Cho trẻ “ăn” thuốc phiện để… phòng tiêu chảy?
Nhiều gia đình quan niệm rằng khi trẻ em mới sinh, nếu cho mút một chút thuốc phiện bé sẽ “chắc dạ”, ít bị các bệnh về đường ruột. Điều này vô cùng nguy hiểm vì có thể dẫn đến ngộ độc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
Cách đây ít ngày, một bé gái 7 ngày tuổi ở Hà Nội đã phải nhập viện tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai với biểu hiện tím tái, ngừng thở. Đáng nói là ở thời điểm bé lên cơn ngừng thở, qua khám lâm sàng các bác sĩ lại không phát hiện dấu hiệu bệnh lý gì. Sau khi bác sĩ hỏi người nhà bệnh nhi ở nhà có cho trẻ ăn, uống gì đặc biệt không thì người nhà cho biết bé được cho mút thuốc phiện nguyên chất để phòng các bệnh về đường ruột sau này. Các bác sĩ xác định nguyên nhân tình trạng tím tái, ngừng thở chính là do chất heroin trong thuốc phiện gây ức chế trung tâm điều khiển hô hấp làm trẻ ngừng thở. Bệnh nhi phải thở oxy và dùng thuốc kháng để “giải” ngộ độc thuốc phiện.
Trên thực tế nhiều gia đình, nhất là ở các vùng nông thôn và miền núi, người dân vẫn còn lưu truyền tập quán dùng thuốc phiện để chữa một số bệnh, phổ biến nhất là các chứng đau bụng và tiêu chảy. Sự thiếu hiểu biết đầy đủ về vị thuốc này đã dẫn đến những tác hại rất nguy hiểm cho người bệnh, nhất là đối với trẻ nhỏ. Các bệnh viện đã từng phải tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhi tương tự. Thậm chí có những bệnh nhi phải vào viện cấp cứu vì ngộ độc thuốc phiện qua… sữa mẹ.
Một bệnh nhi 20 ngày tuổi đã phải nhập viện trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp. Sau khi thăm khám các bác sĩ cũng không phát hiện dấu hiệu bệnh lý. Chỉ khi hỏi người nhà bệnh nhân, mới xác định nguyên nhân do trước đó mẹ cháu đã uống thuốc phiện để chữa đau bụng, và ngay sau đó khi cháu bú sữa mẹ thì gặp tai biến trên.
Video đang HOT
Theo ThS.BS Nguyễn Thành Nam, Phó trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai), ca ngộ độc thuốc phiện do quan niệm dân gian sử dụng loại thuốc này để phòng các bệnh đường ruột cho trẻ như trường hợp trên không phải là cá biệt và bệnh viện đã phải tiếp nhận nhiều ca tương tự, tuy nhiên đây là trường hợp biểu hiện nặng nhất trong những ca đã từng vào khoa Nhi điều trị.
Các bác sĩ cũng thường xuyên nhận được câu hỏi tư vấn của người quen ở các vùng quê về việc sử dụng sái thuốc phiện, thuốc phiện để phòng bệnh đường ruột cho trẻ. Điều này là cực kỳ nguy hiểm. Như trường hợp bệnh nhi ở Hà Nội nêu trên, chỉ một lượng thuốc phiện rất nhỏ mà sau 1 tiếng trẻ đã tím tái, có cơn ngừng thở, nếu không được cấp cứu kịp thời, cơn ngừng thở kéo dài sẽ nguy kịch đến tính mạng trẻ.
Theo các bác sĩ, việc dùng sái thuốc phiện, thuốc phiện trong điều trị tiêu chảy là chống chỉ định với cả trẻ em và người lớn. Vì thuốc phiện làm giảm nhu động ruột, khiến tình trạng đi ngoài đỡ hơn nhưng việc cầm đi ngoài này rất nguy hiểm. Vì khi đó các tác nhân gây tiêu chảy (như vi rút, vi khuẩn) không được đào thải ra ngoài mà tồn đọng trong đường ruột càng gây tình trạng tiêu chảy kéo dài, thậm chí bị viêm ruột, gây biến chứng nguy hiểm.
