Cho tôi được… nghèo
Không đâu như ở Việt Nam, người dân mong mình mãi là người nghèo để hưởng các chính sách vay vốn, an sinh.
Trong một lần đi công tác ở huyện miền núi, ông Phan Như Hải, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) tỉnh Bình Định, ngỡ ngàng khi thấy một phụ nữ lặn lội hơn 10 km đến gặp ông chỉ để xin… trở lại hộ nghèo.
Du di xét duyệt hộ nghèo
Gia đình người phụ nữ này trước đây thuộc diện hộ nghèo, được hưởng các chính sách ưu đãi về vay vốn, an sinh. Sau 3 năm, thẩm định lại, xét thấy thu nhập của hộ này trên 400.000 đồng/khẩu nên địa phương đưa ra khỏi danh sách hộ nghèo. Mặc dù đã được giải thích nhiều lần nhưng người phụ nữ này vẫn cố tìm gặp lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH để khiếu nại. “Vì có nhiều chính sách ưu đãi cho hộ nghèo nên họ cứ muốn ở mãi trong diện nghèo. Chuyện này xảy ra khắp nơi. Theo tôi, cũng một phần lỗi từ chính quyền địa phương” – ông Hải nhận định.
Ông Trần Thanh Bình, Trưởng Phòng Bảo trợ xã hội Sở LĐ-TB-XH tỉnh Phú Yên, thừa nhận có sự du di trong việc xét duyệt hộ nghèo tại các địa phương. “Ở nông thôn, thu nhập trên 400.000 đồng/khẩu thì không thuộc diện hộ nghèo nhưng nhiều hộ thu nhập 410.000 đồng/khẩu. Đúng là họ thoát nghèo không bền vững nên các địa phương cũng cho là hộ nghèo” – ông Bình nói. Cũng theo ông Bình, tư tưởng xin được nghèo không chỉ có ở người dân mà cả các cấp chính quyền. Vì vậy, tỉ lệ hộ tái nghèo hằng năm ở 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên khá cao, khoảng trên 10%.
Không riêng gì ở tỉnh Phú Yên, Bình Định, tâm lý “ muốn nghèo” cũng còn trong một số cán bộ ấp, xã của tỉnh Trà Vinh, Hậu Giang, Quảng Nam… Hộ ông Lê Út Em – Phó trưởng Công an ấp Xẻo Trâm, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang – có 5 người và 6 công ruộng. Ngoài người mẹ lớn tuổi, anh em của ông Em đều trưởng thành, có khả năng lao động, kinh tế gia đình ổn định. Tuy nhiên, trong đợt bình xét năm 2012, hộ ông Em trở thành hộ cận nghèo. Gần đó, nhà ông Trần Văn Út, trưởng ấp Xẻo Trâm, có ngôi nhà tường kiên cố, ruộng đất trồng trọt đã vượt ngưỡng hộ cận nghèo vẫn được bình xét là hộ nghèo. Vụ việc khiến người dân trong ấp bức xúc, tố giác lên chính quyền xã. “Quy trình bình xét hộ nghèo, cận nghèo do ấp nắm rồi mới trình lên xã. Do vậy, có những việc xã chưa nắm hết thông tin. Đối với trường hợp ông Trần Văn Út, qua kiểm tra lại thấy hộ này không đúng tiêu chuẩn hộ cận nghèo nên xã sẽ họp dân đưa ra khỏi diện cận nghèo” – ông Võ Văn Kết, Chủ tịch UBND xã Hòa An, trần tình.
Ông Nguyễn Văn Chiến, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Trà Vinh, phân tích: Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm đến người nghèo như xây dựng nhà ở, bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí cho con em hộ nghèo, ưu đãi vay vốn… Vì vậy, các hộ nghèo sau nhiều năm được hỗ trợ đã có thu nhập cải thiện cuộc sống nhưng không chịu thoát nghèo và trả lại sổ bởi nếu ra khỏi hộ nghèo, họ sẽ mất tất cả các khoản ưu đãi nói trên.
