Chợ tình đồng tính kỳ dị trong nghĩa trang
Sau mỗi đêm “họp chợ”, sáng ra, người dân quanh khu vực nghĩa trang Bình Hưng Hòa lại lắc đầu ngao ngán với những chiếc bao cao su đã qua sử dụng nằm vương vãi và những ống kim tiêm chỏng chơ trên các mộ phần.
Không phải tranh giành chỗ làm ăn như những khu vực trung tâm thành phố, một mình một cõi, dân đồng tính hằng đêm vẫn tụ hội về đây “buôn tình” rất nhộn nhịp. Và “bãi đáp” của những cuộc mua bán tình đồng giới này được thực hiện ngay bên cạnh những ngôi mộ của những người đã khuất.
Bán dâm ngay trên các mộ phần!
Lâu nay, tại các tuyến đường trên địa bàn nội thành Sài Gòn, vấn đề mại dâm đồng tính đứng hành nghề, bắt khách đã quá quen thuộc và hoàn toàn không có gì đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu về những câu chuyện bên lề nghĩa trang Bình Hưng Hòa, PV bỗng giật mình vì có thể đây là một “chợ tình” đồng tính đặc biệt Sài Gòn. Theo một số người dân địa phương, khoảng một năm trở lại đây, dân đồng tính kéo đến khu vực nghĩa trang “làm ăn” khá nhiều. Đêm đến, khi người ta vẫn tin rằng đó là thời khắc của những “cư dân cõi âm” thì tại nghĩa trang này, có những “ả to cao, lực lưỡng” cứ lượn lờ thoắt ẩn thoát hiện như những bóng ma trong vu vực mồ mả để đón khách “ăn đêm”.
Dân đồng tính tụ hội về nghĩa trang để “buôn tình”
Trong vai một khách làng chơi, chúng tôi cho xe máy chạy chầm chậm vào khu vực nghĩa trang. Đêm tối chập choạng, mùi hương cháy dở từ các nấm mồ cô quạnh quyện vào không gian. Trong không khí u ám ấy, thấp thoáng phía sau những ánh nến sáng đỏ hiu hắt phát ra từ phía sau không khí u ám ấy, thấy thấp thoáng phía sau những khu mộ là những bóng người quằn quại… như ma hiện hình. Tò mò nhìn kỹ, chúng tôi giật mình nhận ra những hành động “âu yếm” của những cặp đôi đồng tính. Đêm càng khuya, nghĩa trang của người chết càng chộn rộn hơn bởi không khí “buôn tình” diễn ra mỗi lúc một tấp nập của những người đồng tính. Tiếng xì xào mặc cả, tiếng côn trùng rả rích quyện cùng những tiếng rên đầy biểu cảm của những “lữ khách đêm khuya” từ các ngôi mộ vọng lại tạo nên một khung cảnh và không gian… độc nhất vô nhị.
Đang ngó nghiêng, bỗng một chiếc xe máy cũ mèm cập hông chúng tôi: “Anh ới! đi chơi với em đi, vui lắm”, một gã đàn ông mặc áo thun cổ hình trái tim bó sát người với giọng ồm ồm mời mọc. Cái sự ẻo lả từ dáng người đến giọng nói kèm theo mùi nước hoa rẻ tiền của gã khiến tôi rùng mình. Tôi cố trấn tĩnh để nhập vai dân chơi, giọng giả lả: “Chơi ở nghĩa trang có gì đặc biệt hơn nơi khác không em?”. “Có chứ! Mát mẻ, trở về với thiên nhiên lun nè anh”, “ả” liến thoắng trả lời rồi nhanh như chớp đưa tay sờ soạng… khắp người, nhưng tôi…. đành chịu trận, giữ thái độ lạnh lùng hỏi giá cả. Đưa hai ngón tay lên miệng ra hiệu giá hai “xị”, tôi vờ nhìn trước ngó sau rồi dò hỏi địa điểm, chàng “hai phai” chỉ tay về phía những nấm mồ, thỏ thẻ: “Ở đó nhen anh, có cái mả mới xây, nằm trên gạch men mát trời ông địa luôn”. Tự trấn an tinh thần, tôi theo “ả” vào trong. Giữa chốn linh thiêng, chẳng ngại ngần “chàng bóng” cởi phăng bộ quần áo trên người rồi chồm về phía tôi, giọng lả lướt: “Em ‘top’ hay là ‘bot’ đây anh?” (từ ngữ chỉ cách thức quan hệ của dân gay – PV). Tiếng chuông điện thoại cài sẵn vào tay em 300 nghìn, lấy số điện thoại rồi cáo từ hẹn dịp khác quay lại.
