy gần 40% đơn thuốc kháng sinh ở Anh được dùng cho những bệnh nhân không cần dùng chúng. Nhiều loại thuốc đã vô dụng chống lại vi trùng ngày càng kháng thuốc và càng sử dụng nhiều kháng sinh, siêu vi khuẩn càng mạnh.
Thanh Vân
Theo Dailymail/vietQ
Lo ngại siêu khuẩn kháng thuốc tại VN: Kiểm soát nhiễm chéo
Kết quả của một đề tài nghiên cứu khoa học do chuyên gia của Thụy Điển phối hợp với chuyên gia trong nước thực hiện tại VN về vi khuẩn kháng thuốc và nguy cơ nhiễm chéo trong Bệnh Viện (BV).
Bệnh nhân nặng nằm thở máy, điều trị kháng sinh cả tháng trời tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM - ẢNH: DUY TÍNH
TS-BS Cao Hưng Thái, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho rằng thông tin về siêu khuẩn kháng thuốc (nói trên) có thể là kết quả của một đề tài nghiên cứu khoa học do chuyên gia của Thụy Điển phối hợp với chuyên gia trong nước thực hiện tại VN về vi khuẩn kháng thuốc và nguy cơ nhiễm chéo trong BV.
Khi chưa có nghiên cứu đó thì Bộ Y tế đã triển khai nhiều hoạt động, các quy định về chống nhiễm khuẩn BV để kiểm soát nhiễm chéo trong BV.
PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết: "Về nghiên cứu của tổ chức nước ngoài cảnh báo nguy cơ "dịch" lây lan vi khuẩn đường ruột kháng kháng sinh trong BV, chúng tôi đang cho kiểm tra lại để xác định được các BV nào là "tâm điểm". Tuy nhiên, dù có hay không có khuyến cáo đó thì chống nhiễm khuẩn BV luôn được Bộ Y tế chú trọng và chỉ đạo các BV thực hiện nghiêm túc".
Theo GS-TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế, tại VN hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện giám sát ca bệnh nhiễm khuẩn BV, giám sát tuân thủ vệ sinh tay, giám sát tuân thủ các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn, vi sinh vật gây nhiễm khuẩn BV và kháng kháng sinh, từng bước chuẩn hóa công tác khử khuẩn, tiệt khuẩn, tăng cường vệ sinh BV.
Nhưng theo ông Tiến, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn của VN hiện vẫn còn nhiều thách thức do nguồn lực cho kiểm soát nhiễm khuẩn còn hạn hẹp, cơ sở vật chất, trang thiết bị tại nhiều BV chưa được quan tâm đầu tư đúng quy định.
Các giải pháp TS-BS Nguyễn Phú Hương Lan đưa ra gồm: phòng ngừa trong BV (kê toa thuốc kháng sinh đúng, hợp lý; kiểm soát nhiễm khuẩn) và tăng cường truyền thông để sử dụng kháng sinh đúng tại cộng đồng. Người dân khi có bệnh cần đi khám để BS cho toa, không tự ý ra nhà thuốc mua kháng sinh, dùng thuốc đủ liều, đúng cách theo BS hướng dẫn. Nếu uống không đủ liều thì vi khuẩn có cơ hội kháng thuốc...
TS-BS Nguyễn Phú Hương Lan cho biết thêm, 3 năm qua, tại BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM đã triển khai kiểm soát kháng sinh bằng công nghệ thông tin, đồng thời xây dựng ứng dụng để hỗ trợ BS tham khảo khi kê toa kháng sinh cho bệnh nhân.
"Thực tế khiến vi khuẩn kháng kháng sinh ở cộng đồng còn có lý do sử dụng kháng sinh bừa bãi trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản... Nếu con người ăn phải những thực phẩm có kháng sinh tồn dư cao thì cơ thể cũng sẽ mang những vi khuẩn kháng các loại kháng sinh này", TS-BS Hương Lan khuyến cáo.
BS Bạch Văn Cam, Chủ tịch Hội Hồi sức - cấp cứu TP.HCM, cho rằng cần truyền thông cho người bệnh bằng các kênh thông tin từ báo chí, bản tin ở các BV... về việc khi nào sử dụng kháng sinh, sự nguy hiểm kháng thuốc...
Các BS khuyến cáo: Hạn chế vào môi trường BV, cụ thể, hạn chế đi thăm bệnh đông, không để trẻ em vào BV, vì môi trường BV dễ làm lây nhiễm vi khuẩn, nhất là vi khuẩn kháng thuốc; khi đi thăm bệnh nhân ở BV về, cần rửa tay sạch sẽ.
Theo Thanh niên
Sau chuỗi ngày từ lúc con ho nhẹ, suy hô hấp đưa đi chụp X-quang trắng xóa, người mẹ trẻ lên tiếng cảnh báo nghiêm cấm người lớn làm điều này Tưởng chừng như chỉ là một cơn ho bình thường, nhưng bé Diệp Anh lại phải trải qua một hành trình chiến đấu kinh khủng với vi khuẩn kháng thuốc. Nguyên nhân có thể từ một nụ hôn. "Nụ hôn tử thần" vốn được nhắc đến rất nhiều trên các phương tiện truyền thông, nhưng ít ai biết là nó dễ gặp và...