Video đang HOT
Ngôi nhà tình thương của anh Thạch Sa Quết (huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh) đã biến thành bãi đất trống. Ảnh: Ca Linh
Tố nhau đã “giàu”
Tình trạng người dân ỷ lại, lười lao động, kiên quyết bám nghèo đã gây không ít khó khăn cho cán bộ địa phương. Tại tỉnh Quảng Nam, mỗi năm, UBND tỉnh đều giao khoán chỉ tiêu thoát nghèo cho các huyện, huyện lại giao về cho xã hỗ trợ những hộ thực sự thoát nghèo để báo cáo. Theo quy trình này, nhiều cán bộ cấp xã cũng như Phòng LĐ-TB-XH huyện Tây Giang lắc đầu ngao ngán. “Muốn đưa một hộ ra khỏi diện nghèo không dễ. Cán bộ phải đi vận động, tuyên truyền nhiều lần, bà con mới đồng ý” – bà Nguyễn Thị Tùng, chuyên viên Phòng LĐ-TB-XH huyện Tây Giang, kể.
Ông A Lăng Thành, Phó Chủ tịch xã Bhallê, huyện Tây Giang, cho biết: Năm 2013, huyện giao chỉ tiêu về xã, bình quân mỗi thôn phải có 4 hộ thoát nghèo. Để tìm được 4 hộ này, xã cũng phải “mòn con mắt” vì hầu hết các hộ đều giấu nguồn thu nhập. Nhiều hộ dù thu nhập đã khá hơn, mua sắm được tivi, xe máy nhưng khi cán bộ đến điều tra thì mang giấu đi hết. Từ đó, xảy ra việc giữa các hộ tố giàu lẫn nhau. Vì không muốn mình thoát khỏi diện nghèo nên các hộ đã mang việc hàng xóm có thu nhập tăng cao, không còn nghèo khổ nữa báo với cán bộ thôn, xã.
Theo ông Bríu Hùng, Phó Chủ tịch xã Lăng, huyện Tây Giang, xã đã tuyên truyền cho người dân hiểu không thể trông chờ mãi vào chính sách mà cần chăm chỉ lao động, phải chấp nhận thoát nghèo thì mới có động lực để phát triển kinh tế. Ông Phan Như Hải cho rằng việc xét duyệt hộ nghèo thường bắt đầu từ cấp thôn. Do tình làng nghĩa xóm, sợ mất lòng nhau nên có những trường hợp không phải hộ nghèo cũng được đưa vào diện nghèo. Mặt khác, chính quyền địa phương thường nói rất rõ các chính sách ưu đãi hộ nghèo mà “quên” đề cập mục đích của việc hỗ trợ nhằm giúp dân thoát nghèo và khi đời sống của họ đã khá hơn, các chính sách này sẽ chuyển sang cho những hộ nghèo khác. Vì không giải thích cặn kẽ nên người dân thường chỉ thấy cái lợi trước mắt mà quên đi việc cần chia sẻ với những đối tượng khó khăn hơn.
Bán “xác” nhà tình thương
Tại xã Phong Thạnh, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, nhiều hộ nghèo được cấp nhà tình thương theo Chương trình 135 và Quyết định 167 của Chính phủ nhưng phần vì khó khăn, phần không chí thú làm ăn nên đã bán cả “xác” nhà. Việc làm này đã diễn ra nhiều năm nhưng chính quyền địa phương không hề hay biết. Hộ anh Thạch Sa Quết (ngụ ấp 2, xã Phong Thạnh) được nhà nước hỗ trợ xây nhà vào năm 2009 với số tiền gần 16 triệu đồng. Đến năm 2011, anh Quết đánh người gây thương tích, phải đi tù. Không có tiền bồi thường cho nạn nhân nên mẹ anh Quết đã dỡ 6 cây cột trong nhà với giá 4 triệu đồng để đền bù. Ngoài ra, tại xã Phong Thạnh còn có 9 hộ bán “xác” nhà.
Theo 24h
Ngân hàng rủ nhau đi 'mắc võng' khách hàng
Chuyện hiếm gặp khi một kho hàng khoảng 5 tỉ đồng được 7-8 ngân hàng cùng cắt cử bảo vệ trông giữ nhất cử, nhất động của việc xuất nhập hàng hoá.
Nhiều ngân hàng thuê người bao vây trước kho hàng của doanh nghiệp.
Ngân hàng nào cũng sợ khối tài sản đã thế chấp cho mình sẽ bị ngân hàng khác "nẫng tay trên". Không ít chuyên gia kinh tế lo ngại, tình trạng này sẽ "nở rộ" ở nhiều nơi, khi kinh tế khó khăn, mối quan hệ doanh nghiệp- ngân hàng từ "đối tác thân thiết" chuyển thành "đối đầu gay gắt".