Những “ả” bán dâm ở đây không tập trung thành từng cụm mà chia nhỏ ra “đánh lẻ”, mỗi người đứng giữ một vị trí cố định, khi nào gặp khách sộp sẽ ra ám hiệu gọi nhau đến. Vì thế nên chúng tôi dễ dàng bắt chuyện cùng một “ả” khác. Không giống như gã “bóng lộn” lúc nãy, người này trông rất nam tính nhưng cũng cùng một chiêu giá cả và địa điểm hành sự giống nhau. Thấy chúng tôi không ưng ý và có ý định bỏ đi, bằng chất giọng buồn não nề, anh ta níu kéo: “Thôi anh cho em bao nhiêu cũng được, em mà không đóng được học phí là nhà trường đuổi học em, tội nghiệp lắm”. Vừa nói, hắn vừa móc điện thoại nháy máy cho một người bạn đồng nghiệp đang “làm việc” tại một nơi khác trong nghĩa trang đến diện kiến chúng tôi. Thấy tình hình không ổn nên chúng tôi đưa vội tiền rồi phóng xe máy đi.
Dân nghiện cũng giả đồng tính để bán dâm!
Video đang HOT
Khi chúng tôi hỏi thăm về “chợ tình” nơi nghĩa trang này, anh Nguyễn Văn Tài (33 tuổi) làm nghề xe ôm nở nụ cười bí ẩn rồi nói: “Các chú cẩn thận nghen, coi chừng chưa kịp sướng mà họa đã rướt hết vào thân rồi đấy. Mồ mả người ta mà nằm lên đấy, ô uế không thể tả”. Không chỉ dừng lại ở vấn đề tâm linh, anh Tài còn cho biết khu vực nghĩa trang ban đêm vốn dĩ rất mát an ninh, dân trộm cắp, nghiện hút rất hay làm liều. Đã từng có rất nhiều trường hợp, các quý ông vì ham của lạ tìm đến đây, khi “tâm sự” xong xuôi thì tiền trong ví không cánh mà bay. Nhiều người còn mất cả xe máy và bị đe dọa tính mạng nhưng đành cắn răng im lặng không dám tố cáo với chính quyền vì sợ mất mặt.
Mặc dù những người có vấn đề về giới tính tập trung nơi đây để mua bán khá đông nhưng theo tiết lộ của cánh xe ôm thì đa phần người đồng tính đều là giả. Ngoài một số người có vấn đề về giới tính thật hầu hết đều là cánh mày râu “đầu trộm đuôi cướp”, muốn chọn nơi đây để kiếm ăn. Khi chèo kéo giá cả, thường đưa ra “thủ đoạn” gắn mác là sinh viên nghèo nhưng thực ra những người này đều nghiện hút, bài bạc. Ban ngày, chúng ăn ngủ trên các ngôi mộ, đêm đến thì tỏa ra các nẻo đường trong nghĩa trang để hành sự.
Dân gay chờ khách trong nghĩa trang
Chính quyền lúng túng xử lý mại dâm nam Theo anh Thái Thành Thơ, cán bộ Ban Hoạt động xã hội, UBND phường Bình Hưng Hòa (Q. Bình Tân, TP. HCM), khu vực nghĩa trang Bình Hưng Hòa có diện tích rất rộng, không có đèn điện chiếu sáng, hàng rào bao bọc sơ sài nên đây được xem là điểm tệ nạn của mại dâm, nghiện hút. Trong khoảng một năm trở lại đây, chính quyền phường Bình Tân thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra, triển khai đi tuần vào ban đêm nên đã bắt giữ nhiều đối tượng đưa đi cải tạo. Số lượng mại dâm nữ, mại dâm nam thì khó nắm bắt hơn vì không dễ để phát hiện và chưa có chế tài xử phạt hợp lý.