Ngay cả trong điều trị tiêu chảy bằng thuốc tây y, các bậc phụ huynh cũng nên cẩn trọng không tùy ý sử dụng thuốc vì một số loại thuốc có nguồn gốc thuốc phiện, tác dụng làm liệt nhu động ruột, giảm số lần đi ngoài, chống chỉ định cho trẻ dưới 5 tuổi. Vì vậy, trước khi tính đến việc dùng thuốc, hãy nghĩ đến việc bù nước và chất điện giải bằng cách cho trẻ uống oresol. Nếu tình trạng bệnh không cải thiện cần đưa trẻ đi khám để được kê thuốc phù hợp.
Theo An Ninh Thủ Đô
Tổ chức Y tế thế giới: Vắc xin Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu
Chiều 17.4, ông Lahouari Belgharbi, Trưởng đoàn chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới thông báo: Việt Nam đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý quốc gia về vắc xin theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới.
Theo ông Lahouari Belgharbi, các ngày qua (13 - 17.4), đoàn chuyên gia gồm 16 thành viên của Tổ chức Y tế thế giời từ Thụy sĩ đã đến Việt Nam, liên tục có các buổi làm việc, thẩm định, đánh giá các tiêu chí theo tiêu chuẩn khắt khe của WHO về: hệ thống cấp phép; thử nghiệm lâm sàng; năng lực phòng xét nghiệm; quy trình quản lý; thanh tra thực hành sản xuất tốt (GMP); giám sát phản ứng sau tiêm chủng tại Việt Nam.
"Đến thời điểm này, Việt Nam là 1 trong 39 quốc gia trên thế giới được công nhận Hệ thống quản lý quốc gia về vắc xin đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới. Chúng tôi cũng rất ngạc nhiên và đánh giá cao trước thành quả về sự nỗ lực của Việt Nam trong lĩnh vực quản lý chất lượng vắc xin. Có những nước phải mất tới 19 - 20 năm mới hoàn thiện và được công nhận", ông Lahouari Belgharbi nhận xét.
Vắc xin Việt Nam sản xuất đủ điều kiện xuất khẩu - Ảnh: Ngọc Thắng
Ông Lahouari Belgharbi
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Việt Nam đã sản xuất được 12 vắc xin phòng bệnh nguy hiểm, đủ năng lực cung cấp số lượng lớn. Việt Nam đã khởi động cho các công việc để đạt chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới về quản lý chất lượng vắc xin từ 2001 và bắt đầu "tăng tốc" từ 2013. Hơn một năm qua, Bộ Y tế đã mời 30 chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới và các tổ chức quốc tế đến Việt Nam hỗ trợ cho việc củng cố nhân lực để đạt tiêu chuẩn quan trọng này.
Ông Lahouari Belgharbi nhận định, thế giới trước nguy cơ thiếu hụt vắc xin phòng bệnh do giảm sút các quốc gia sản xuất vắc xin. Năm 1990 có 63 nước sản xuất, đến nay còn 44 quốc gia. Nguyên nhân do một số bệnh cũ đã biến mất, nhu cầu vắc xin giảm nhưng họ không đầu tư sản xuất vắc xin phòng bệnh mới; lợi nhuận từ vắc xin không cao do không còn đắt đỏ như trước. "Việc Việt Nam đạt chuẩn này sẽ không chỉ đáp ứng tốt hơn yêu cầu trong nước về chất lượng vắc xin mà còn khẳng định vắc xin của Việt Nam đủ điều kiện để xuất khẩu. Trong tương lai 20 - 30 năm nữa, Việt Nam sẽ là quốc gia sản xuất nhiều vắc xin nhất thế giới", ông Lahouari Belgharbi nói.
. Liên Châu
Theo Thanhnien
Uống 3 ly rượu/ngày, tăng nguy cơ ung thư gan, còn cà phê giúp phòng bệnh Kết quả một nghiên cứu mới của các chuyên gia chỉ ra rằng, những người thường uống ba ly rượu hoặc nhiều hơn mỗi ngày, có thể đối diện với sự gia tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư gan. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã tiến hành thu thập dữ liệu trên 8,2 triệu người đã tham gia vào...