Chợ tình Khâu Vai nét đẹp trên vùng đất rẻo cao
Nói đến Hà Giang là nói đến các phiên chợ đặc biệt của đồng bào dân tộc nơi đây.
Và chợ tình Khâu Vai là một trong những phiên chợ đặc biệt ấy.
Chợ tình Khâu Vai có từ gần một trăm năm nay, còn được gọi là chợ Phong Lưu. Chợ được bắt nguồn từ câu chuyện tình lãng mãn đầy tính nhân văn, chợ tình Khâu Vai ngày hôm nay tuy đã có nhiều nét thay đổi nhưng vẫn mang trong mình những nét độc đáo, đắc sắc riêng.
Chợ tình Khâu Vai
Trên mảnh đất vùng cao, người ta vẫn còn truyền tai cho nhau nghe về câu chuyện tình xa xưa. Thuở ấy, đất Khâu Vai chưa rộng lớn như bây giờ mà chỉ có người Nùng và người giáy sinh sống. Họ sống riêng biệt thành từng làng và không qua lại lẫn nhau. Nhưng chuyện bắt đầu từ khi chàng Ba người Nùng đem lòng yêu say đắm cô Út người Giáy. Tình yêu mới chớm nở đẹp như bông hoa của núi rừng Khâu Vai. Nhưng chuyện gì tới cũng phải tới, khi cha mẹ hai bên biết chuyện của đôi trai gái, họ ra sức ngăn cản. Bởi cái quan niệm môn đăng hậu đối, bởi phong tục tập quán, và bởi quan niệm dân tộc nào chỉ lấy người dân tộc đó. Sự cấm cản của hai gia đình khiến đôi trai gái quyết định bỏ trốn lên núi sống.
Và sự việc ngày càng thêm trầm trọng khi mâu thuẫn của hai nhà trở thành mâu thuẫn giữa hai làng người Nùng và người Giáy. Từ trên núi nhìn xuống đôi trai gái thấy cảnh đổ máu, đâm chém nhau của hai làng. Thương cha, thương mẹ, thương dân bản hai làng trở nên hận thù nhau vì tình yêu của mình. Dù rất đau khổ nhưng họ đành phải chia tay nhau về làng. Họ hẹn nhau mỗi năm một lần sẽ lại gặp nhau trên núi Khâu Vai, để tâm sự và kể cho nhau nghe những điều thầm kín trong suốt một năm qua. Họ ngồi bên nhau kể chuyện, ca hát cho đến đêm, khi trời sáng là lúc họ trở về với cuộc sống thường ngày của mình. Ngày cuối cùng của cuộc đời họ lại tìm đến với nhau, ôm chặt nhau cùng đi vào cõi vĩnh hằng. Ngày họ ra đi vào đúng ngày 27/3 cũng là ngày họ quyết định chia tay nhau. Sau đó dân làng biết chuyện, cảm phục tình cảm của đôi trai gái họ dựng miếu ông, miếu bà, và mở phiên chợ hàng năm vào ngày 27/3 trên đỉnh núi Khâu Vai.
Ngày nay, chợ tình Khâu Vai là phiên chợ nổi tiếng bởi những cái độc đáo và lạ của nó. Từ chiều ngày 26/3 những người dân trong trang phục mình rộn ràng xuống chợ. Từ khắp các nẻo đường, trên các rẻo cao tiếng cười nói vang lên mọi nơi làm cho nơi đây sôi động hẳn lên. Tất cả đều hướng về chợ tình, hướng về người mình đã yêu, đang yêu và sẽ yêu.
Video đang HOT
Chợ họp từ sáng đến tối, chủ yếu phục vụ nhu cầu của đồng bào dân tộc nơi đây. Và cũng là nơi những đôi nam nữ yêu nhau nhưng không đến được với nhau gặp gỡ để ôn lại tình cảm. Những người đến chợ tình có thể còn độc thân, đã có người yêu, cũng có thể đã có chồng. Cũng có thể cả hai vợ chồng cùng đến chợ, nhưng rồi lại tách ra để đi tìm người cũ của mình. Họ không ghen tuông, không cấm cản, đó cũng là một nét đẹp đặc trưng của chợ tình Khâu Vai. Ngày nay, các cô gái được tự do tìm hiểu và quyết định hôn nhân của mình mà không gặp phải sự phản đối của cha mẹ. Vì thế mà chợ tình Khâu Vai là nơi làm nên duyên của rất nhiều cặp vợ chồng.
Chợ tình như một nét đẹp văn hóa không thể tách rời của Hà Giang, góp phần quảng bá du lịch Hà Giang tới du khách mọi miền tổ quốc.
Chợ tình Khâu Vai
Top 5 lễ hội Hà Giang độc đáo bạn không thể bỏ lỡ
Hà Giang không chỉ thu hút bởi thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ mà còn được biết đến với nhiều lễ hội đặc sắc.
Lễ hội hoa tam giác mạch
Lễ hội này là dịp để Hà Giang quảng bá vẻ đẹp di sản, những nét văn hóa và tiềm năng du lịch. Thông thường, lễ hội hoa tam giác mạch diễn ra vào nửa cuối tháng 11 Dương lịch hàng năm. Mỗi năm, địa điểm tổ chức lại có thể thay đổi, có thể là ở sân vận động thị trấn Đồng Văn, Chợ tình Khâu Vai, ...