Lợi dụng nhu cầu của khách hàng đang thiếu hụt tình cảm, cần tìm bạn để “giải tỏa” quay về giới tính thật của mình, những gã ma cô này giả giọng ẻo lả chèo kéo khách. Khách hàng đến đây để mua vui cũng thượng vàng hạ cánh cám. Chúng tôi tò mò hỏi tại sao giới gay lại thích chọn chỗ rùng mình, u ám như vậy để mua bán tình dục thì một người làm nghề xe ôm lí giải: “Tui nghe mấy ông bạn nói, những người đó cho rằng ở khu vực mồ mả như vậy mà mình “xả xui” thì rất tốt, bao nhiêu cái vận đen đều đổ hết ở bãi tha ma, mình hông phải rước về nữa. Tôi nghĩ đó là cách nghĩ của một số người có nhận thức không đúng đắn”?!.
Góp thêm vào câu chuyện, chị Duyên (32 tuổi) kể: “Các chú hổng biết chứ mỗi khi tui vào nghĩa trang nhặt ve chai là phải cẩn thận, không là dẫm phải kim tiêm liền. Còn bao cao su thì vứt lung tung khắp trên các phần mộ, trông rất phản cảm”. Chị còn cho biết, ngoài căn bệnh thế kỷ thì những người vào đây mua bán dâm còn gặp phải nhiều trường hợp rất oái ăm. Có một lần nọ, giữa đêm khuya, người dân xung quanh nghe tiếng hô hoán, nghĩ là cướp giật nhưng khi vỡ lẽ đầu đuôi mới hay đó là một cậu thanh niên mới lớn, khi đang “tỉ tê” cùng người bạn ái nam ái nữ của mình thì bỗng dưng lăn đùng ra trúng gió giữa bốn bề mộ phần lạnh lẽo. Rất may được sự giúp đỡ của người dân nên cậu ta mới qua khỏi được cơn nguy kịch.
“Nhiều gia đình tan nát cũng vì những người này. Tui mong sao chính quyền nhanh chóng xóa hết mấy tệ nạn này đi để nghĩa trang yên bình trở lại. Các chú nghĩ xem, người trụ cột trong gia đình mà vướng vào mấy người này thì có phải cả gia đình chẳng còn gì nữa không. Hơn nữa, nghĩa trang là nơi chôn cất người quá cố, tự dưng họ đến đó làm mấy chuyện bậy bạ, sao mà xô bồ quá” – chị Duyên bức xúc kiến nghị.
Chỉ vì không sử dụng biện pháp “an toàn” khi “tâm sự”, những cái chết thương tâm vì căn bệnh thế kỷ lây lan từ mua bán dâm ở chợ tình nơi nghĩa trang này đã xảy ra. “Ở xóm trọ chỗ tui, người ta chết vì si-đa nhiều lắm. Không nói ra nhưng ai chẳng biết do mấy chú ấy tối nào đi làm về cũng ghé qua “đào bới” với cái bọn này”, ông Vũ Văn Bá (50 tuổi) – một cư dân ở gần khu vực nghĩa trang Bình Hưng Hòa cho biết.
Theo Dương Vương – Quang Phán
Ly kỳ dịch vụ "câu cá âm phủ" ở nghĩa trang
Trời về chiều, lác đác những "cần thủ" đã xuất hiện bên hồ câu nằm ngay sát nghĩa trang Bình Hưng Hòa. Họ nhanh chóng chuẩn bị đồ nghề để bắt đầu buổi câu cá "thư giãn" khi xung quanh là hàng nghìn ngôi mộ và một bãi rác lớn đang bốc mùi hôi thối. Đêm xuống, trong không gian u tịch của "cõi âm", giữa những ngôi mộ lổn nhổn, vẫn xuất hiện cần thủ buông cần ngồi câu cá như những bóng ma!
