Cho tôi xin 1 vé… làm người lớn!
Sinh ra đã mang danh là con nhà nghèo, bởi gia đình đông anh chị em, lại không có vốn làm ăn, nên gia đình tôi chỉ biết đi từ nghèo cho đến nghèo.
Từ mò cua, đến bắt óc, đi mót lúa ngoài những cánh đồng, đi nhặt phân bò rồi đem phơi khô để bán, cho đến việc hằng ngày phải đi mượn gạo nhà hàng xóm… Từ nhỏ, chưa có việc gì mà tôi chưa từng làm. Nhưng ở quê nghèo thì làm gì có việc đi làm thuê, làm mướn, dù có thì cũng chỉ nhận được những đồng tiền ít ỏi.
Chính vì vậy, từ trong suy nghĩ của một đứa nhóc vùng quê như tôi chỉ có thể ao ước, áo ước mình được lớn lên thật nhanh, thoát khỏi cảnh đói nghèo, lên thành thị mong được đổi đời, mong được giúp đỡ một phần nào cho gia đình.
Thế nhưng, cuộc đời mà, đâu phải như trong phim, chớp mắt là vài năm hay vài chục năm sau, cuộc đời cũng đâu như một cuốn tiểu thuyết, những lúc mình gặp khó khăn thì sẽ gặp được người có lòng tốt giúp đỡ ngay. Chính vì vậy, từng ngày, từng tháng trôi qua, những đứa con sinh ra trong các gia đình nghèo chỉ biết dùng sức học làm điểm tựa để “thoát nghèo”.
Cuốn tiểu thuyết ngoài đời thường
Nếu nói ra, có thể mất rất nhiều thời gian, nhưng cảm xúc thì có lẽ sẽ càng mạnh mẽ hơn. Từ nhỏ, chúng tôi đã chứng kiến cảnh ba đi làm thuê ở nơi này, rồi lại di cư sang nơi khác, bỏ lại quê nhà người vợ và những đứa con đang còn tuổi ăn, tuổi học. Má, một người vợ tần tảo, là người trực tiếp nuôi nấng và nhận những đồng tiền ít ỏi từ người chồng gửi về để nuôi nấng những đứa con ăn học, bà chỉ biết hy vọng con mình sau này sẽ không còn khổ nữa.
Nhận thấy được những khó khăn ấy, chúng tôi chỉ biết đến học và học. Những lúc nghỉ thì tự mình đi theo những đứa trẻ khác trong xóm kiếm thêm chút ít, phần nào góp sức cho ba má. Từ việc đi nhặt nhạnh những hạt lúa vẫn còn nằm trên từng nhánh cây ngoài đồng, cho đến việc đem những phân bò còn ướt, vo tròn và làm khô để bán đã trở thành thói quen của những đứa nhóc nghèo như chúng tôi mỗi khi được nghỉ sao mỗi buổi học trên trường. Má tôi biết được những việc ấy, bà không cho, nhưng làm gì được những đứa con tinh nghịch như chúng tôi. Rồi bà cũng đành thuận theo những đứa con có hiếu ấy.
Làm riết rồi cũng thành thói quen, có khi tôi còn được khen là mót lúa nhanh, được khen là còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ gia đình. Tôi cũng hãnh diện lắm chứ, bởi những bạn học cùng trang lứa với mình giờ này đang vui chơi, còn tôi thì mỗi vụ mùa đều mang về cho má vài chục bao lúa. Còn những anh chị của tôi cũng vậy, họ làm việc lớn hơn, tôi nhỏ thì góp chút sức nhỏ, như vậy mà vui, mà thấy ấm lòng.
Video đang HOT
Tôi không thấy mình thua thiệt so với người khác, chỉ nghĩ rằng trên đời này có người giàu thì cũng có kể nghèo như mình, nhưng mình còn hạnh phúc và đầy đủ hơn nhiều người khác trên đời. Mình còn có một gia đình tuy đông con, nhưng mỗi khi ăn cơm luôn tràn ngập tiếng cười, đôi khi làm những hàng xóm xung quanh phải ganh tỵ vì điều ấy.
“Chỉ có việc học mới có thể làm các con thoát nghèo”
Đó luôn là câu mà ba má tôi luôn động viên 5 đứa con của mình. Hồi ấy, hầu như nhà nào cũng đã có điện sáng trưng để học, chỉ còn mỗi nhà tôi là vẫn còn thắp đèn dầu, thứ dầu rẻ bèo mang tên “dầu hôi”. Bởi nó có mùi rất đặc trưng, mỗi khi đi mua, tôi hay thích ngửi lắm, mùi hay hay, nhưng chị tôi đều không cho, nói rằng nó độc lắm. Nhưng tôi vẫn cứ lén ngửi.