Đến với lễ hội hoa tam giác mạch ở Hà Giang, khách du lịch sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng, mãn nhãn với vẻ đẹp của loài hoa này trên những cánh đồng rộng lớn. Bên cạnh đó, bạn còn được trải nghiệm nhiều nhiều giải đấu, hội thi và nhiều hoạt động thú vị khác: thi làm bánh hoa tam giác mạch, đua thuyền chinh phục hẻm Tu Sản,... Các điểm dừng chân chụp ảnh với hoa được phân bố tại nhiều huyện ở Hà Giang như Đồng Văn, Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc.
Du lịch Hà Giang mùa hoa tam giác mạch
Lễ hội nhảy lửa
Lễ hội nhảy lửa (hay còn gọi là lễ hội cầu lửa) là lễ hội của đồng bào dân tộc Pà Thẻn ở Hà Giang, tổ chức vào ngày 16/10 Âm lịch hàng năm. Lúc này là thời gian mùa màng đã thu hoạch xong, bắt đầu vào thời điểm khắc nghiệt nhất của mùa đông. Theo quan niệm của người Pà Thẻn, lửa là vị thần tối cao nhất, tượng trưng cho sự bình an, may mắn. Mục đích diễn ra của lễ hội nhảy lửa chính là cầu cho một mùa màng bội thu, sức khỏe tràn đầy, xua đuổi hết những điều xui xẻo.
Lễ hội này thường được diễn ra theo từng họ. Lễ vật được sử dụng để dâng lên thần là một con gà trống, một bát gạo, rượu, tiền giấy, hương,... Sau khi cúng để gọi thần linh khoảng 5 -7 tiếng, sau đó từ 8 giờ tối sẽ bắt đầu làm lễ cúng thần linh. Các thanh niên ngồi đối diện thầy mo "nhập đồng" sẽ nhảy qua đống lửa hồng cháy rực 3 - 4 phút mà không bị bỏng hay đau đớn gì, như những nghệ nhân thực sự.
Lễ hội nhảy lửa
Lễ hội Cầu Trăng
Lễ hội Cầu Trăng là một lễ hội ở Hà Giang mang nét đẹp văn hóa của người dân tộc Tày, được tổ chức ngày 15 tháng 8 Âm lịch (Tết Trung thu). Đối với đồng bào dân tộc Tày ở thôn Bản Loan, xã Yên Định, huyện Bắc Mê, mẹ Trăng là người ban phước xuống hạ giới. Người ta tổ chức lễ hội này để đón mẹ Trăng và các nàng tiên xuống đón Tết trung thu, cầu cho những điều bình an, may mắn, mùa màng bội thu.
Phần lễ thường được tổ chức trước vào ngày 14 và đến ngày rằm sẽ là phần hội. Đến Hà Giang đúng dịp lễ hội này, du khách sẽ được thưởng thức nét ẩm thực truyền thống dân tộc Tày, nghe những làn điệu dân ca, tham gia các trò chơi dân gian vô cùng thú vị.
Lễ hội Cầu Trăng
Lễ hội Gầu Tào
Đây là lễ hội quan trọng, lớn nhất của đồng bào dân tộc H'Mông, được tổ chức từ ngày mùng 1 - 15 tháng Giêng. Mục đích tổ chức của phần lễ là cầu phúc hoặc cầu mệnh.
- Cầu phúc: Đối với những gia chủ không có con, thưa con hoặc sinh con một bề. Gia đình nhờ anh trai, chị dâu (người này phải có cả con trai, con gái) chặt cây mai cao to, ngọn dài và phải có lá để dựng nêu.
- Cầu mệnh: Gia chủ có người trong nhà ốm đau bệnh tật, yếu ớt, con chết,... Gia đình phải cử hai thanh niên trong họ chặt mai dựng nêu.
Có rất nhiều hoạt động, trò chơi diễn ra trong phần hội như đánh quay, thi bắn cung, nhảy ngựa, múa khèn, đánh yến,...
Lễ hội Gầu Tào của đồng bào dân tộc H'Mông ở Hà Giang
Lễ hội Cấp Sắc
Lễ Cấp Sắc (Lễ Lập tịnh) là một nghi lễ truyền thống chỉ dành cho nam giới của người Dao. Lễ hội Hà Giang lâu đời này thường được tổ chức vào cuối năm (tháng 11,12) hoặc tháng Giêng. Đây là mốc thời gian cực kỳ quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành của những người được cấp sắc. Họ sẽ bắt đầu được tham gia vào những công việc hệ trọng của làng, hỗ trợ cho các thầy cúng, khi chết mới được đoàn tụ cùng tổ tiên.
Lễ hội Cấp Sắc
Nghi lễ này còn mang tính giáo dục cao, hướng con người tới những mục tiêu sống tốt đẹp, không làm điều ác. Người Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Áo Dài lại có ngày tổ chức và quy định số người, độ tuổi người thụ lễ khác nhau. Gần đến ngày lễ, gia đình người thụ lễ sẽ mang lễ vật đi mời thầy cúng, còn người đó phải kiêng một số điều như hát hò, ngủ chung, cãi nhau,... Trong lễ cấp sắc có 6 thầy cúng thực hiện các nghi lễ, một số lễ vật được chuẩn bị: lợn, thóc gạo, rượu,...
Kinh nghiệm du lịch Hội An: Ăn chơi gì ở phố cổ? Nếu ai đã từng có kinh nghiệm du lịch Hội An thì đều phải công nhận rằng thành phố này thực sự đẹp. Nét đẹp của Hội An không cần phải nói quá nhiều vẫn khiến du khách ngẩn ngơ và mong ước được một lần quay trở lại. Vậy nên chơi gì ở Hội An là hấp dẫn dẫn, bài viết này...