Thú câu cá lạ lùng nơi nghĩa địa
Người Sài Gòn mê câu cá vì nó gắn với mảnh đất sông nước, nhiều kênh rạch này. Lựa thủy triều, những con cá lớn cứ thế ào ào bơi vào mấy con kênh trung tâm thành phố, cũng vì thế mà thú câu cá tự nhiên của người Sài Gòn ngày càng rầm rộ. Nhưng không như nhiều người chọn cầu Sài Gòn, cầu Thủ Thiêm hay xuôi về đến bến Bạch Đằng để bắt cần, thả dây... nhiều người lại chọn địa điểm có phần kì quặc là nghĩa trang Bình Hưng Hòa để làm nơi túc trực hôm khuya.
Kinh doanh sôi động nơi "đất chết" Được mệnh danh là nghĩa trang lớn nhất Sài Thành, ngày ngày "cõi âm" Bình Hưng Hòa vẫn khó nhọc chứng kiến cảnh chen chúc mưu sinh của người trần. Vô số các con đường lớn nhỏ xuyên qua nghĩa trang, bởi Bình Hưng Hòa đã trở thành một khu dân cư đông đúc, với 300.000 người sinh sống quanh đó. Giữa lổn nhổn những mộ, người nằm, kẻ ngủ, số khách bán gà, chó, mũ bảo hiểm, kính mát đủ cả trong khi những đứa trẻ vô tư chơi đùa bên mộ. Họ vẫn lầm lũi kiếm từng đồng bạc lẻ nơi "đất chết".
Mỗi ngày, có đến cả trăm lượt người tụ họp quanh chiếc ao nhỏ này, người câu, người chờ, người lặng lẽ hóng mát... khi xung quanh là hàng ngàn ngôi mộ.
Nhiều cần thủ mê cảm giác... rợn người thường gọi ao câu nằm ngay trong địa phận nghĩa trang Bình Hưng Hòa (Q. Tân Bình, TP. HCM) là "ao âm phủ". Mỗi ngày, từ 2h chiều đến 9h tối, nhiều người lại rủ nhau đến đây câu. Dân quanh vùng và giới cần thủ thường gọi nơi đây với cái tên nghe có phần kì bí, đủ khiến người yếu tim lạnh sống lưng: "câu cá cõi âm". Với diện tích khoảng 300m2, mặt tiền nằm trên đường Bình Long, ao câu này vốn là một vũng trũng dùng để trữ nước sau mưa cho cả vùng nghĩa trang rộng lớn.
Trước đây, nghĩa trang Bình Hưng Hòa có đến hai cái hồ lớn. Một cái nằm chính giữa ngay trung tâm nghĩa trang đã bị rút hết nước, cỏ mọc um tùm, còn cái hồ này thì chỉ bị rút bớt nước. Cứ mùa mưa đến, mưa lớn, nước từ nghĩa trang lại róc rách chảy về lênh láng. Chớp thời cơ, những chủ cần bắt đầu dựng lều, che dù, mắc võng đón cần thủ từ khắp nơi đến tìm thú vui thư giãn. Giá 30.000 đồng một giờ câu, cứ thế mà dần dần thu tiền của thiên hạ. Ông Tư (60 tuổi, chủ kinh doanh), một trong những người đã có sáng kiến mở ra dịch vụ "câu cá cõi âm" từ vài năm nay. Ông bảo, sống ở gần đây, thấy mỗi khi mưa xuống, hồ được "hứng" nước từ trên các ngôi mộ đổ về. Thấy hồ bỏ trống, nên ông đã nghĩ ra cách mua cá về thả rồi mở dịch vụ thuê cần và câu cá. Để phục vụ các cần thủ, ngoài ông Tư ra thì có vài hàng quán cũng mọc lên, bán những thứ đồ uống đơn giản như: cà phê, nước ngọt...
Câu cá "thư giãn" tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa
Hầu hết những người đến đây câu cá vì tò mò hoặc tìm cảm giác lạ, muốn đến câu thử một lần cho biết. Họ có thể là những người sống quanh đó, hoặc cũng có khi vượt cả chục cây số chỉ đến đây thả câu, ngắm cần. Hồ rộng nên vị trí câu cũng thoải mái, một số lựa chỗ sạch sẽ, thoáng mát tránh xa khu mồ mả, số khác thì chọn nơi rác rưởi, dơ bẩn vì họ nghĩ những nơi đó cá hay tập trung tìm mồi.