Thời còn bé ấy, anh chị em tôi chỉ biết tranh thủ mỗi khi đi học về là học bài ngay, để tranh thủ lúc trời còn sáng mà còn thấy những con chữ trong sách vở. Còn những đứa bạn hàng xóm của tôi thì mỗi khi rạng sáng, nó lại oan oan đọc to những bài học, làm chúng tôi thấy vừa mắc cười nhưng cũng vừa thầm nghĩ, ước gì mình cũng có điện như nó.
Nhưng rồi, anh chị em tôi lại động viên nhau bằng nhưng câu nói bâng quơ khác và lơ đi chuyện mộng ảo ấy. Hiểu được việc con mình cần, ba má tôi lại làm nhiều việc hết sức có thể, và rồi, chúng tôi cũng có điện để học như người ta. Nỗi vui sướng của anh chị em tôi lúc ấy, tất nhiên là không thể nào diễn tả được bằng lời.
Nghèo trước rồi sẽ sướng sau
Có thể nói, đây giống như là câu nói “bất hủ” của gia đình tôi. Nhưng như vậy, chúng tôi càng có động lực để học, học và chỉ có lao đầu vào học. Nhưng khổ nỗi, tôi là đứa được xem là khó bảo, gan lì nhất nhà, nhưng cũng là đứa siêng năng nhất, nên tôi luôn đòi hỏi rất cao và tất nhiên là gia đình tôi phải cố gắng đáp ứng.
Nhưng lúc đó, tôi còn nhỏ thôi, vẫn chưa đủ hiểu chuyên để phân biệt được đúng sai, nghèo khổ, nên mỗi khi tôi muốn là phải có, út mà. Cho đến khi lớn hơn được một chút, tôi đã “chuộc lỗi” của mình bằng việc giúp đỡ mọi người trong gia đình, những lúc như vậy, tôi lại càng muốn tôi được nhanh nhanh làm người lớn hơn.
Khi ấy, đi học tôi với chị chỉ có đúng 500 đồng trong tay, còn 1 ổ bánh mì ở nông thôn chúng tôi chỉ có 1 nghìn đồng, nhưng có đầy đủ, thịt-chả-trứng. Thế là, hai chị em mua nửa ổ, rồi lại nhờ người ta cắt ra làm hai và chia nhau ăn. Có khi, hai chị em tôi phải đắng đo suy tính kĩ lưỡng mỗi khi quyết định mua thứ gì, thế là có ngày hai chị em chỉ mua 300 đồng sôi vò, tiền dư để khi ra chơi sẽ mua kẹo ăn. Tuy ít, nhưng thấy vui lắm, chúng tôi chỉ biết cười, nói chuyện cười và đi thật nhanh đến trường.
Có khi, chúng tôi chẳng có đồng nào để đi học, hoặc là ăn sáng bằng cơm nguội ở nhà, hoặc là nhịn ăn nếu như không có tiền ăn sáng. Cứ thế, hằng ngày cuộc sống của chúng tôi cứ trôi qua như vậy, không yên bình, nhưng cũng không quá bấp bênh về nhiều thứ. Bởi chúng tôi vẫn còn có thể xoay sở được.
Cuốn tiểu thuyết nào cũng có hồi kết đẹp
Có thể nói là hầu như là vậy, bởi khi nói tới tiểu thuyết thì nó phải có kết thúc đẹp, có hậu thì nhiều người mới đọc. Thế nên, chúng tôi vẫn cứ luôn tin rằng, ông trời rất có mắt, ông sẽ không tuyệt đường những người biết cố gắng. Thế nên, bây giờ, 5 anh chị chúng tôi giờ đây ai cũng đã có sự nghiệp ổn định và thành công.
Nhưng không phải tất cả những ai đang cố gắng đều được trả công xứng đáng, nhưng chỉ cần chúng ta có niềm tin rằng chúng ta sẽ làm được, bởi “không ai giàu ba họ, cũng không ai khó ba đời”, thì cái đích mà chúng ta đang hướng đến sẽ ngày càng gần thôi.
Và nếu ai có nói rằng, hãy cho họ một vé đi tuổi thơ, có lẽ tôi sẽ rất ngưỡng mộ, bởi có lẽ tuổi thơ của họ rất vui, đầy đủ và có điều kiện nên họ muốn trở về. Không như tuổi thơ của tôi, tuy hạnh phúc nhưng lúc nào cũng nghĩ đến việc mai sẽ ăn gì, sẽ như thế nào. Nếu được, tôi chỉ muốn về lại tuổi thơ khi gia đình tôi đang vui vẻ, đang cười nói và những lúc không phải nghĩ nhiều đến cái ăn, cái mặc.
