Chợ tiền tỷ chỉ có 2 hộ kinh doanh
Chợ kinh doanh giết mổ gia cầm tập trung đóng trên địa bàn phường Văn Yên ( TP Hà Tĩnh) đến nay đã hơn 4 năm đưa vào hoạt động nhưng cả chợ chỉ lèo tèo 2 hộ kinh doanh.
Năm 2006, UBND TP Hà Tĩnh đã đầu tư xây dựng Dự án Chợ Kinh doanh giết mổ gia cầm tập trung với mục đích quản lý và cung ứng sản phẩm gia cầm có chất lượng cho thành phố. Đến năm 2009, khu chợ này đã đưa vào hoạt động. Nhưng đã hơn 4 năm cả khu chợ vẫn chỉ có 2 hộ kinh doanh. Điều này không những không đạt được mục tiêu đề ra mà còn gây lãng phí lớn cùng với bao chuyện bi hài…
Chợ giết mổ gia cầm tập trung thành phố Hà Tĩnh không một bóng người
Ngay từ đường 26/3 đã có tấm biển chỉ dẫn khá to, nhưng phải đi mất gần 2km mới tới được khu chợ, càng đi vào càng vắng người và rất ít hộ dân. Khu chợ khá khang trang, sạch sẽ, hệ thống sân bãi rộng, nguồn điện, nước đầy đủ. Chợ có khu kiểm dịch, có phòng làm việc của Ban quản lý chợ và 6 dãy nhà cấp 4 được chia thành các ngăn theo thiết kế là để dành cho các hộ vào kinh doanh.
Video đang HOT
Được biết, chợ có tổng mức đầu tư gần 5 tỷ đồng, trên diện tích rộng 5.000m2, được trang bị nhiều máy móc hiện đại với công suất giết mổ hơn 10.000 con gia cầm mỗi ngày, thiết kế dành cho khoảng 40 hộ kinh doanh.
Ông Đậu Hồng Sáu, một trong hai hộ kinh doanh tại khu chợ, ngán ngẩm cho biết: “Dù chỉ còn hai hộ kinh doanh nhưng cũng rất ít khách, mỗi ngày ở đây chỉ giết mổ được vài trăm con gà. Chợ gần như bỏ hoang. Trước đây, đã có gần 20 hộ vào thuê ki ốt để kinh doanh giết mổ nhưng vì không có khách mà hàng tháng vẫn phải đóng tiền thuê ốt nên họ đã xin rút khỏi chợ”.
Anh Trương Huy Hải, nhân viên BQL chợ giết mổ gia cầm, cho biết: “Mỗi ngày, khu chợ giết mổ và cung ứng cho thành phố khoảng 600 con gà, chủ yếu là các tiểu thương ở các chợ khác xuống mua một lượng nhỏ để lấy dấu kiểm dịch trà trộn vào gia cầm giết lậu nhằm lừa người dân và qua mắt các cơ quan chức năng”.
Tại nhiều tuyến đường ở thành phố Hà Tĩnh đang tồn tại rất nhiều chợ cóc, chợ trên vỉa hè buôn bán gia cầm tự do
Trái với cảnh buồn tẻ ở đây, các chợ cóc, dọc các vỉa hè ở các tuyến đường Nguyễn Biểu, 26/3, Xuân Diệu luôn tấp nập… Ngay đoạn giao nhau giữa đường Nguyễn Biểu và đường 26/3, nằm cạnh lối vào chợ giết mổ gia cầm, ở đâu cũng thấy hàng chục chiếc xe máy chở gà đang nhộn nhịp người mua kẻ bán.
Khi được chúng tôi hỏi tại sao có khu chợ giết mổ gia cầm và còn có dấu kiểm dịch của bên thú y nhưng vẫn đi mua gia cầm không rõ nguồn gốc xuất xứ ở các chợ cóc, vỉa hè thì được hầu hết bà con cho biết, ngoài nguyên nhân do thói quen mua bán từ lâu rồi thì cơ bản là do chợ giết mổ của thành phố đã ở xa lại trái đường.
Chị Nguyễn Thị Hương, một khách mua bày tỏ: “Ở mô thuận tiện thì bầy tui mua thôi. Biết là mua gà vịt ở chợ giết mổ tuy có phần yên tâm hơn vì thấy có dấu kiểm dịch nhưng mà… xa quá. Các chú tính, đi mua con gà mà phải đánh đường cả mấy cây số thì quá bất tiện, lôi thôi lắm”.
Trao đổi với Dân trí về vấn đề này, ông Trần Bình Dị – Phó Trưởng BQL chợ Hà Tĩnh – cho biết: “Nguyên nhân khiến chợ giết mổ gia cầm của thành phố vắng khách là do trái đường, xa khu dân cư. Khi thiết kế xây dựng khu chợ thì phải đảm bảo yêu cầu xa khu dân cư để đảm bảo vệ sinh môi trường nhưng khi đi vào hoạt động thì đó chính là lý do khiến chợ không có khách.”
Cũng theo ông Dị, việc tồn tại các chợ cóc, các chợ bên vỉa hè cũng là một trong những nguyên nhân khiến chợ giết mổ gia cầm thành phố không thu hút được khách.
Ông Trần Bình Dị, Phó Trưởng BQL chợ Hà Tĩnh.
Nhưng khi chúng tôi đề cập đến BQL chợ đã có biện pháp gì để khắc phục những bất cập này nhằm thu hút khách hàng, ông Dị chỉ cho biết: “Hiện nay, BQL ở chợ giết mổ gia cầm thành phố có 6 người và hàng tháng phải trả một khoản tiền lương không hề nhỏ trong khi chợ thì chỉ còn 2 hộ kinh doanh. Chúng tôi cũng đã nghĩ đến phương án giảm bớt số nhân viên ở BQL chợ giết mổ gia cầm thành phố nhưng vấn đề này cũng hết sức khó khăn.”
Thiết nghĩ, nếu tình trạng này không được các cơ quan chức năng thành phố Hà Tĩnh vào cuộc để sớm có giải pháp thích hợp thì không bao lâu nữa khu chợ này có nguy cơ bị bỏ hoang. Điều này không những ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung ứng thực phẩm sạch mà còn gây lãng phí và thất thoát lớn cho ngân sách Nhà nước.
Theo Dantri
Hai ngày phát hiện 32 vụ kinh doanh thực phẩm bẩn
Trạm thú y H.Bình Chánh (TP.HCM) cho biết trong hai ngày 22 và 23.11, đoàn kiểm tra liên ngành thú y của huyện đã kiểm tra tại các xã Vĩnh Lộc A, B, Lê Minh Xuân, Tân Kiên, Phong Phú, Bình Hưng (H.Bình Chánh), phát hiện, xử lý 32 vụ kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm trôi nổi.
Tang vật vi phạm gồm 363 con gia cầm, 100 kg thịt gia cầm, khoảng 1.155 trứng gia cầm. Trong đó, buộc chủ hàng kiểm dịch lại lô hàng khoảng 630 trứng gia cầm để xử lý. Tang vật còn lại không rõ nguồn gốc, không giấy chứng nhận kiểm dịch bị tiêu hủy theo quy định (ảnh).
Theo TNO
Lò mổ "siêu bẩn" mọc ngay... ủy ban xã Gần chục lò mổ gia cầm di động siêu bẩn với đầy đủ vật dụng để "hóa kiếp" gà, vịt từ A đến Z cho khách ngang nhiên mọc lên tại khu vực giáp ranh thuộc hai xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh, TPHCM). Tại sao có sự lộng hành trắng trợn này? Giới giết mổ gia cầm...