Cứ thế, giữa hàng nghìn ngôi mộ lớn nhỏ, bên cạnh là đống rác lớn bốc mùi, đôi khi một làn gió nhẹ thổi ngược cũng khiến cả không gian hôi thối khó thở. Thế nhưng, các cần thủ vẫn bình thản chờ cá đớp mồi. Xung quanh hồ, còn có rất nhiều người đứng xem, chỉ có một điều lạ là dường như những người này chỉ đi một mình, không ai quen ai. Mỗi người mỗi nét mặt, mỗi suy nghĩ trầm ngâm nhìn xuống mặt nước phẳng lặng. Đêm xuống, trong không gian u tịch của "cõi âm", giữa những ngôi mộ lổn nhổn, vài bóng người vẫn vật vờ bên cần câu. Như thể đang chờ đợi một điều gì đó mơ hồ từ thế giới xa xăm.
Đi câu nhưng không dám lấy cá
Lân la hỏi chuyện vài cần thủ để hiểu rõ thực hư nguyên do họ chọn nơi nghĩa địa u linh này làm nơi thả cần, anh Lê Hữu Đạt, một vị khách thường xuyên của dịch vụ "câu cá cõi âm" cho hay: "Thì quanh vùng đâu có con sông nào sạch sẽ để câu đâu, không ra nghĩa địa thì đi đâu bây giờ", vừa nói anh vừa quăng câu ra mãi phía giữa hồ. Anh bảo: "Cần thủ ở đây hầu hết là dân không chuyên, chỉ dùng lưỡi câu đơn chứ không cầu kì. Nhiều nơi khác, họ dùng lưỡi chùm, lưỡi dĩa, lưỡi lục... chẳng khác gì chích điện là mấy. Hồi đầu, thấy tôi bảo đi câu ngoài nghĩa địa, nhiều bạn trẻ còn đùa "có khi nào thấy cá bay bay chứ không phải bơi bơi không?" Nghĩ cũng hơi ghê. Nói thế chứ nhiều người sợ không dám thả cần chứ không nói đến chuyện ngồi câu".
Có lẽ, vì hồ nằm ngay cạnh nơi "cõi âm" vốn nổi tiếng với nhiều câu chuyện siêu linh, kì bí, cho nên nhiều người cũng coi đó là lí do để đến đây tìm cảm giác lạ hoặc để... thư giãn, giảm căng thẳng. "Có nhiều người vì buồn chán chuyện gì đó cũng đến đây câu cá giải sầu, có đêm còn không chịu về mà đi thẳng vào nghĩa trang ngủ một giấc cho đến sáng. Còn việc mấy người câu cá cứ thẫn thờ ôm cần cả buồi chiều mà chẳng giật câu lần nào thì nhiều lắm. Có bận, một anh uống vài lon bia rồi bắt đầu ngà ngà say, bước đi lảo đảo chới với như có ai muốn đẩy họ xuống nước. May mà có mấy anh câu cùng tóm lại", chị Hương, bán nước giải khát quanh bờ hồ, cho hay.
Hàng quán cũng mọc lên bán những thứ đồ uống đơn giản như: cà phê, nước ngọt...
Nhiều trẻ bị chết đuối dưới ao Theo những người dân sống quanh đó, đã có rất nhiều vụ trẻ em bị trượt chân mà chết đuối thương tâm dưới ao này. Ao Bình Hưng Hòa vốn rộng, lại khá sâu, nhiều khoảng bờ là đất thịt trơn trượt nhưng tuyệt nhiên không hề có hàng rào bảo vệ. Duy chỉ có một tấm biển nhỏ xíu cỡ bằng gang tay cảnh báo cấm trẻ em xuống hồ.