Theo Nhã Ái/Phununews
Dẫu 'đội trời đạp đất' nhưng đàn ông có sợ gì không?
Đàn ông đội trời đạp đất là thế, nhưng cũng có nhiều nỗi sợ trời ơi. Nhiều khi họ chỉ mong vợ mình thấu hiểu là đủ rồi
1. Lấy phải bà vợ lắm lời
Đàn ông dù yêu chiều vợ đến mấy cũng không thích một cô vợ lắm lời. Những bà vợ chỉ thích suốt ngày càu nhàu, cau có, khó chịu, quát tháo chồng chắc chắn sẽ khiến các ông chồng nhanh chán. Đừng tưởng một lần các ông ấy nghe theo các bà là các ông ấy sợ vợ. Chỉ là họ không muốn lý luận với đàn bà, lại đâm cãi nhau.
Đừng dùng học thức để lý luận với chồng kiểu dạy khôn anh ấy. Đàn ông không bao giờ thích bị vợ dạy dỗ kiểu kiến thức, hiểu biết. Vì với họ, họ luôn là người phải nói những lời như thế chứ không phải vợ. Họ ghét nhất là đàn bà dạy khôn mình.
2. Khổ vì bị vợ kìm kẹp thời gian
Mỗi người đều có khoảng trời riêng, đừng kìm kẹp đàn ông quá đáng. Đàn ông ghét nhất là đi nhậu với bạn mà liên tục bị vợ giục về, gọi như gọi đò. Họ càng không thích về, vì họ phải tỏ ra oai phong trước bạn bè. Mỗi người đều có tự do riêng, nên tốt nhất, hãy tôn trọng nhau, để cho nhau có thời gian thoải mái bên bạn bè. Lấy vợ chứ không phải lấy bà cô về quản mình. Việc này, người làm vợ nên nhớ.
3. Sợ không lo được kinh tế cho gia đình
Đây có lẽ là áp lực nặng nề nhất với bất cứ một người đàn ông, một người chồng nào. Làm đàn ông trong nhà mà không lo được kinh tế cho gia đình thì thật không đáng làm đàn ông. Người nào mà ăn bám vợ con, bố mẹ thì càng tuyệt vọng trong cuộc sống. Nên dù thế nào, chị em cũng nên hiểu điều này. Đừng biến họ thành những kẻ ăn bám. Cũng như phải hiểu được áp lực họ phải chịu khi không kiếm được nhiều tiền cho gia đình.
4. Hèn trước mặt bạn bè
Trước mặt bạn bè, đàn ông rất sợ bị cảm giác hèn, bị bạn bè cười chê hay coi khinh. Nên, nếu là người vợ hiểu biết, bạn đừng chê bai, bôi bác chồng. Anh ấy có thể xấu nhưng đó là việc của hai người, chứ không phải việc của bàn dân thiên hạ. Thử một lần chê chồng trước mặt bạn bè của bạn hay anh ấy xem, bạn sẽ thấy rõ hậu quả ngay.
5. Sợ bị vợ coi thường
Dù với vợ, họ là người tri kỉ và chẳng có chuyện gì ngại nói ra, nhưng với vợ, họ lại sợ nhất là bị coi thường. Họ sợ không đủ bản lĩnh cho vợ thấy, họ là người chồng tốt, có trách nhiệm với gia đình. Bị vợ coi khinh khi không kiếm nhiều tiền làm một chuyện. Bị vợ coi thường chuyện chăn gối là chuyện thứ hai. Phụ nữ phải biết khen chồng dù ít dù nhiều, để đàn ông luôn cảm thấy có động lực phấn đấu. Bởi người vợ là người họ tin tưởng, quan tâm, yêu thương nhất. Và chẳng có gì vui hơn khi được người mình tin yêu khen ngợi, động viên...
Theo Phununews
Đàn bà đừng dại có con để níu kéo đàn ông Sự tôn trọng luôn là điều mà một phụ nữ mong đợi nhất ở người yêu / chồng mình. Tất nhiên ai cũng có quyền được tôn trọng nhưng bạn phải biết rằng để được người khác tôn trọng thì bạn phải xây dựng lòng tự trọng cho chính mình.Và bạn, một người phụ nữ, xin đừng làm những việc sau nếu bạn...