Từ chuyện khôi hài lộ nhiều... bi kịch
Những ngày này, trước cửa kho hàng của công ty Âu- Mỹ (KCN Quất Động- Thường Tín- Hà Nội) có nhiều bảo vệ mắc võng, trải áo mưa nằm dưới gốc cây dáng vẻ mệt mỏi chỉ để quản lý từ xa một lượng hàng hoá đang nằm bất động ở trong kho. Cổng kho hàng của công ty Âu Mỹ được vây kín bởi các loại xe, thỉnh thoảng các nhân viên ngân hàng lại "gõ cửa" để bảo vệ cho vào trong quan sát. Nhiệm vụ của bảo vệ chỉ là giữ hàng hoá đã thế chấp cho ngân hàng để vay vốn không thất thoát.
Thượng tá Đặng Hữu Tín - trưởng công an huyện Thường Tín, cho biết cũng đã nghe báo cáo về việc có một số ngân hàng tới trụ sở Công ty Âu- Mỹ để liên hệ làm việc và vận chuyển hàng hóa. Những việc này là thỏa thuận của đôi bên và diễn ra rất trật tự, không xảy ra mất an ninh. Tuy nhiên, với trách nhiệm của lực lượng công an, cán bộ chiến sĩ phụ trách địa bàn vẫn phải theo dõi mọi diễn biến, tình hình.
Một điều khiến không ít chuyên gia bất ngờ là lượng hàng hoá của công ty trị giá không nhiều nhưng đã được thế chấp để vay vốn từ nhiều ngân hàng khác nhau. Sự việc đến nay vẫn chưa có thông tin chính thức từ công ty Âu- Mỹ hoặc các ngân hàng liên quan. Tuy nhiên, trong thời điểm kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp không có khả năng trả nợ vốn vay ngân hàng khi đã đến thời điểm đáo nợ khiến mối quan hệ hợp tác của họ bị đổ vỡ. Bên cạnh đó, qua chuyện kho hàng của công ty Âu-Mỹ bị nhiều ngân hàng canh giữ một lần nữa cho thấy sự lỏng lẻo trong khâu thẩm định, giám sát tài sản thế chấp bằng hàng hoá để vay vốn ngân hàng.
Kinh doanh khó khăn, nhiều vị trí tại các ngân hàng bị cắt giảm, thế mà một vị trí mà đang được các ngân hàng trả lương hậu hĩnh đó là các bảo vệ đảm nhiệm canh giữ hàng hoá đã sử dụng làm tài sản thế chấp.
Một bảo vệ cho biết: "Nhiệm vụ của chúng tôi là canh hàng hoá, không cho doanh nghiệp tẩu tán tài sản nên phải lập hàng rào canh giữ. Đây là biện pháp "cực chẳng đã" mới phải sử dụng thôi vì ngân hàng của mình cho vay vốn mà không thu được tiền thì buộc lòng phải làm như thế, dù hình ảnh không được đẹp". Qua một số người tham gia canh giữ hàng hoá, ước định kho hàng chỉ có một số máy móc và khối tài sản trị giá khoảng 5 tỉ đồng. Tuy nhiên có tới 7-8 ngân hàng đang cùng canh giữ và không biết số tiền doanh nghiệp này vay của các ngân hàng là bao nhiêu.
Ngân hàng "ôm cục máu đông" vì dễ dãi
Có lẽ hiện tượng này còn khá lạ và gây xôn xao tại Hà Nội, nhưng nó đã từng xuất hiện ở phía Nam, thời điểm xuất khẩu thuỷ sản khó khăn. Một chuyên gia kinh tế cho biết đã từng chứng kiến câu chuyện 3 ngân hàng cùng cho công ty An Khang ở khu công nghiệp Trà Nóc -Cần Thơ vay một lượng tiền lớn. Khi công ty An Khang đổ bể, cả ba ngân hàng cho vay cùng tranh nhau một kho hàng rỗng của DN này. Đơn giản, khi vay vốn ngân hàng nào cũng tin là DN thế chấp số hàng đầy ắp trong kho.