Nếu như ở các con sông, nhiều người đi câu để kiếm cơm mong có vài con cá để ăn, để bán. Nhưng với "câu cá cõi âm" thì chỉ để cho vui, cho thư giãn chứ tuyệt nhiên không ai dám mang về chứ đừng nói đến chuyện ăn. Anh Đạt cho biết thêm, câu cho vui thôi chứ không ăn, cũng chẳng mang về hay đem cho hàng xóm mình cũng ngại. Cho rồi, người ta ăn xong vui miệng hỏi cá câu ở đâu, mình bảo câu trong "nghĩa trang" chắc họ hận mình luôn quá. Thường thì cá câu được, anh và một số cần thủ mang qua bán cho chủ câu với giá khoảng 20.000đ/kg rồi họ làm gì thì làm. Đang nói, bỗng nhiên cần động, nhanh như chớp, anh Đạt giật xóc con cá đang ngáp ngáp dưới lòng hồ rồi kéo lên. Con cá nhỏ nhảy tưng hửng trên nền đất vì trót tham miếng mồi giả, sau một hồi giật lưỡi thì chết hẳn. Anh quay sang nói tiếp chuyện: "Nói thế chứ, cá sống trong nước mồ, nước mả, có cho tiền cũng không dám ăn". Ra là thế, người ta tìm đến Bình Hưng Hòa câu vì chẳng còn chỗ nào để câu nữa. Nhưng đi câu mà chẳng lấy cá, ấy vậy mà ngày ngày, xung quanh hồ lúc nào cũng có khoảng chục cần thủ trực chiến. Người vào, kẻ ra hiếm khi vắng khách.
Anh Đạt kể tiếp: Hồ câu ở nghĩa trang Bình Hưng Hòa cũng lạ như chính vị trí và dịch vụ câu cá ở đó. Mùa mưa thì nước lên rất cao, mùa khô thì không một giọt nước. Cá ở hồ câu hầu hết không phải là tự nhiên mà do các chủ câu tự thả xuống, lâu ngày tự sinh sôi rồi số lượng nhiều dần. Chủ yếu là loại cá tra, cá chim hay cá trê. Nhất là giống cá trê, lì lợm, lặng lẽ thường sống mãi dưới tầng đáy. Ai may mắn lắm mới câu được trê, con lớn cũng đến 1 ký. Nói mới nhớ năm 2011 rộ lên thông tin cá trê khổng lồ thích sống trong mộ người chết. Thậm chí còn có gia đình để mộ chôn lâu năm, khi bốc mộ phát hiện khoảng chục con cá trê sống chui rúc trong đó, con nào con đấy to bằng cả bắp tay, nặng 1,5 - 2kg. Nghĩ đến đó thôi cũng khiến tôi sởn gai ốc. Anh Bảy, một cần thủ đến từ Q. Tân Phú cho biết: "Cuối tuần rảnh rỗi, thỉnh thoảng tôi cũng sang đây câu. Đi một mình thôi chứ chẳng mang đâu có rủ được vợ đi cùng vì bả sợ, sợ ma sợ người sợ đủ thứ. Chứ riêng tôi thấy bình thường". Thấy vậy, anh Phong, một "cần thủ" ngồi cạnh cũng tần ngần nói thêm: "Ở chỗ này, mỗi người mỗi nghề, nhưng đến đây thì đều như nhau hết".
Khu nhà chứa xác vô thừa nhận nằm cô quạnh mãi phía trong cùng của lò thiêu Bình Hưng Hòa. Tại đây, có những tình huống đau xót đến đắng lòng, lại có những chuyện hãi hùng khiến người nghe lạnh gáy. Đón đọc kỳ 4: Chuyện hãi hùng ở nhà giữ thi thể vô thừa nhận
Theo An Nhàn - Phi Yến
Những vụ tự tử bí ẩn ở nơi đáng sợ nhất Sài Gòn Cứ khoảng 6h tối, không ai bảo ai, các ngôi nhà sống cạnh khu vực nghĩa trang Bình Hưng Hòa lại đóng cửa kín mít, tuyệt nhiên không ai dám mon men ra con đường mòn xuyên qua nghĩa trang. Điều khiến họ sợ là những tay ma cô, hút chích thường lựa giờ đó mà "hành sự". Kinh hãi hơn, nếu ra...