"Bây giờ lại nhìn hình ảnh cả loạt xe các ngân hàng vào vây cổng kho của công ty Âu-Mỹ cũng lại vấp trò ảo thuật của doanh nghiệp, thi nhau rót vốn nên giờ đang phải cùng gánh hệ lụy. Đây là hậu quả của việc "vượt rào" cho vay, hoặc cố tình lách luật, nể nang, dễ dãi, cứ cho vay để được "lại quả" cho nên giờ ngân hàng mới gặp... trái đắng. Điều đó lý giải tại sao nợ xấu ngân hàng lại gia tăng", chuyên gia này khẳng định.
Luật sư Trần Thu Nam - trưởng Văn phòng luật sư Tín Việt và cộng sự (đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho rằng: Việc thu lại mặt hàng mà doanh nghiệp đã thế chấp với ngân hàng phải theo một trình tự nhất định. Trình tự này là do phán quyết của một cơ quan tài phán nào đó, như tòa án hay trọng tài kinh tế. Trong trường hợp này, chưa có quyết định của các cơ quan tài phán mà các ngân hàng đã "đổ xô" đến nhằm chiếm giữ tài sản thế chấp khi chưa được xác minh, làm rõ là thuộc quyền của ngân hàng nào. " Như vậy, để giải quyết tình trạng của công ty Âu- Mỹ khi các ngân hàng cùng một lúc bủa vây xiết nợ thì chắc chắn cần phải có phán quyết của cơ quan tài phán chứ không phải là cử nhân viên ngân hàng xuống xiết nợ hàng hóa của doanh nghiệp", ông Nam khẳng định.
Từ thực tế vụ việc các ngân hàng "rủ nhau" canh kho hàng hoá của doanh nghiệp cho thấy, việc thẩm định hồ sơ vay vốn đang có vấn đề nhất là đối với cho vay thế chấp hàng hoá. Điều này khiến nợ xấu, được các chuyên gia ví như "cục máu đông" gia tăng trong các ngân hàng. Một lãnh đạo của ngân hàng lớn đã khẳng định: " Việc cho doanh nghiệp vay thế chấp bằng hàng hoá xác định khó hơn so với các tài sản định danh khác như bất động sản, ôtô... Vì những tài sản này có giấy tờ sở hữu và nó có thể giúp ta phân biệt được tài sản này và tài sản khác. Nhưng đối với hàng hoá thế chấp để vay vốn, tính chất rủi ro cao hơn do khó xác định hàng hoá ấy đã thế chấp cho ngân hàng nào chưa. Vì thế, buộc các ngân hàng phải tăng cường công tác giám sát, quản lý hàng tồn kho. Việc doanh nghiệp có thể lợi dụng lượng hàng hoá đó đem đi thế chấp nhiều ngân hàng, thông qua việc sử dụng các loại giấy tờ mua bán để chứng minh sở hữu bằng cách đưa cho mỗi ngân hàng có thể đều là bản chính cả. Nhưng vì hàng hoá không có định danh, nên khó xác định được số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá vì các thông tin không cụ thể. Chính vì lẽ đó, rủi ro trong cho vay thế chấp hàng hoá là rất lớn, nhất là với những doanh nghiệp cố tình qua mặt ngân hàng, thậm chí làm hồ sơ giả để nhiều ngân hàng cùng sập bẫy".
Tính liên thông trong hệ thống ngân hàng còn yếu Bình luận thực tế này, chuyên gia ngân hàng Lê Trí Hiếu cho rằng: "Để xảy ra việc 7-8 ngân hàng cùng chầu chực bên một kho hàng hoá là điều đáng tiếc. Tôi nghĩ ở đây có lỗi của chính các ngân hàng. Ngân hàng phải có trách nhiệm thẩm tra, giám sát đồng thời phải kiểm soát được lượng hàng hoá mà doanh nghiệp đã đem ra thế chấp. Qua chuyện này cho thấy, tính liên thông trong hệ thống ngân hàng còn yếu vì thế rủi ro cho vay thế chấp bằng tài sản càng lớn".
Theo xahoi
Vụ hành hung nữ nhân viên soát vé: Trạm thu phí chưa ngày nào yên Sau khi phải đi cấp cứu do bị đánh hội đồng ngay tại trạm thu phí cầu Bãi Cháy (Quảng Ninh), chị Nguyễn Thị Thoa đã đi làm trở lại. Vụ việc chưa kịp nguôi thì mới đây, ngày 5/5, thêm một tài xế đã gây náo loạn khi phải mua vé qua cầu. Vì 10 nghìn đồng mà bị đánh gần chết...